Người trẻ tự hào là “sứ giả” quảng bá văn hóa Việt ra thế giới

Phong trào cổ phục hồi sinh mạnh mẽ trong dòng chảy đương đại:

Hà Nội, nơi chứa đựng giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, góp phần làm nên dấu ấn Thủ đô nghìn năm văn hiến. Nơi đây cũng hội tụ và lan tỏa những giá trị tinh thần khi các bạn trẻ đang góp phần “hồi sinh” cổ phục. Những hành động đó cũng là cách thức truyền đi thông điệp về vẻ đẹp của văn hóa truyền thống, chính là sợi dây gắn kết giữa các thế hệ.

Những người trẻ đã phát huy sự tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu cổ phục đến mọi người Những người trẻ đã phát huy sự tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu cổ phục đến mọi người.

Những chàng trai thích “lội ngược dòng”

Vài năm gần đây, việc hướng tới cổ phục không còn trên giấy tờ mà đã thực sự có đời sống mới, lan tỏa trong sinh hoạt của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Có không ít các nhóm chuyên nghiên cứu phục dựng cổ phục, bao gồm vẽ và may lại, đưa các sản phẩm đến gần với người dân. Vì vậy, phong trào cổ phục không còn mang tính nghiên cứu hàn lâm, hay dừng lại ở những sự kiện hội hè, văn hóa mà đã đi vào đời sống sinh hoạt cộng đồng.

Cổ phục không chỉ dừng lại ở chiếc áo dài mà còn có các kiểu áo của nhiều triều đại khác nhau như áo ngũ thân, áo nhật bình, áo giao lĩnh, áo viên lĩnh, áo đối khâm… Điển hình nhất vẫn là trang phục triều Nguyễn, triều Lê, thời Lý, Trần…

Việc giới trẻ yêu thích và mặc áo ngũ thân ngày càng trở nên phổ biến, quen thuộc. Cũng nhờ sự phát triển và tính lan tỏa của các mạng xã hội, cùng với công cuộc chuyển đổi số mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, các thông tin dễ dàng được tích hợp, chia sẻ hay tìm kiếm. Nên những bạn trẻ yêu thích lịch sử dễ dàng kết nối, sinh hoạt, trao đổi kiến thức trên các hội nhóm, fanpage như: Việt phục hội, Thiên Nam Lịch Đại Hậu phi, Vietnam Centre, Đình làng Việt, Đại Việt Cổ Phong…

Ông Nguyễn Đức Bình, cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà thiết kế trong trình lan tỏa vẻ đẹp của áo ngũ thân              Ảnh: Hiếu Nguyễn Ông Nguyễn Đức Bình, cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà thiết kế trong trình lan tỏa vẻ đẹp của áo ngũ thân. Ảnh: Hiếu Nguyễn

Từ đây hàng loạt dự án về cổ phục được thực hiện bởi các thương hiệu đến từ: Ỷ Vân Hiên, Năm Tuyền, Hoa văn Đại, Hoa Niên-Năm tháng tươi đẹp, Great Vietnam… Đa phần những nhà thiết kế, những nghệ nhân, những nhà nghiên cứu đều có tuổi đời còn trẻ. Đặc biệt, với sự hỗ trợ, cố vấn của các nhà sử học, nhà nghiên cứu lão làng, uy tín cùng với lòng nhiệt huyết, sự đam mê, tính cách dám nghĩ dám làm, đã giúp người trẻ nhanh chóng tạo nên sức sống mới cho những trang phục tưởng như đã cũ.

Những gương mặt trẻ tiêu biểu trong hành trình “hồi sinh” cổ phục phải kể đến những nhà thiết kế, nhà nghiên cứu: Tôn Thất Minh Khôi, Trần Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Đức Lộc, Hoàng Duy Khang (Khang Hoàng-Tons áo dài ngũ thân truyền thống) hay “nghệ nhân áo dài” Nguyễn Minh Đời.

