Nguyễn Ngọc Ngạn

Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn, MC đến từ Việt Nam. Hiện ông đang sống tại Canada cùng gia đình và là dẫn chương trình (MC) độc quyền cho các chương trình Paris By Night từ năm 1992 đến năm 2022.

Nguyễn Ngọc Ngạn

Tên thật, tên gọi khác (nếu có)

Thiếu úy Bắc Kỳ (đã từng, khi còn là lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa)
Cha già dấu yêu
Bố Ngạn (đặt bởi nữ ca sĩ Trúc Linh)
Chú Ngạn (gọi bởi đại đa số các ca sĩ, nghệ sĩ của trung tâm Thúy Nga)
Kẻ lưu manh giả danh trí thức (gọi bởi những thế lực thù ghét Nguyễn Ngọc Ngạn)
Ông giáo làng (gọi bởi nhạc sĩ Song Ngọc)
Vietnamese Richard Gere (đặt bởi nữ ca sĩ Lâm Thúy Vân)
Anh zai (goi bởi nữ nghệ sĩ Hồng Đào)

Giới tính

Nam

Sinh

9 tháng 3 năm 1945

Tuổi

77

Sự nghiệp

Vai trò chính

MC
Nhà văn
Người kể chuyện
Nhà soạn hài kịch

Vai trò khác (nếu có)

Ca sĩ

Trạng thái sự nghiệp

Đã giải nghệ

Năm bắt đầu sự nghiệp

1979 (bắt đầu sự nghiệp viết văn tại hải ngoại)
1992 (bắt đầu cộng tác với trung tâm Thúy Nga)

Năm kết thúc sự nghiệp

2022 (MC)

Cộng tác với trung tâm Thúy Nga

Chương trình Paris By Night đầu tiên xuất hiện

Paris By Night 17

Chương trình Paris By Night cuối cùng xuất hiện

Paris By Night 134 – In Bangkok – Nguyễn Ngọc Ngạn – Lời Cảm Ơn

Số chương trình đã xuất hiện

PBN
TNMB
Live
Khác

105
0
17
2

Gia đình

Trạng thái hôn nhân

Đã kết hôn (2 lần)

Gia đình

– 4 người anh chị em chưa rõ tên
– Nhạc sĩ Ngọc Trọng (em trai)
– Lê Thị Tuyết Lan (vợ đầu, kết hôn vào năm 1970, kết thúc hôn nhân vào năm 1978) (1952 – 1978)
– Người con đầu không rõ tên (1974 – 1978)
– Trần Ngọc Diệp (vợ sau, kết hôn năm 1982)
– Nguyễn Vương Định (a.k.a. John, con thứ, sinh năm 1983)

Tiểu sử

Thời ấu thơ, niên thiếu và cuộc sống trước năm 1975

Nguyễn Ngọc Ngạn sinh vào ngày 9 tháng 3 năm 1945 tại Sơn Tây trong một gia đình có 6 người con, em út của ông là nhạc sĩ Ngọc Trọng. Năm 1954, tức giai đoạn cuối của cuộc cải cách ruộng đất do chính quyền cộng sản Bắc Việt tiến hành đã cướp đi sinh mạng của hơn 170 ngàn người, ông theo gia đình xuống Hà Nội, rồi ra Hải Phòng để di cư vào miền Nam. Trong những năm đầu tiên, ông ngụ cư tại một xóm làng theo đạo Công giáo tại Củ Chi mà sau này khi ông đã vượt biên và nhớ lại, ông đã viết thành tiểu thuyết Xóm Đạo.[1]

Bắt đầu từ khoảng thời gian này, Nguyễn Ngọc Ngạn đã phát triển một niềm đam mê, đó là đọc tiểu thuyết. Ông kể, dù bố mẹ cấm (vì thời điểm đó rất khó khăn) nhưng ông vẫn lén trùm chăn, hoặc ra ngoài hè nhân lúc trời có trăng rằm cả nhà đã ngủ say và phải đọc cho kỳ hết cuốn sách ông đang có mới thôi. Những tác phẩm đầu tiên trong đời mà ông được tiếp xúc là những tác phẩm của nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm các nhà văn theo xu hướng cách tân văn học trong nước).

Năm 1957, ông lại theo gia đình di chuyển vào Sài Gòn và cư ngụ trên đường Thoại Ngọc Hầu, vùng ngã ba Ông Tạ. Những năm trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ nhị. Nhờ đậu cao kỳ thi Tú Tài 1, ông được nhận vào trường Chu Văn An và lấy được mảnh bằng Tú Tài 2 tại đây.[1]

Trong những năm theo học trường Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Ngọc Ngạn luôn được giữ vai trò trưởng ban kịch của lớp, và ông luôn mơ ước được trở thành một nhà soạn kịch hoặc diễn viên kịch chứ không phải là nhà văn hay MC như những gì ông đang làm bây giờ. Sau này, ông được giao sư Pháp Văn kiêm nhạc sĩ Lê Thương (tác giả của trường ca Hòn Vọng Phu) chú ý đến tài nghệ về kịch nên đã hướng cho ông đi học ở trường Quốc gia Âm nhạc. Hai tháng theo học trôi qua và đã đến lúc ông nhận ra những hạn chế phát sinh từ việc ông bị cận thị rất nặng (tính đến năm 1972 ông đã cận tới 5.5 diop), và vai trò thích hợp nhất cho ông lúc ấy là… thầy giáo, trong khi đó bố mẹ ông lại khuyên ông nên lấy cho được bằng Tú Tài toàn phần thay vì bắt đầu đi theo con đường nghệ thuật quá sớm. Thế nhưng, trước khi từ giã mái trường Quốc gia Âm nhạc, ông may mắn được học một ít chèo cổ.[1]

Sau khi đậu bằng Tú Tài toàn phần, Nguyễn Ngọc Ngạn được mời để dạy học ngoại ngạch tại một số trường công.

Năm 1970, ông bắt đầu cuộc sống của một quân nhân sau khi đã kết hôn với một nữ sinh trường St. Thomas tên là Lê Thị Tuyết Lan. Đầu tiên ông ở Sư Đoàn 9 Bộ Binh, sau đó được đổi về Tiểu Khu Định Tường, nhưng không về tiểu khu mà về tiểu đoàn tác chiến ở quận Cái Bè.

