Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán | Cổng TTĐT Tài năng trẻ Quốc gia
Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.
Tết Nguyên Đán – hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết. “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).
Tết Nguyên Đán – hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…
Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.
Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.
Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.Tết Nguyên Đán – hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết. “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”. Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương “Tết Ta”, là để phân biệt với “Tết Tây” (Tết Dương lịch).Tết Nguyên Đán – hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.