Người Đức trong văn hóa giao tiếp thường ngày
Đức vốn nổi tiếng là nước có văn hóa ứng xử văn minh, lịch thiệp, rất chú trọng trong cách ứng xử của mình. Do vậy khi tiếp xúc với đời sống văn hóa ở đây, không chỉ người người châu Á mà cả người phương Tây sẽ cảm thấy một phần “bất ngờ“. Khi bạn chuẩn bị đến Đức để học tập và sinh sống thì hãy tìm hiểu tính cách của người Đức và một số quy tắc ứng xử cơ bản ở Đức để cư xử cho đúng mực, tránh bị “mất điểm” trong mắt người Đức nhé.
Văn hóa Chào hỏi
Khác với cách chào hỏi bắt tay của người người Châu Á thì người Đức có cách chào hỏi ôm – hôn. Trong cuộc sống thường ngày, nếu 2 người chưa biết nhau trước. Thì người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, nhẹ nhàng và nhìn thẳng vào nhau khi bắt tay.
Thứ nhất, gặp người quen chắc chắn phải mở lời chào hỏi, người đến sau phải chào người đến trước. Hoặc trong công việc, để thể hiện được sự tôn trọng đối phương thì việc chào hỏi cũng phải tuân theo vị trí, cấp bậc, người có cấp bậc thấp hơn thì sẽ phải chào hỏi những người có cấp bậc cao hơn. Sau chào hỏi sẽ là những cái bắt tay để kéo gần khoảng cách.
Nếu ở Việt Nam chỉ sử dụng danh thiếp trong công việc và khi gặp khách hàng, thì ở Đức, đưa danh thiếp để chào hỏi là một chuyện rất đỗi bình thường ngay cả trong những cuộc gặp gỡ thông thường. Do đó khi nhận được danh thiếp của người Đức, đừng vội cất đi mà nên nhìn qua một chút để đối phương không cảm thấy bị coi thường.
Ngoài ra cách xưng hô cũng là một cách để gấy ấn tượng với người dân ở đất nước này. Đặc biệt đối với những người có tước vị và học vị cao, bạn nên xưng hô kèm theo học vị hay tước vị của người đó để thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương.
Khi mới làm quen
Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.
Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 – 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.
Cách ứng xử trong bữa ăn
Thực chất những phép tắc trên bàn ăn của người Đức không khó lắm. Chỉ cần bạn biết và chú ý một số quy tắc đơn giản sau:
- Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bànKhi được mời ngồi, bạn nên ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp.
- Bạn cũng cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn, không được dùng bữa khi chủ bữa tiệc chưa có lời mời.
- Tuyệt đối không được đặt khuỷu tay lên bàn tiệc khi mọi người đang ăn uống.
Cách ứng xử qua điện thoại
Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
Đọc thêm:
============================================================
“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”
Youth For Understanding Vietnam (YFU Vietnam)
Hotline: 090 307 9523
yfu.org – yfuvietnam.org – traodoivanhoa.yfuvietnam.org