Đến năm 1974, khi Nguyễn Ngọc Ngạn mới có con được nửa năm thì được Bộ Giáo dục VNCH biệt phái về dạy học tiếp với cấp bậc Trung úy. Sau khi dạy được đúng một niên khoá thì xảy ra biến cố 1975 – biến cố ấy khiến ông phải chịu cuộc sống tù đày mang tên “học tập cải tạo” như biết bao nhiêu trí thức, chiến sĩ nhà nước Việt Nam Cộng hòa ngày ấy.[1]

Cuộc vượt biên định mệnh

Ba năm sau biến cố năm 1975, ông được thả cùng gia đình. Khi vừa thoát khỏi song sắt nhà tù, ông trở thành người vô gia cư và sống lậu ở thành phố Sài Gòn, và ông đã được mở cho một cơ hội vượt biên để kiếm tìm tự do cũng như là cơ hội mới cho cuộc sống của mình nhờ em trai của mình và một người đàn ông tên Ân, và ông đã trở thành người đầu tiên trong gia đình tham gia vượt biên cùng vợ và con. Thế nhưng, để vượt tới bến bờ tự do, những thứ đắt giá nhất ông phải đánh đổi là sinh mạng của người vợ đầu và người con hơn 4 tuổi của mình – khi tàu đến Malaysia thì bị cảnh sát biển nã súng, rồi sau đó tàu bị sóng lớn quật ngã khiến vợ con ông đều tử nạn, riêng ông may mắn sống sót cùng với một số những thuyền nhân khác và được chuyển sang trại tị nạn ở thành phố Kota Bharu. Trong khoảng thời gian này, ông mượn giấy bút và bắt đầu sáng tác tác phẩm đầu tay mang tên Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này đã chất chứa trong nó rất nhiều hồi tưởng của nhà văn về thân phận của người phụ nữ, đặc biệt là sau cái chết của vợ con mình. Cũng từ đó, ông đã bắt đầu gắn bó với nghề viết văn như một định mệnh tình cờ.

Hai mươi năm đã qua, trên mặt báo chí Việt ngữ, tôi chưa hề viết lại những dòng này để mô tả tỉ mỉ cái chết của vợ tôi với đứa con đầu lòng. Tuy vậy, từ thâm sâu, tôi vẫn tin chắc một điều rằng: chính cái chết của vợ tôi đã mở ra cho tôi một cánh cửa mới tôi chưa hề dự trù trong quá khứ. Ðó là thế giới văn chương mà tôi miệt mài theo đuổi cho đến hôm nay.” – lời trần tình của Nguyễn Ngọc Ngạn về cái chết của vợ mình trong cuộc vượt biên năm 1978.

Một thời gian sau, ông được hỗ trợ bởi chính phủ Canada và được chuyển sang sống tại đảo Prince Rupert tại Vancouver.

Cuộc sống, sự nghiệp tại Canada (1982 – 1992)

Khi đã yên ổn định cư tại Canada, Nguyễn Ngọc Ngạn đã tiếp xúc không dưới một ngành nghề: ban đầu ông làm phụ bếp, tham gia dự án của Bộ Y Tế, làm công nhân máy xay ở vùng quê,… cho đến khi làm việc cho một công ty bảo hiểm và làm thêm công việc thông dịch tại một thư viện. Ngày 19 tháng 6 năm 1982, khi ấy Nguyễn Ngọc Ngạn đã 37 tuổi, ông kết hôn với một người phụ nữ 28 tuổi tên là Trần Ngọc Diệp, có gia đình đang định cư tại Pháp, và một năm sau vợ chồng ông hạ sinh đứa con sau, đặt tên là Nguyễn Vương Định. Năm 1985, gia đình ông chuyển qua Toronto và hiện giờ vẫn còn sống tại đây. Các tác phẩm của ông tiếp tục nổi tiếng và nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà báo, nhà xuất bản cùng rất nhiều người Việt hải ngoại, điển hình như các tập Nước Đục, Cõi Đêm,… và sau này lần lượt từng tác phẩm ấy được chuyển thể sang dạng sách nói vào một thời gian ngắn sau khi ông cộng tác với trung tâm Thúy Nga.

Năm 1987, khi số tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn đã vượt quá con số 50, một người đàn ông tên Chiêu, gốc Đài Loan, làm việc tại thư viện Trung ương Toronto, đã để ý rằng các cuốn sách của nhà văn này được hỏi mượn nhiều ở chính nơi mình đang làm việc, điều đó dẫn đến việc người này tìm đến Nguyễn Ngọc Ngạn, và hai người đã hợp tác với nhau, cho ra hai tác phẩm truyện song ngữ Anh – Việt dành cho thiếu nhi, gồm truyện Hoa Mộc LanTôn Ngộ Không. Không rõ sau này khi Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức cộng tác với trung tâm Thúy Nga, hai người có còn hợp tác với nhau nữa hay không.

Khi làm chủ tịch Văn bút Việt Nam Hải ngoại từ 1989 đến 1991, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã phản đối dự án vinh danh lãnh tụ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh của UNESCO, phản đối trung tâm William Joiner Center của Đại học Boston có chương trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam mà chỉ muốn giao tiếp với văn thi sĩ miền Bắc mà không thực sự quan tâm đến những tác giả của phía Việt Nam Cộng hoà. Ông cũng đã vận động với các chính phủ để can thiệp cho văn nghệ sĩ còn bị cầm tù, cho những thuyền nhân vượt biển được tạm cư thay vì trục xuất về Việt Nam.[2]

“Mong ước của tôi vẫn là một ngày nào đó được ngồi viết văn, được làm văn nghệ trên sân khấu quê nhà. Mà dĩ nhiên, phải là một quê nhà thật sự tự do, dân chủ.” – Nguyễn Ngọc Ngạn viết trong tập hồi ký văn nghệ kể về 10 năm hoạt động tại Canada của ông, phát hành năm 1994.

Tình cờ đến với trung tâm Thúy Nga

Năm 1992, tròn 10 năm kể từ ngày cưới vợ sau và khi ấy Nguyễn Ngọc Ngạn đã bước sang tuổi 47, nhân dịp Thúy Nga mời ông sang Paris, ông theo vợ đi qua đó ngoài mục đích thăm gia đình nhà vợ, còn có mục đích cảm ơn ông Tô Văn Lai vì đã gửi tặng những cuốn video cho ông – khi ấy trung tâm Thúy Nga chỉ mới là một cửa tiệm băng nhạc nhỏ tại quận 13 của thành phố Paris hoa lệ (thực ra lúc ấy trụ sở chính của Thúy Nga được đặt tại nam California từ lâu, mãi cho đến khi trung tâm chính thức thực hiện cuốn PBN đầu tiên tại Mỹ, ông mới biết đến sự hiện diện của trụ sở chính). Khi lần đầu tiên gặp vợ chồng ông Tô Văn Lai – Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn nhận thấy sự mừng rỡ trong ánh mắt của ông Tô Văn Lai, ít ra là qua cách ăn mặc tươm tất, tóc tai gọn ghẻ, có thể khác với sự hình dung về một nhà văn trước đó của ông giám đốc trung tâm Thuý Nga. Sau khi thảo luận trong bữa ăn tối, Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn còn lưỡng lự trước lời mời làm người điều khiển chương trình, với lý do là ông đã quá nổi tiếng trong giới văn học. Vì vậy Nguyễn Ngọc Ngạn “khất” ông Lai thêm một thời gian.

Trong thời gian “khất” đó, ông dò hỏi ý kiến những người cháu trong gia đình cùng một số học trò cũ gặp tại Paris thì hầu như tất cả đều phản đối, ngay cả những người em vợ và chính vợ ông cũng không ủng hộ nhận lời làm MC. Thế nhưng, người duy nhất ủng hộ ông là nhạc sĩ Ngọc Trọng, người em út trong gia đình, với lý do muốn bố mình còn ở Việt Nam được thấy mặt ông, dù là qua hình ảnh và chỉ cần xuất hiện trên một chương trình video, rồi sau đó ngưng luôn cũng được. Vợ ông, trước lý do xác đáng đó cũng đã đổi ý và khuyên ông nên nhận lời. Sau đó, ông gọi điện lại cho ông Lai để thông báo với ông rằng ông đã đồng ý xuất hiện trong cuốn PBN 17 thu hình tại Paris, dù rằng lúc ấy ông chưa biết có nên làm nghề này lâu dài, song song với việc viết văn hay không.