Nếu như Tôn Thất Minh Khôi là một trong những nhà nghiên cứu trẻ với dự án “Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi”, đồng thời là người khởi xướng ngày hội “Tóc xanh – Vạt áo” để quảng bá cổ phục các triều đại đến gần hơn với học sinh, sinh viên, thì nhà thiết kế Trần Nguyễn Trung Hiếu – học trò của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, một trong những người trẻ thiết kế đẹp và chuẩn theo ngũ thân truyền thống cũng luôn ấp ủ, dành nhiều tâm huyết để phục dựng và đưa cổ phục Việt đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Bách Hoa Khánh Hội 2022, nhằm tôn vinh cổ phục, lan toả những giá trị văn hoá Việt Nam đến với cộng đồng Bách Hoa Khánh Hội 2022, nhằm tôn vinh cổ phục, lan toả những giá trị văn hoá Việt Nam đến với cộng đồng.

Nhắc đến nhà thiết kế trẻ, không thể không kể đến Nguyễn Đức Lộc, được biết đến với tư cách là nhà thiết kế, người sáng lập Ỷ Vân Hiên – một thương hiệu chuyên nghiên cứu và thiết kế cổ phục. Ngoài ra, anh còn tổ chức nhiều buổi trò chuyện, giao lưu để chia sẻ thông tin, lan tỏa tình yêu, niềm đam mê cổ phục đến cộng đồng.

Lộc có suy nghĩ: “Trang phục cổ dù đẹp đến mấy, nhưng nếu chỉ tồn tại trên sách vở, trong bảo tàng, không được phổ cập, không được công chúng biết đến, sẽ rất đáng tiếc. Vì vậy, Lộc tìm cách quảng bá trang phục cổ đến với giới trẻ, mong muốn người trẻ sẽ tiếp nhận, đưa vào cuộc sống”.

Bởi chính người trẻ sẽ gìn giữ, tuyên truyền và quảng bá văn hóa Việt một cách tốt và nhanh nhất. Chỉ khi các bạn biết nắm giữ, bảo tồn và mặc trang phục truyền thống với tâm thế tự tin, tự hào sẽ là những “sứ giả” quảng bá văn hóa Việt đến mọi người, ra thế giới .

Những vị khách ngoại quốc thật xinh đẹp khi khoác lên mình bộ cổ phục Những vị khách ngoại quốc thật xinh đẹp khi khoác lên mình bộ cổ phục.

Chung tay làm sống lại bản sắc cổ phục

Nhà thiết kế Nguyễn Đức Lộc tâm niệm: “Trào lưu tìm về cổ phục là tất yếu. Bởi khi thế giới càng phẳng, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ cũng là lúc người ta tìm về “căn cước văn hóa”, lịch sử của dân tộc mình để khẳng định bản sắc riêng, định vị mình giữa vô vàn nền văn hóa”.

“Cổ phục không phải là cái gì lạc hậu, cũ kĩ mà thực ra, rất đẹp và sang trọng. Tinh hoa của cả một dân tộc được gửi gắm tinh tế, ý nhị và hài hòa trong từng hoa văn, vạt áo. Vẻ đẹp đó đến tận hôm nay vẫn không hề bị lạc hậu, lu mờ so với nhu cầu hiện đại để các nhà thiết kế quyết tâm đưa cổ phục trở lại đời sống”, Đức Lộc khẳng định. Đến nay, Đức Lộc đã tạo nên khoảng 1.000 bộ cổ phục mang đậm văn hóa Việt Nam, tái hiện lịch sử qua các triều đại, “nức danh” đất Hà thành.

Là một người trẻ, với niềm yêu thích các giá trị văn hóa truyền thống, Vũ Thu Phương, một du học sinh tại Học Viện Nghệ thuật NAFA, bày tỏ: “Với tư cách là một du học sinh, được đi và tiếp xúc với nhiều bạn trẻ ở các quốc gia có nền văn hóa khác nhau, tôi nhận thấy phong trào cổ phục đặc biệt hữu ích trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới”.

Vũ Thu Phương, cô gái trẻ tự hào đưa hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế như một thông điệp về vẻ đẹp, văn hóa Việt Vũ Thu Phương, cô gái trẻ tự hào đưa hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế như một thông điệp về vẻ đẹp, văn hóa Việt.

