Ngôi nhà cổ ở Thanh Hóa lọt top 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam

Hiện nay, ông Phạm Ngọc Tùng là cháu đời thứ 7 của dòng họ Phạm đang ở trong ngôi nhà này. Theo ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà, cụ tổ làm quan hàng bát phẩm dưới triều Nguyễn, đã mời những thợ mộc giỏi của tỉnh Nam Hà (nay là tỉnh Hà Nam) và thợ mộc làng Đạt Tài (xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa) về thi công. Ngôi nhà được khởi công từ cuối năm 1810.

Nhà có 7 gian bằng gỗ, rộng 7 m, dài 20 m, nằm hướng Nam chếch Đông. 3 gian giữa dùng để thờ tổ tiên và tiếp khách. Hai bên hai buồng, mỗi buồng 2 gian được xây dựng theo lối lộn thềm, cửa bức bàn, vật liệu gồm nhiều loại gỗ quý, chủ lực là sến, táu, lát. Kiến trúc ngôi nhà theo kiểu chồng rường kẻ chuyền và chồng rường kẻ bảy, các chi tiết được liên kết chặt chẽ theo mộng, mẹo, khi gặp sự cố có thể dễ dàng bỏ phần khung để phục dựng, duy tu. Ngôi nhà có chín mắt cửa. Trên mỗi mắt cửa đều có hoa văn và bố trí không đều nhau. Theo chủ nhân ngôi nhà, các mắt cửa được tính toán chính xác để đón khí cho ngôi nhà.

Ngôi nhà cổ đã và đang được gia đình ông Phạm Ngọc Tùng giữ gìn nguyên vẹn Ngôi nhà cổ đã và đang được gia đình ông Phạm Ngọc Tùng giữ gìn nguyên vẹn Nhà rộng 9,8m, dài 21,5m, cao 5m gồm 7 gian: 3 gian chính và 4 gian phụ, 3 gian giữa là khu thờ và sinh hoạt chungNhà rộng 9,8m, dài 21,5m, cao 5m gồm 7 gian: 3 gian chính và 4 gian phụ, 3 gian giữa là khu thờ và sinh hoạt chungSau khi trùng tu, ngôi nhà này cũng được UNESCO phong tặng danh hiệu là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam, và được xếp hạng là di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003Sau khi trùng tu, ngôi nhà này cũng được UNESCO phong tặng danh hiệu là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam, và được xếp hạng là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003Những câu đối cổ từ thời Nguyễn vẫn được lưu giữNhững câu đối cổ từ thời Nguyễn vẫn được lưu giữPhần kết cấu gỗ được điêu khắc tinh xảo với nhiều mô típ cổ điển quen thuộc như long – ly – quy - phượng, tùng – cúc – trúc – mai…Phần kết cấu gỗ được điêu khắc tinh xảo với nhiều mô típ cổ điển quen thuộc như long – ly – quy – phượng, tùng – cúc – trúc – mai…