…Nhưng không biết có làm lâu dài hay không, nên tôi dứt khoát không may quần áo mới, tôi mặc bộ đồ tôi vẫn đi làm ở thư viện thường ngày. Tôi vẫn mang cái kính cũ, tôi đi đôi giầy cũ, tôi không có thay một cái gì cả. Và tóc tai là tôi cũng tự chải chứ không để ai chải đầu, làm tóc hết. Vì không biết người ta có mướn mình làm nữa hay không và mình cũng không có ý định làm lâu, thành ra tôi không có gì thay đổi.”

Tuy nhiên, định mệnh đã thực sự thay đổi với người MC mới kể từ sau thành công của chương trình này, chính ông Tô Văn Lai đã ngỏ ý mời Nguyễn Ngọc Ngạn độc quyền cộng tác với trung tâm Thúy Nga lâu dài, nhờ vào cách gây ấn tượng của ông đối với khán giả, thông qua cách dẫn chương trình độc đáo, khác lạ so với những MC trước.

“…Tôi chỉ biết là khi lên sân khấu, tôi chỉ mới nói mấy câu mở đầu thôi, nhờ cái giọng tôi ăn micro lắm nên gây được ấn tượng cho người ta. Thứ hai là lối nói của tôi có vẻ thầy giáo. Tôi nghĩ trong đầu là những người MC trước họ cười nhiều quá. Bây giờ mình phải làm ngược là không cười. Họ nói những chuyện bình thường trong đời sống, bây giờ tôi phải đưa một chút văn chương và một chút triết học vào…”

Sự ra đời của những bộ CD sách nói và truyện ma

Kể từ PBN 20 trở đi, ông chính thức xuất hiện một cách đều đặn trên sân khấu. Vào năm thứ ba cộng tác với Thúy Nga (1994), ca sĩ Duy Quang lúc bấy giờ đã gợi ý cho ông về việc xuất bản những tác phẩm của mình dưới dạng sách nói, và kể từ đó, những CD truyện ngắn/truyện dài/tiểu thuyết ra đời, và bất cứ CD sách nói nào ông đều đảm nhận giọng đọc chính, ngoài ra còn có các giọng đọc khác như Ái Vân, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Chí Tài, Hồng Đào, trong đó Chí Tài chịu trách nhiệm chính trong phần hòa âm nền cho các câu chuyện của ông.

Cuối năm 1999, Nguyễn Ngọc Ngạn cùng các nghệ sĩ đi lưu diễn ở Châu Âu. Thông thường show sẽ được diễn từ 19 giờ tối đến 2 giờ sáng rồi lên xe sang nước khác “chạy show”. Trong quá trình di chuyển trong những đêm như thế, tính mạng của toàn bộ các nghệ sĩ được giao trọn vẹn cho người tài xế lái xe, và để tài xế tỉnh ngủ, mỗi người phải thay nhau kể chuyện. Cuối cùng ca sĩ Hương Lan kể một câu chuyện ma có thật mà cô chứng kiến khi đi diễn ở Bình Dương – câu chuyện rùng rợn được mọi người tán thưởng nhiệt liệt. Nguyễn Ngọc Ngạn nghe xong, có suy nghĩ là ai cũng thích nghe truyện ma như vậy nên ông cũng muốn thử nghiệm, và rồi audiobook truyện ma đầu tiên với tựa đề Đêm Trong Căn Nhà Hoang (audiobook thứ 51 của Nguyễn Ngọc Ngạn) ra đời với thành công vang dội, thậm chí đến cả trong nước người ta cũng tìm cách thu lậu những đĩa truyện này của ông để đem bán. Những tác phẩm truyện ma sau đó của ông cũng đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các thính giả, đặc biệt là ở trong nước, bằng chứng là việc người ta thu lậu những tác phẩm truyện ma đó rất nhiều ở trong nước.

Paris By Night 40 và scandal đầu tiên trong cuộc đời

Paris By Night 40 với chủ đề Mẹ đặc biệt gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Chương trình được phát hành nhân dịp Vu Lan năm 1997, có một đoạn phim cho bài hát Ca Dao Mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đoạn phim minh họa gồm một đoạn phim tài liệu trong đó có cảnh máy bay pháo kích dân thường đang chạy trốn tại miền Nam Việt Nam. Nhiều người tức giận và cho rằng Nguyễn Ngọc Ngạn đã bêu xấu Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm để lấy tiếng tốt với chính phủ cộng sản Việt Nam. Đó là scandal đầu tiên trong cuộc đời mà nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn phải trải qua trong sự nghiệp làm MC của mình.

Tác phẩm Chuyện Năm Xưa và câu chuyện tình cờ

Tháng 8 năm 2006, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có dịp đi lưu diễn ở một thành phố thuộc miền đông Hoa Kỳ. Trong một lần đi ăn, nhà văn tình cờ gặp một bà cụ trong quán ăn – khi bà biết người mình đang nói chuyện là nhà văn lừng danh Nguyễn Ngọc Ngạn, bà đã mời ông về nhà và nghe bà tâm sự những điều bức xúc, chất chứa trong lòng. Kể xong, bà đã thỉnh cầu ông viết nên câu chuyện mà bà vừa kể, và thỉnh cầu đó đã được nhà văn chấp nhận dù rằng ông gần như chưa bao giờ viết hồi ký.

Thông tin về tác phẩm Chuyện Năm Xưa, xin hãy xem tại đây.

Paris By Night 91 và sự kích động gây hấn của chính quyền cộng sản đối với trung tâm Thúy Nga

Bộ DVD “Paris By Night 91: Huế – Sài Gòn – Hà Nội” đã lồng ghép vài cảnh phim tư liệu (mua từ một địa chỉ ở Pháp) được người dẫn chương trình gọi là “Tội ác của Việt Cộng tại Huế năm Mậu Thân 1968” trong vở nhạc kịch Huế Mậu Thân gồm hai ca khúc Những Con Đường Trắng Bài Ca Dành Cho Những Xác Người (truyền thông cộng sản gọi đây là sự “xuyên tạc chiến thắng của Quân đội giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam”). Chính vì điều này mà giới truyền thông cộng sản Việt Nam liên tục đả kích Nguyễn Ngọc Ngạn cùng trung tâm Thúy Nga, khiến ông cùng với Tô Văn Lai phải viết thư cáo lỗi.

Paris By Night 107 và kỷ niệm 20 năm Nguyễn Ngọc Ngạn xuất hiện trên sân khấu Paris By Night

Vào năm 2012, khi Nguyễn Ngọc Ngạn đã 67 tuổi, trung tâm Thúy Nga đã tổ chức riêng cho ông một chương trình Paris By Night để vinh danh ông cùng với những cống hiến của ông trong suốt 20 năm cộng tác cho trung tâm Thúy Nga. Đồng thời, tính đến chương trình PBN 107, đã có tới 86 chương trình PBN có sự xuất hiện của ông với vai trò MC và đã xuất bản rất nhiều tác phẩm dưới dạng sách nói.

