Ngược dòng tìm hiểu sự thay đổi trong ẩm thực 3 miền Bắc – Trung – Nam

Sự phong phú và đa dạng với những điểm chung và riêng giữa ẩm thực Việt Nam 3 miền đã giúp tạo nên một nét đặc trưng riêng trong văn hóa ẩm thực nước ta như hiện nay. Có thể nói, nền ẩm thực ba miền đã chịu tác động rất mạnh mẽ từ nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là lịch sử, tự nhiên và con người. Chính vì vậy mà văn hóa ẩm thực Việt ngày càng trở nên độc đáo theo một cách rất riêng.

Theo dòng lịch sử thì ẩm thực Việt Nam 3 miền đã được hình thành theo những phương thức rất riêng dựa trên những nền tảng vốn có. Hãy cùng tìm hiểu về sự thay đổi trong văn hóa ẩm thực Việt Nam từ xưa đến nay ngay nhé!

Ẩm thực Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, việc ăn uống được xem là cả một nghệ thuật. Nó không chỉ nhằm đáp ứng được tất cả các yêu cầu cơ bản về dinh dưỡng của con người. Mà nó còn có một mối quan hệ rất mật thiết đến lối sống, truyền thống của dân tộc, được thể hiện một cách rất rõ qua những bữa ăn. Vì thế việc ăn uống còn minh chứng cho một lịch sử và sự hình thành, phát triển của nền văn hoá của dân tộc Việt Nam. Các món ăn qua từng giai đoạn thể hiện được cuộc sống, con người của vùng đất – nơi đã sản sinh ra mỗi món ăn.

Ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Vừa giữ những nét truyền thống lâu đời vừa kế thừa những tinh hoa của thế giới. Vậy ẩm thực Việt Nam trong quá trình phát triển từ xưa đến nay có những thay đổi như thế nào?

Cũng chính nhờ vào sự giao thoa văn hóa và sự phát triển của xã hội hiện đại. Mà ẩm thực Việt Nam mỗi ngày đều trở nên đặc sắc hơn. Nếu có thời gian nghiên cứu và nhìn lại, bạn sẽ nhận ra rằng, có những biến chuyển rõ rệt trong văn hóa ẩm thực Việt. Và có sự phân chia khẩu vị vùng miền trong từng món ăn.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam thời xưa

Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em và chia làm 3 miền Bắc – Trung – Nam. Ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc trưng mang hương vị khác nhau. Khi xưa, người Việt có thói quen ăn nhạt. Không đậm đà như ẩm thực phương Tây, nhất là người miền Trung. Hơn nữa, người Việt Nam với mỗi món ăn từ xưa đều có sự kết hợp giữa nhiều vị. Có rất nhiều món có đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt…

Hơn nữa, ẩm thực Việt Nam luôn có tính cộng đồng. Từ những bữa ăn gia đình cả xưa và nay đều chỉ dùng riêng chén cơm. Còn lại, các món ăn, nước chấm đều được dùng chung và trình bày chung 1 đĩa. Một trong những đặc điểm mà ẩm thực Việt Nam khiến các du khách yêu thích chính là sự hiếu khách. Khi du khách được mời và thưởng thức mâm cơm cùng với gia đình người Việt. Đây chính là những nét đặc trưng từ xa xưa vẫn được gìn giữ đến nay. Chưa từng phai nhòa mà ngược lại càng gây được ấn tượng sâu sắc với bạn bè quốc tế.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam thời xưa

Văn hóa ẩm thực Việt Nam thời nay

Xã hội phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế, chính vì vậy mà văn hóa ẩm thực từ các nước ngày càng có nhiều cơ hội du nhập vào Việt Nam. Đồng thời, nền ẩm thực Việt Nam cũng được bạn bè bốn phương biết đến nhiều hơn. Do đó, người Việt Nam cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn trong từng món ăn.

Mọi người đều hiểu, ẩm thực không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn là văn hóa, là bản sắc riêng của dân tộc.Sự tương đồng, kết hợp của ẩm thực xưa và nay đã tạo nên những đặc trưng nổi bật chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam thời nay

Ngày nay, cùng với sự du nhập của các nền văn hóa đến từ phương Tây. Và các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Nền ẩm thực Việt Nam vẫn giữ được những tinh hoa vốn có nhưng thêm vào đó là sự sáng tạo. Biến tấu thành những hương vị mới mẻ, hấp dẫn. Và chú trọng vào cách trình bày món ăn bắt mắt. Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam thời nay; người ta thường chú ý đến sự phân chia thành ẩm thực 3 miền như sau:

Văn hóa ẩm thực miền Bắc

Người miền Bắc thường chế biến món ăn có vị vừa ăn, không quá đậm không quá cay hay ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực miền Bắc lại khá sặc sỡ. Và đại diện cho nền ẩm thực này chính là thủ đô Hà Nội. Nơi lưu giữ những tinh hoa ẩm thực nơi đây. Hai món ăn có bề dày lịch sử và được lọt vào top những món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến Việt Nam chính là phở và bún chả.

Văn hóa ẩm thực miền Trung

Về miền Trung, tính đặc sắc của Ẩm thực thể hiện qua hương vị riêng biệt; nhiều món ăn đậm đà và cay nồng hơn so với miền Bắc hay miền Nam. Màu sắc cũng được pha trộn khá phong phú, rực rỡ, thiên về đỏ và nâu sậm. Các tỉnh miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc cùng bánh kẹo. Mặt khác, Ẩm thực cung đình Huế được xem là đại diện tiêu biểu ở miền Trung với phong cách đặc biệt. Món ăn không chỉ có vị rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng đa dạng cùng sự cầu kỳ trong cách bày trí.

Với các món ăn của người miền Trung. Sẽ dễ dàng nhận ra rằng tất cả đều có vị thanh nhẹ và cay. Nếu Hà Nội có bún chả, phở thì ở miền Trung có món mì Quảng, bún bò Huế, bánh đập, bánh bột lọc… Luôn nhận được những lời khen ngợi từ khách nội địa và quốc tế.

Văn hóa ẩm thực miền Nam

Khác biệt với 2 nền ẩm thực trên. Các món ăn miền Nam thường có vị khá đậm đà và có vị ngọt hơn miền Bắc và miền Trung. Món ăn đặc trưng của miền Nam có thể kể đến cá lóc nướng trui. Lẩu cá bông điên điển, mắm ba khía của vùng Tây Nam Bộ. Món cơm tấm trứ danh hay những món ăn vặt đặc sắc như chè, bánh tráng trộn, ốc… của người Sài Gòn.

Hy vọng rằng, với những nét đặc trưng của ẩm thực Việt Nam xưa và nay mà taghusa.com đã chia sẻ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan khi khám phá đặc sản ẩm thực vùng miền. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo nhé!