Người nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì có được bảo mật thông tin hay không?


Em bị nhiễm HIV và sắp khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, tuy nhiên em lại lo sợ về vấn đề bảo mật thông tin của mình. Cho em hỏi khi khám sức khỏe, nếu bị nhiễm HIV thì địa phương có gửi kết quả về cho gia đình hay không? – Câu hỏi của Dũng (TP.HCM).

Người nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì có được bảo mật thông tin hay không?

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định người nhiễm HIV sẽ được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.

Đồng thời tại Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 cũng nghiêm cấm hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ những trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020, cụ thể như sau:

Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm HlV

2. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho những người sau đây:

a) Người được xét nghiệm;

b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Người được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS; người được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS;

đ) Người đứng đầu, điều dưỡng viên trưởng của khoa, phòng, đơn vị khác của cơ sở y tế có người nhiễm HIV được điều trị; nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

e) Người đứng đầu, người phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác;

g) Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Hơn nữa tại khoản 3 Điều 25 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 cũng có quy định nhân viên xét nghiệm và cơ sở xét nghiệm HIV có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm và chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm cho mục đích giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và nghiên cứu khoa học.

Từ các quy định trên cho thấy người nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì sẽ vẫn được bảo mật thông tin.

Chỉ thông báo kết quả xét nghiệm về gia đình đối với vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm; cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người được xét nghiệm là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì có được bảo mật thông tin hay không?

Người nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì có được bảo mật thông tin hay không? (Hình từ Internet)

Người nhiễm HIV khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được xếp loại mấy?

Tại số thứ tự 173 Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP cũng có quy định như sau:

HIV

Hơn nữa tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:

Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Do đó, người nhiễm HIV khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị xếp sức khỏe loại 6. Và thuộc trường hợp không gọi nhập ngũ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP.

Người nhiễm HIV khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cần mang theo giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:

Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phải xuất trình

a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

b) Giấy chứng minh nhân dân;

c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.

3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.

4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, người nhiễm HIV khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cần mang theo:

– Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân)

– Giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh tật như giấy xác nhận tại cơ sở điều trị, Giấy kết quả khẳng định HIV…

Xổ số miền Bắc