Paris By Night 111 và phát ngôn về Trung Quốc năm 2014

“Khi chúng tôi đứng đây, quý vị ngồi dự khán chương trình này với một chủ đề rất nặng tình quê hương, thì… quê hương chúng ta đang phải đối phó với một điều mà chắc chắn người trong nước người ta gọi là bức xúc, còn người hải ngoại thì người ta gọi là trăn trở. Chiến tranh đã hết 40 năm, bây giờ nguy cơ của cuộc chiến lại đến. Trong thế giới cộng sản, người ta dùng chữ ‘chủ nghĩa chauvin (sô-vanh)’ rất lớn, tức là chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc muốn lấn chiếm Việt Nam. Nguy cơ chiến tranh không biết có xảy ra hay không, mà dĩ nhiên là không ai muốn có chiến tranh cả, nhưng mà đôi khi nó phải đến.” – phần đầu tiên trong bài phát biểu của Nguyễn Ngọc Ngạn về Trung Quốc và bản chất bá quyền của chủ nghĩa cộng sản ở đất nước này.

Trong chương trình Paris By Night 111 – S được quay hình vào thời điểm tròn hai mươi bốn ngày sau khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc bắt đầu được dựng lên và tiến hành thăm dò biển Đông gây vi phạm chủ quyền biển Việt Nam, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã có bài phát biểu liên quan đến Trung Quốc. Câu nói quê hương chúng ta đang phải đối phó với một điều mà chắc chắn người trong nước người ta gọi là bức xúc, còn người hải ngoại thì người ta gọi là trăn trở chính là ngụ ý chỉ vấn đề tranh chấp biển đảo hiện thời, chính là vấn đề mà tất cả người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều bức xúc và trăn trở, và cũng là ngụ ý nhắm đến những hành động “bán nước” trước đó của chính quyền cộng sản Việt Nam thông qua Công hàm năm 1958 của nhà cầm quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hiệp định biên giới năm 1999 dẫn đến việc ải Nam Quan bị dời vào trong lãnh thổ của Trung Quốc.

“…Thưa quý vị, bài học lịch sử dạy chúng ta rằng, bất cứ triều đại nào cũng chỉ là tạm thời, cũng chỉ là giai đoạn, đất nước và dân tộc mới là vĩnh cửu. Cho nên người dân Việt Nam, nhất là chúng ta, những người ở hải ngoại, chúng ta nghĩ đến đất nước, chúng ta nghĩ đến dải đất hình chữ S mà hôm nay hiện diện trước mặt quý vị đây, nó phải toàn vẹn, bởi vì bao nhiêu công lao của cha ông chúng ta, bao nhiêu xương máu đã đổ ra, chúng ta mới có mảnh đất này, mặc dầu là mảnh đất khô cằn, bao nhiêu chinh chiến, nhưng bao nhiêu chinh chiến có nghĩa là bao nhiêu xương máu, bao nhiêu người đã nằm xuống cho chúng ta mảnh đất này và chúng ta không muốn nó mất, dù là lãnh thổ hay là lãnh hải.

Một điều mà tôi không biết nói làm sao, tại vì chúng ta bây giờ không ở trong nước – chúng ta ở hải ngoại, chúng ta ở một nơi an bình, chúng ta nói chuyện gì cũng dễ, nhưng người dân trong nước, tâm trạng như thế nào, chúng ta có giúp được, chúng ta cũng chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần và chúng ta vận động người ngoại quốc giúp cho chúng ta mà thôi. Cho nên, hôm nay, trong nỗi niềm nhớ về quê hương thì tôi xin thưa với quý vị đôi chút như vậy.

Thưa quý vị, chúng ta chống lại sự xâm lấn của chính quyền Trung Quốc – cái chủ thuyết mà người ta gọi là chủ nghĩa chauvin, nước lớn lấn át nước nhỏ, chúng ta chống lại chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc nhưng chúng ta tuyệt đối không chống người Hoa, bởi vì người Hoa có liên hệ rất chặt chẽ với người Việt Nam chúng ta, ngay bây giờ, nhiều người lập gia đình với người Hoa, làm ăn, sinh sống với người Hoa, và dĩ nhiên, những người Minh Hương (Minh Hương là một bộ phận dân tộc người Hoa sinh sống tại miền Nam Việt Nam từ thời chúa Nguyễn khai khẩn đất hoang ở miền Nam) sang đây vào thời nhà Mãn Thanh cũng đã biến thành người Việt và đóng góp rất nhiều nhà ái quốc cho Việt Nam chúng ta, chẳng hạn như Trần Tiến Thành, Trịnh Hoài Đức, v.v… Cho nên chúng tôi chỉ xin nhắc lại, chúng ta chống chính sách lấn át của nhà cầm quyền Trung Quốc nhưng tuyệt đối chúng ta không có hiềm khích gì với nhân dân Trung Hoa.” – phần thứ hai trong bài phát biểu của Nguyễn Ngọc Ngạn về Trung Quốc.

Trong những lời nói tiếp theo, nhà văn liên tục nhấn mạnh về việc không được chống lại dân tộc mà chỉ chống lại những yêu sách vô nghĩa, trái ngược với đạo đức và đe dọa nhân loại của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc.

“Thưa quý vị, lịch sử đã dạy cho chúng ta một số bài học, không có triều đại nào, không có chế độ chính trị nào là vĩnh cửu, tất cả đều là giai đoạn. Chỉ có đất nước và dân tộc mới trường tồn mà thôi, cho nên chúng ta nghĩ về đất nước là nghĩ đến sự vĩnh cửu của dân tộc chúng ta, chúng ta mong cho đất nước chúng ta an bình và tiến lên ngang tầm với sự văn minh của nhân loại. Nhân loại cũng cho chúng ta một bài học thứ hai là, đất nước thuộc về toàn dân, không thuộc về cá nhân, gia đình hay đảng phái nào, cho nên tất cả đều phải có ý kiến của toàn dân, giống như nhà Trần khi chống ngoại xâm đã thăm dò quần chúng qua hội nghị Diên Hồng. Đó là một vài điều mà chúng tôi muốn thưa chuyện với quý vị, mặc dầu chúng tôi cũng biết nhiều người còn trăn trở hơn cả chính chúng tôi.” – Nguyễn Ngọc Ngạn kết thúc bài phát biểu.

Vụ 50,000 người Mỹ “trốn” sang Canada

Cuối năm 2019, trong một lần livestream với chủ đề Ghen Tuông & Ganh Tị, Nguyễn Ngọc Ngạn vô tình nói sai sự thật về việc 50 ngàn người Mỹ trốn sang Canada vì những chính sách của tổng thống Donald Trump. Sự việc này đã gây rất nhiều sự tranh cãi trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Lúc này, những thế lực thù ghét Nguyễn Ngọc Ngạn chớp lấy thời cơ gây ra làn sóng tẩy chay và đấu tố ông, gọi ông là kẻ lưu manh giả danh trí thức (khởi xướng là nữ nghệ sĩ hài kịch Bé Tí, người đã được Nguyễn Ngọc Ngạn tạo thời cơ để giúp cô nổi tiếng), và vào dịp Tết năm Canh Tý 2020, ông đã phát đi lời xin lỗi vì đã phát ngôn không đúng sự thật. Cũng chính vì sự kiện này mà liveshow kỉ niệm của ông bị hủy bỏ (liveshow này không liên quan gì đến trung tâm Thúy Nga).

