Nguyễn Đình Chiểu được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa Thế giới

Song Phương

– 01/07/2022 | 14:39 (GTM + 7)

Cũng tại buổi lễ này, đại diện của UNESCO tại Việt Nam đã trao Nghị quyết của UNESCO công nhận Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa thế giới.

Đến dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nướcNguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng, giá trị nghệ thuật của các tuyệt tác của Nguyễn Đình Chiểu

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng, giá trị nghệ thuật của các tuyệt tác của Nguyễn Đình Chiểu

Đây là vinh dự to lớn của dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng – Nơi mà cụ Đồ Chiểu đã sống và hoạt động những năm cuối đời.

Nhân cách lớn của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trên cả 3 lĩnh vực Thơ văn, Thầy giáo và Thầy thuốc đã thuyết phục được UNESCO ghi nhận và tôn vinh ông là nhà Danh nhân văn hóa thế giới tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 diễn ra từ ngày 9 đến 24/11/2021 tại Paris, Pháp.

UNESCO khẳng định: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; tấm gương vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời”.

Ngài Christian Manhart - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại VN trao Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa Thế Giới

Ngài Christian Manhart – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại VN trao Nghị quyết vinh danh Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa Thế Giới

Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm 200 ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, ngài Christian Manhart – Đại diện của UNESCO tại Việt Nam khẳng định:

“Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một nhân vật xuất chúng và là một trong những nhà thơ Việt Nam được tôn vinh nhiều nhất. Ông cũng là người có các tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. Những triết lý về hòa bình, về tình yêu giữa con người với con người, cũng như lòng khoan dung, tinh thần yêu nước, phản kháng chống ngoại xâm của ông hoàn toàn phù hợp với triết lý và mục tiêu của UNESCO”.

Bên cạnh đó ông cũng còn là một nhà giáo xuất sắc, người đã cống hiến cả cuộc đời mình để lan tỏa kiến thức và đây cũng là 1 xứ mệnh của UNESCO – xứ mệnh giáo dục.

Ngoài ra, Nguyễn Đình Chiểu còn là 1 thầy thuốc vĩ đại với tầm nhìn sâu rộng trong việc cứu người. Hơn thế nữa, ông còn là niềm hy vọng lớn lao, là tấm gương cho những người khuyết tật, bởi ông đã đạt được những thành công kể trên ngay cả khi ông bị mù.

Ông Trần Ngọc Tam - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Ông Trần Ngọc Tam – Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Phát biểu tại buổi lễ, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng khẳng định, gần 200 năm qua, người dân Bến Tre luôn xác định Nguyễn Đình Chiểu là biểu tượng của vùng đất ba dãy cù lao. Lịch sử và tâm thức người dân Bến Tre luôn khắc ghi tư tưởng và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu:

“Tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó vươn lên; đoàn kết vượt qua bao gian khổ hy sinh của ông đã truyền cảm hứng cho cuộc Đồng Khởi thần kỳ năm 1960, góp phần hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giành nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm,phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh có những cải thiện tích cực, không ngừng khởi sắc, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên”.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre kêu gọi cán bộ, đảng viên, thầy giáo, cô giáo, đội ngũ y, bác sỹ, quần chúng Nhân dân, các em học sinh, sinh viên của quê hương Bến Tre hãy ra sức học tập và noi theo tấm gương của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc và tấm lòng tôn kính với ông bằng những hành động, việc làm cụ thể, mang nhiều ý nghĩa thiết thực.

Ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trao Nghị Quyết của UNESCO Công nhận Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa Thế Giới lại cho Lãnh đạo tỉnh Bến Tre

Ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL trao Nghị Quyết của UNESCO Công nhận Nguyễn Đình Chiểu là Danh nhân văn hóa Thế Giới lại cho Lãnh đạo tỉnh Bến Tre

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn tầm cao tư tưởng, giá trị nghệ thuật của các tuyệt tác của Nguyễn Đình Chiểu;

Nghiên cứu sâu hơn nữa vai trò thầy giáo và thầy thuốc của Nguyễn Đình Chiểu; tiếp tục giới thiệu, quảng bá các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu rộng rãi đến công chúng trong và ngoài nước; phát huy các giá trị văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn mới.

Nguyễn Đình Chiểu, tên thường gọi là Đồ Chiểu, tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ (sau khi bị mù lấy hiệu là Hối Trai); sinh ngày 01 tháng 7 năm 1822 (tức ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ), tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Xuất thân trong một gia đình nhà nho, thân sinh là Nguyễn Đình Huy, người làng Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên(nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế).

Mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.