Trước việc ngày càng nhiều các nhà thiết kế, nghệ nhân đặc biệt là những người trẻ quay lại quảng bá và tôn vinh trang phục cổ như biểu tượng của niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Phương cho rằng: Đây là một việc làm rất đáng hoan nghêng, nhưng bạn cũng chia sẻ: Để tôn vinh đúng cách các giá trị văn hóa truyền thống thì các bạn trẻ cần cung cấp đầy đủ kiến thức lịch sử để không bị nhầm lẫn giữa những yếu tố văn hóa của nước mình với quốc gia khác.

“Vì vậy để hưởng ứng phong trào cổ phục một cách đúng đắn thì các bạn nên trang bị cho mình vốn kiến thức lịch sử văn hóa nhất định, đặc biệt với những bạn muốn cách tân cổ phục. Vì phong trào cổ phục, ngoài việc tuyên truyền và quảng bá những giá trị truyền thống, còn giúp mọi người có cái nhìn chính xác hơn đâu là yếu tố văn hóa Việt Nam để tôn vinh”, Thu Phương cho biết.

Và để hành trình của những người trẻ luôn đúng hướng, không thể không nhắc tới Họa sỹ, nhà Nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt, người nặng lòng với các giá trị văn hóa của cha ông, đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài Ngũ thân truyền thống như một nơi để các thế hệ những người yêu thích áo dài cùng hội tụ, trao đổi, lan tỏa các giá trị văn hóa.

Đặc biệt, việc quy tụ các nghệ nhân, những nhà nghiên cứu văn hóa… cùng tham gia Trung tâm với tinh thần thúc đẩy, quảng bá áo dài truyền thống lan tỏa tới cộng đồng, nơi đây giống như điểm tựa, cầu nối để người trẻ cùng nhau học hỏi trau dồi.

Cổ phụ, tinh hoa của cả dân tộc được gửi gắm tinh tế, ý nhị và hài hòa trong từng hoa văn, vạt áo Cổ phục, tinh hoa của cả dân tộc được gửi gắm tinh tế, ý nhị và hài hòa trong từng hoa văn, vạt áo.

Đồng thời trong xuất thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài truyền thống Đình làng Việt đã tăng cường thực hiện các hoạt động quảng bá, truyền dạy, tổ chức may đo, trải nghiệm trang phục áo dài truyền thống, đưa hình ảnh áo dài ngũ thân đến thật gần với đời sống Nhân dân.

Vì thế, ngày nay chúng ta dễ dàng bắt gặp các cô cậu học trò, hay những em nhỏ tự tin mặc áo ngũ thân trên phố; các cô gái trẻ xinh đẹp mặc áo nhật bình, hay các bạn trẻ mặc cổ phục đi chụp ảnh trên phố đi bộ hồ Gươm. Rất nhiều đám cưới hỏi trong nước và cả ở nước ngoài đã sử dụng cổ phục như một nghi lễ linh thiêng và trang trọng. Các vị Đại sứ cũng như bạn bè quốc tế cũng “xúng xính” trong bộ cổ phục. Việt phục đang hòa vào đời sống, giúp mọi người có nhận thức rộng hơn về cổ phục.

Với sự đồng hành, giúp đỡ của những người đi trước, những bạn trẻ đang góp phần bảo tồn các trang phục cổ một cách tốt nhất để chúng có đời sống trong xã hội đương đại. Từ họ, niềm đam mê cổ phục nói riêng và tinh hoa dân tộc nói chung được lan truyền mạnh mẽ, giúp cổ phục Việt không mờ nhạt trước cổ phục nước ngoài, để bạn bè năm châu chiêm ngưỡng trước vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt… Và việc chúng ta khoác lên mình tấm áo không chỉ là sự phô diễn vẻ đẹp mà còn thể hiện sự tự tin, tự hào với giá trị, triết lý mà cha ông gửi gắm qua y phục.

Là người khởi xướng, kết nối những nhà thiết kế, nghệ nhân cùng các nhà nghiên cứu để đưa cổ phục hòa vào đời sống. Họa sỹ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt cho biết: “Cổ phục hay áo dài ngũ thân Việt Nam không chỉ đơn thuần là loại trang phục dân tộc mà còn chứa đựng bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, những quan niệm thẩm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc. Áo dài xuất hiện từ những lễ nghi quan trọng của quốc gia đến sinh hoạt văn hóa thường ngày, ai cũng có thể mặc bộ áo dài để thêm phần trang trọng”.

Linh Huy