Đại dịch COVID-19

Vâng, trong trận đại dịch toàn cầu hiện nay, chúng ta nợ rất nhiều người. Những lời cám ơn trang trọng nhất, xin được gửi đến các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế đang ngày đêm kề cận nguy hiểm để hy sinh cứu đời. Xin cảm ơn.” – lời thuyết minh của Nguyễn Ngọc Ngạn trong MV Áo Trắng Áo Xanh.

Trong thời gian nước Mỹ phải chống chọi với nạn dịch đang bùng phát mạnh mẽ tại nước này, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có góp một phần công sức của mình vào việc làm MV ca khúc “Áo Trắng Áo Xanh” do 35 ca sĩ trung tâm Thúy Nga thể hiện bằng một đoạn thuyết minh ở giữa MV. Ông xuất hiện ở gần cuối MV cùng con trai mình là Nguyễn Vương Định, điều đó chứng tỏ rằng ông và gia đình vẫn còn khỏe mạnh và chưa bị nhiễm virus.

Tháng 11 năm 2020, trung tâm Thúy Nga khẳng định sẽ thu hình chương trình Paris By Night 131 (dự định này sau đó đã bị hoãn lại vì dịch COVID-19 đã bùng phát mạnh mẽ ở tiểu bang California), và chương trình này sẽ không có mặt Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên với vai trò MC.

Vài ngày sau sự ra đi của nghệ sĩ Chí Tài vào ngày 9 tháng 12 năm 2020, nhà văn đã viết như sau:

“Tôi sinh hoạt văn nghệ chung với Chí Tài từ những buổi đi show đầu tiên cách đây gần 30 năm. Cũng thời gian ấy, tôi thường thu băng đọc truyện ở phòng thu Chí Tài. Bản thân Chí Tài vốn thích nghe truyện của tôi nên Chí Tài bỏ nhiều công sức chăm chút phần nhạc đệm và âm thanh rất tỉ mỉ, nhất là những truyện ma. Đó là những kỉ niệm tôi nhớ mãi. Sau này, khi tôi đưa Chí Tài vào ban kịch Thuý Nga, Chí Tài thường gọi tôi là “Sư phụ”. Mỗi khi từ Việt Nam phone qua cho tôi, Chí Tài thường chỉ hỏi có một câu: “Sư phụ, kịch Paris By Night sắp tới có em không?” Câu này tôi nghe không biết bao nhiêu lần, đến nỗi cứ nhìn thấy số phone của Chí Tài là tự dưng tôi nghĩ đến câu đó.

Nhưng từ nay sẽ chẳng bao giờ nghe thấy câu hỏi quen thuộc ấy nữa! Chí Tài đã ra đi như “con sáo sang sông” bay vào một thế giới khác mà Chí Tài đã lựa: đó là đức tin đặt vào Lòng Thương Xót Của Chúa.

Cuộc sống Chí Tài vốn đã thanh thản, khi ra đi Chí Tài vẫn có thể mang theo một nụ cười. Vĩnh biệt!

Đầu năm 2021, Nguyễn Vương Định đã đăng tải một dòng status rằng cha anh sẽ trở lại sân khấu Paris By Night trong thời gian gần nhất (sau này “thời gian gần nhất” đó được thông báo cụ thể là vào năm 2022). Cuối tháng 3 năm 2021, cũng chính anh đã thông báo rằng nhà văn, MC đã tiêm vaccine phòng COVID-19. Tháng 8 năm 2021, Nguyễn Ngọc Ngạn được hứa hẹn là sẽ trở lại sân khấu trong một liveshow do trung tâm Thúy Nga thực hiện tại Hoa Kỳ. Sau chương trình này, Nguyễn Vương Định tiếp tục thông báo rằng cha anh sẽ phải giải nghệ vào năm sau.

Thời gian cuối cùng trong sự nghiệp làm MC

Cuối năm 2021, đầu năm 2022, Nguyễn Ngọc Ngạn trở thành gương mặt đại diện cho dịch vụ chuyển tiền mang tên GoiTien247 – đây là lần thứ hai ông trở thành gương mặt đại diện cho một sản phẩm không phải là của trung tâm Thúy Nga, sau điện thoại V247.

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2022 theo giờ Việt Nam, trung tâm Thúy Nga thông báo về việc chương trình Paris By Night 133 sẽ mang tựa đề là Nguyễn Ngọc Ngạn – The Farewell. Ngay ngày tiếp theo sau khi trung tâm Thúy Nga giới thiệu PBN 133, Nguyễn Ngọc Ngạn xuất hiện trong livestream đầu tiên có chủ đề về chương trình này. Ngày 2 – 3 tháng 8 năm 2022, sau thành công của PBN 133 cũng như lần cuối cùng ông làm MC tại Hoa Kỳ, ông vẫn lưu lại miền Nam California để tham gia lễ tang và đưa tiễn ân nhân lớn của cuộc đời ông là giáo sư Tô Văn Lai về nơi an nghỉ cuối cùng. Trong livestream ngày 26 tháng 9 năm 2022, Thanh Tuyền tiết lộ rằng trong show PBN 133 vào ngày chủ nhật, Nguyễn Ngọc Ngạn tuy đã rất mệt mỏi nhưng ông vẫn tiếp tục cố gắng thực hiện chương trình, phục vụ khán giả tới phút cuối cùng.[3]

“Cái cảm nghĩ như thế nào khi giã từ sân khấu? Cái vui buồn là cái cảm xúc lẫn lộn, vui cũng có mà buồn cũng có, buồn là vì nhớ khán giả, nhớ sinh hoạt văn nghệ, nhớ trung tâm Thúy Nga và các anh chị em nghệ sĩ – trong trung tâm Thúy Nga ai cũng coi tôi như chú như bác, nhưng bù lại khi mình chia tay, mình cũng cảm thấy rằng từ đây, trách nhiệm của mình đã được giao lại cho người khác. Nếu quý vị có bắt gặp, thì có lẽ quý vị sẽ thấy tôi ngồi trong hàng ghế khán giả mà thôi.” – lời mở đầu video clip hậu trường PBN 133 của Nguyễn Ngọc Ngạn.[4]
“Tôi không biết rồi những cuốn tới, cô Kỳ Duyên sẽ đứng với ai, nhưng tôi không coi, bởi vì coi thì nhiều khi mình sẽ xúc động, sẽ khóc không có lý do…” – Nguyễn Ngọc Ngạn khẳng định trong chương trình PBN 133.

Khả năng nổi bật & khuyết điểm

Trí nhớ minh mẫn và đầu óc quan sát tinh tế

Nguyễn Ngọc Ngạn sở hữu một trí nhớ rất minh mẫn và đầu óc quan sát tinh tế, và lần đầu nó được thể hiện từ khi chưa tới 10 tuổi. Vào những năm tháng còn sống ở xóm đạo ở Củ Chi, ông đã quan sát và nhớ rất rõ từng sinh hoạt thường ngày trong ngôi làng nhỏ bé và sau này, ông đã khai thác chính những gì ông nhớ được về ngôi làng đó để viết nên tiểu thuyết “Xóm Đạo”.

“Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ.”

Ngoài ra, ông còn có một cách nhìn khách quan về đời sống xã hội mà ông đã và đang sống trong nó, và nó đã được thể hiện khá nhiều trong những truyện dài/tiểu thuyết mà ông đã viết sau khi đã vượt biên thành công, khi ông sống cùng với cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Kiến thức sâu rộng và khả năng thuyết trình như một MC

Kiến thức sâu rộng là một trong những nền tảng chính giúp nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thành công với vai trò MC trên sân khấu Paris By Night. Ông có một vốn hiểu biết rất rộng về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trong nước, ít nhất là những hiểu biết về Việt Nam cho đến tận biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong những khoảng nghỉ chuyển tiếp giữa hai tiết mục với nhau, để “câu giờ” cho êkip chuẩn bị có thêm thời gian để dàn dựng sân khấu, ông thường có những câu chuyện về nhiều chủ đề khác nhau để kể với khán giả (phần nhiều là không được chuẩn bị trước vì lý do cấp bách trong việc dàn dựng sân khấu), và chính những câu chuyện đó đã gây nên những ấn tượng sâu đậm của khán – thính giả tứ phương về một nhà văn kiêm MC “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.

Cách kể chuyện và diễn giải vấn đề của ông được đánh giá là rất khác so với những MC trước đây từng tham gia dẫn chương trình, bởi người ta luôn cảm nhận rằng ông nói chuyện như một người thầy giáo, đôi lúc có thêm một ít triết lý vào trong đó, khiến người nghe rất thích nghe ông diễn thuyết, thậm chí người ta còn cho rằng ông, cùng với Nguyễn Cao Kỳ Duyên, là một phần linh hồn của các chương trình Paris By Night. Cho đến nay, chưa có ai có thể vượt qua Nguyễn Ngọc Ngạn về khả năng này. Đạo diễn Kent Weed (đạo diễn cho các chương trình Paris By Night thập niên 2000) và nữ tài tử Kiều Chinh cũng đã từng khâm phục Nguyễn Ngọc Ngạn vì khả năng diễn thuyết mà không cần kịch bản viết sẵn ra giấy.

Khả năng văn chương

Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng có một khoảng thời gian học và dạy văn học ở trong nước vào trước năm 1975, cùng với niềm say mê đọc tiểu thuyết đã được hình thành từ bé và kinh nghiệm xây dựng những vở kịch được tích góp từ thời còn học dưới mái trường Nguyễn Bá Tòng nên ông sở hữu một khả năng nhất định trong việc viết và kể chuyện, cụ thể là lối hành văn gọn gàng, súc tích, có chiều sâu, cách xây dựng cốt truyện theo lối phản ánh cuộc sống bình thường và ngôn từ dễ hiểu, gần gũi với đại chúng, đặc biệt là về thể loại truyện ma và truyện thực tế. Ông gần như không đụng chạm đến thể loại hồi ký, ngoại trừ hai tác phẩm: Xóm ĐạoChuyện Năm Xưa, trong đó Chuyện Năm Xưa được sáng tác dựa trên một câu chuyện ông nghe được từ một người phụ nữ gốc Việt đã chủ động bắt chuyện với ông và yêu cầu ông viết lên câu chuyện đó.

Tính đến nay, ông đã có hơn 90 tác phẩm (truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết) và hầu hết được xuất bản dưới dạng sách giấy hoặc audiobook (sách nói).

Tinh thần ham học hỏi

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có thói quen đọc rất nhiều sách và xem rất nhiều phim, đặc biệt là những show diễn của Mỹ để trau chuốt kinh nghiệm làm MC.

Khiếu hài hước

Điều này được thể hiện rất rõ khi Nguyễn Ngọc Ngạn tham gia dẫn chương trình cùng Nguyễn Cao Kỳ Duyên – ông thường có những câu nói mang tính đá xéo, châm chọc nữ đồng nghiệp của mình ngay trước toàn thể khán giả và những lời bình luận hài hước về những phần trình diễn vừa kết thúc. Chính nhờ khiếu hài hước sẵn có mà ông đã viết nên rất nhiều vở hài kịch trình diễn trên sân khấu Paris By Night và một số tình tiết nhỏ trong các tác phẩm đã được thu âm thành audiobook của ông.

Khuyết điểm 1 – Không thể sử dụng internet và các thiết bị số

Nguyễn Ngọc Ngạn hầu như không biết cách sử dụng điện thoại và cũng không có email vì lý do rất đơn giản và chính đáng: ông ít khi ra ngoài và chỉ ra ngoài khi cần thiết (đi ăn với gia đình, chạy show, thực hiện thu âm sách nói,…) và những hoạt động đó gần như không có liên quan đến việc sử dụng điện thoại. Điều này đã gây nên rất nhiều trở ngại cho cô Marie Tô và Paul Huỳnh khi muốn liên lạc gấp với ông về việc chuẩn bị thực hiện các chương trình Paris By Night và các live show cần có sự hiện diện của ông trong vai trò MC (có lẽ ông nhận được những thông tin đó thông qua con trai ông là Nguyễn Vương Định và ông trả lời họ thông qua thư từ bình thường). Cũng chính vì điều này mà Nguyễn Cao Kỳ Duyên từng nói rằng cô từng phải chạy vòng quanh phi trường để tìm ông trong một lần hẹn nhau đi show.

Một số những người hâm mộ nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, ít nhiều vì không biết điều này nên đã lập ra những tài khoản Facebook giả danh ông, nhiều đến mức chính ông phải đứng ra tuyên bố rằng mình không biết Internet là gì để dập tắt nạn giả danh này.

Vào năm 2019, kênh Youtube chính thức của Nguyễn Ngọc Ngạn chính thức ra mắt khán giả, tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn không chính thức là người điều hành nó vì ông không thể sử dụng internet.

Khuyết điểm 2 – Không hiểu rõ về một số thể loại nghệ thuật trừu tượng và tình hình chính trị của nơi mà mình kiếm tiền

Theo Trần Nhật Phong, Nguyễn Ngọc Ngạn đã không giải thích rõ ràng về ý nghĩa của trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh do Phượng Mai biểu diễn trong chương trình Paris By Night 127 dù Trần Nhật Phong đã cố gắng giải thích rõ cho Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên về ý nghĩa của đoạn trích này. Trần Nhật Phong cũng lên tiếng với Nguyễn Ngọc Ngạn về việc ông không hiểu rõ nền chính trị Hoa Kỳ và sự ảnh hưởng của truyền thông mạng xã hội dẫn đến việc đưa thông tin sai lệch về tổng thống Donald J. Trump và đụng chạm đến rất nhiều người Việt ủng hộ vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Các mối quan hệ

Gia đình với người vợ trước (Lê Thị Tuyết Lan)

Đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn khá bận rộn với công việc (đặc biệt là vì lúc đó ông đang đi lính nên thường phải sống xa nhà), không có nhiều thời gian dành cho vợ, và gia đình ông sống êm ấm được một năm thì xảy ra biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông phải đi cải tạo dẫn đến việc sống xa gia đình, và vừa đoàn tụ được với gia đình ba năm sau thì ông dẫn họ đi vượt biên và không may là cả vợ con ông đều tử nạn. Cái chết của vợ con ông đã khiến ông viết nên tác phẩm Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại để nói về những người phụ nữ có người thân đi vượt biên, khiến ông đi theo con đường của một nhà văn.

Gia đình với người vợ sau (Trần Ngọc Diệp)

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn tái hôn với Trần Ngọc Diệp vào năm 1982, và được một năm thì họ có một người con trai, đặt tên là Nguyễn Vương Định.

Ban đầu vợ ông cũng là một trong những người không ủng hộ ông làm MC cho chương trình Paris By Night, tuy nhiên bà đã đổi ý sau khi chồng mình nói rằng ông còn có bố mình còn ở lại trong nước và ông muốn cho bố mình biết mình vẫn đang sống yên ổn tại hải ngoại, và cho đến giờ bà vẫn ủng hộ Nguyễn Ngọc Ngạn theo đuổi nghiệp làm MC. Bà Diệp cùng với con trai là Nguyễn Vương Định thường xuyên được nhìn thấy trên ghế khán giả trong các chương trình Paris By Night hay bất cứ liveshow nào mà có chồng, cha mình đóng vai trò làm MC.

Nhạc sĩ Ngọc Trọng

Nhạc sĩ Ngọc Trọng là em trai út của Nguyễn Ngọc Ngạn. Chính ông là người duy nhất ủng hộ ông đi theo con đường MC ngay từ đầu và khuyên anh trai mình tìm cách thuyết phục gia đình để ông tiếp tục đi theo nghiệp ấy, vì lý do nhạc sĩ muốn cha mình còn ở Việt Nam được thấy con mình vẫn đang sống tốt ở xứ người.

Tô Văn Lai là một trong số ít những người biết được khả năng làm MC của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn vào thời điểm trước ngày thu hình chương trình Paris By Night 17, và chính vì thế nên ông Lai mới cố gắng mời Nguyễn Ngọc Ngạn làm MC cho bằng được, và sau một thời gian khá lâu thì nhà văn mới đồng ý. Cho đến bây giờ, hai người vẫn có mối quan hệ tốt với nhau, mặc dù cả hai đã phải trải qua không ít các scandal lớn mà Nguyễn Ngọc Ngạn thường là người chịu trách nhiệm cao nhất về chúng.

Một trong những tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời làm MC của Nguyễn Ngọc Ngạn là khi Tô Văn Lai qua đời trước khi MC kịp nói lời giã từ sân khấu với giáo sư cũng như là ân nhân lớn nhất của cuộc đời ông.

Marie Tô và Paul Huỳnh rất kính trọng Nguyễn Ngọc Ngạn vì ông là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với các chương trình Paris By Night từ trước đến nay, cùng với MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên và những nghệ sĩ nổi tiếng như Như Quỳnh, Don Hồ, Trần Thái Hòa, Hương Lan,… mặc dù trong rất nhiều thời điểm khi họ muốn liên lạc với nhà văn về việc tổ chức các chương trình Paris By Night, hai người đều gặp khó khăn trong việc liên lạc với ông vì ông chủ yếu không sử dụng điện thoại.

Nhạc sĩ Lam Phương và nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn là hai người bạn rất thân thiết với nhau, ít nhất là từ sau thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay. Trước năm 1975, Nguyễn Ngọc Ngạn là một trong những người hâm mộ nhạc sĩ Lam Phương vì vẻ đẹp điển trai, sự giàu có và độ nổi tiếng vượt bậc khi ông tham gia đóng phim, cùng với những nhạc phẩm bất hủ gắn liền với những câu chuyện tình của ông.

Hai người có nhiều lần xuất hiện trong cùng một show diễn, đặc biệt là các chương trình liveshow nhằm vinh danh các tác phẩm của nhạc sĩ, và thân đến mức Lam Phương từng hứa sẽ tặng hẳn cho nhà văn một chiếc xe lăn một khi ông không còn di chuyển bình thường như trước, và khi nào nhà văn về nước thì nhạc sĩ cũng sẵn sàng về nước theo. Mối quan hệ giữa Nguyễn Ngọc Ngạn và Lam Phương có thể so sánh ngang hàng với mối quan hệ thâm tình giữa nhạc sĩ và gia đình ông Tô Văn Lai.

“Chừng nào anh về thì tôi về.” – nhạc sĩ Lam Phương trả lời khi Nguyễn Ngọc Ngạn hỏi ông về việc có muốn về Việt Nam để ra mắt những người hâm mộ các tác phẩm của ông.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng là một trong số những người biết được về tình sử của nhạc sĩ Lam Phương cũng như về thân thế, cuộc đời của những người phụ nữ đã đi qua đời ông và lý do đằng sau sự ra đời của những ca khúc nổi tiếng, và ông đã cho xuất bản một video sách nói trên kênh Youtube chính thức của ông để thuyết minh về vấn đề này, vốn là bài viết mà ông đã từng đăng trên một tờ báo của người Việt hải ngoại tại Canada vào những năm 2000.

Nguyễn Ngọc Ngạn và Song Ngọc từng nhiều lần đi show cùng nhau và ông rất hiểu cách sử dụng ngôn ngữ “khó hiểu” của nhạc sĩ, chưa tính đến việc hai người có cùng họ và tên đệm (nhạc sĩ Song Ngọc tên thật là Nguyễn Ngọc Thương). Ngoài ra, chính nhạc sĩ Song Ngọc đã từng gọi Nguyễn Ngọc Ngạn là “ông giáo làng” sau khi ông xuất hiện lần đầu trong chương trình PBN 17.

Cố ca sĩ Giang Tử và Nguyễn Ngọc Ngạn là bạn thuở nhỏ của nhau, có quan hệ gần giống như quan hệ của chính nhà văn với nam ca sĩ Chế Linh.

Hai người trở thành đồng nghiệp của nhau sau khi Kỳ Duyên xuất hiện trong chương trình Paris By Night 28. Cả hai người đều có phong cách điều khiển chương trình và giao tiếp rất lịch sự nên được các nhạc sĩ, nghệ sĩ đã và đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga và những người ủng hộ/hâm mộ rất kính trọng. Trong nhiều thời điểm, Nguyễn Ngọc Ngạn có nhiều lần châm chọc Kỳ Duyên trên sân khấu nhưng không bao giờ đụng đến những chuyện nhạy cảm của cô, cụ thể là về thân thế và gia đình.

Thi thoảng, Kỳ Duyên cũng được nhà văn mời hợp tác thực hiện các audiobook truyện ma.

Cố ca sĩ Duy Quang là người đã nảy ra ý định thu các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn vào các đĩa CD thành các audiobook và đã đề nghị với nhà văn. Chính Duy Quang cũng là người trực tiếp lồng hiệu ứng âm thanh cho các câu chuyện trước audiobook thứ 51.

Trong hầu hết các tác phẩm audiobook của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có sự tham gia của Chí Tài trong công tác sản xuất, Chí Tài luôn chịu trách nhiệm thu âm và lồng hiệu ứng âm thanh cho câu chuyện – nam nghệ sĩ luôn làm việc này một cách tỉ mỉ, cẩn thận vì nghệ sĩ luôn thích nghe truyện ma của nhà văn. Theo đánh giá của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, những nhân vật và các tình tiết trong một vở kịch đều xoay quanh Chí Tài bởi ông luôn nắm rất chắc lời thoại, từ đó Nguyễn Ngọc Ngạn đánh giá cao khả năng diễn các vở hài kịch do nhà văn sáng tác của nam nghệ sĩ lừng danh. Không những vậy, nhà văn còn cảm thấy được sự nhiệt tình mạnh mẽ của Chí Tài trong lĩnh vực kịch nghệ, đến mức mỗi khi ông nhìn thấy số điện thoại của nam danh hài, ông đều nhớ đến câu hỏi quen thuộc của Chí Tài, rằng các vở kịch trong các chương trình Paris By Night sắp tới có Chí Tài đóng trong đó hay không.

Chính nhà văn cũng đã mời Chí Tài hợp tác thu âm hai tác phẩm Nước ĐụcQuay Trong Cơn Lốc (audiobook thứ 59 và 62) với vai trò là giọng đọc phụ.

Khi Như Quỳnh xuất hiện lần đầu trong Paris By Night 38 – In Toronto, nhà văn đã dặn cô giữ nguyên mái tóc dài, và cho đến bây giờ cô vẫn giữ nguyên hình ảnh đó sau hơn 20 năm.

Các văn – nghệ sĩ đã/đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga nói chung

Hầu hết tất cả các văn – nghệ sĩ đã và đang cộng tác với trung tâm Thúy Nga đều nhỏ tuổi hơn ông, thậm chí ông còn đáng tuổi cha, chú, bác hoặc thậm chí là ông của nhiều người trong số họ sau này (điển hình là ca sĩ Bảo Hân là người đầu tiên trong trung tâm gọi Nguyễn Ngọc Ngạn bằng chú). Hầu hết tất cả các văn – nghệ sĩ đều rất kính trọng nhà văn vì khả năng đóng vai trò dẫn chương trình quá tốt cộng với kiến thức uyên thâm và tài năng văn chương nên họ luôn gọi Nguyễn Ngọc Ngạn là “cha già dấu yêu của trung tâm Thúy Nga”. Hàng năm, vào ngày 9 tháng 3, các nghệ sĩ cùng nhau đăng bài chúc mừng sinh nhật nhà văn như là cách để tri ân công lao lớn lao, bền bỉ của ông đối với các chương trình Paris By Night.

Mặt khác, Nguyễn Ngọc Ngạn tỏ ra lễ độ với những ca – nhạc sĩ đáng tuổi chú hoặc anh của mình, từ những người ông ít có cơ hội tiếp xúc như Xuân Tiên, Châu Kỳ, Nguyễn Hiền, Huỳnh Anh đến những người thân quen với mình hơn như Lam Phương, Chế Linh hoặc Song Ngọc.

Nghệ sĩ hài Bé Tí

Bé Tí là một trong số những người mà đã được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng như trung tâm Thúy Nga lăng xê, dẫn dắt từng bước đầu tiên trên con đường trở thành nghệ sĩ hài. Tuy nhiên, việc cô đấu tố nhà văn vì chuyện 50 ngàn người Mỹ “trốn” sang Canada đã khiến cho nhiều người không khỏi giật mình vì tư cách, đạo đức của nữ nghệ sĩ này.

Theo như rất nhiều người ủng hộ trung tâm Thúy Nga nhận xét (lưu ý là trong số những người ở hải ngoại còn có cả những người ủng hộ cả nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn và tổng thống Donald Trump), Bé Tí vì quá “cuồng” tổng thống Donald Trump mà sẵn sàng đấu tố, xúc phạm cả người thầy của mình và kích động bạo lực ngôn từ trên Facebook và Youtube nhằm công kích nhà văn và cũng đồng thời là một người lớn tuổi, đáng tuổi làm cha, ông của những người đó (mặc dù thật sự tổng thống Trump không hề làm gì khiến cho ngần đó người Mỹ phải trốn sang Canada, trái lại ông đã gián tiếp tạo nên rất nhiều công ăn việc làm cho toàn thể người Mỹ trong nước, giúp giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở nước này).

Cũng chính nhờ Bé Tí mà nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã gián tiếp nhận được một biệt hiệu mới đến từ các thế lực thù ghét ông, kẻ lưu manh giả danh trí thức.

Các tác phẩm đã sáng tác

Trong suốt sự nghiệp văn chương của mình, ông đã cho ra đời hơn 90 tác phẩm truyện ngắn và truyện dài, một phần trong số đó là truyện ma.

Audiobook

Xem danh sách các audiobook của trung tâm Thúy Nga tại đây.

Truyện ngắn

  • Lúc gần sáng (1986)
  • Sân khấu cuộc đời (1987)
  • Biển vẫn đợi chờ
  • Những người đàn bà đi bên tôi
  • Dòng đời lặng lẽ (tập truyện ngắn gồm ba truyện, 1998)
  • Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn

Truyện dài, hồi ký

Đa số các tác phẩm truyện dài của Nguyễn Ngọc Ngạn sau này được chính ông phát hành thành audiobook.

  • Những người đàn bà ở lại (1979)
  • Nước đục (1987)
  • Một lần rồi thôi (1987)
  • Màu cỏ úa (1988)
  • Trong quan tài buồn (1988)
  • Sau lần cửa khép (1988)
  • Đếm những mảnh tình (1989)
  • Trên lối mòn hậu chiến (1989)
  • Cõi đêm (1990)
  • Xóm đạo (1999)
  • The Will of Heaven (tiểu thuyết tiếng Anh)
  • Trong sân trường ngày ấy, Ngày buồn cũng qua mau, Dung nhan người góa phụ (truyện dài, 1990)
  • Chính khách, Chút ân tình mong manh, Quay trong cơn lốc, Dấu chân xưa, Nhìn lại một thập niên, Nắng qua phố cũ (Văn Khoa, 1999)
  • Kỷ Niệm Sân Khấu

Kịch

Trong quá trình cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn đã sáng tác rất nhiều vở bi/hài kịch và lấy tên soạn giả là “Nhóm kịch Thuý Nga” hoặc chính tên ông để trình diễn trong các chương trình Paris By Night.

Xuất hiện trong các liveshow và các chương trình/sự kiện đặc biệt khác

Đã rõ nội dung chương trình

Chưa rõ nội dung chương trình

  • Paris By Night Liveshow – Thanksgiving – Song Ca Đặc Biệt (phiên bản 2011)
  • Paris By Night Liveshow In Atlanta – Tình Ca Lam Phương
  • Paris By Night Liveshow – Thanksgiving – Duo Live Concert (phiên bản 2014)
  • Paris By Night Liveshow In Florida – Tình Ca Lam Phương
  • Paris By Night Liveshow – Thời Trang & Âm Nhạc
  • Tình Ca Lam Phương in Singapore
  • Tình Cha Nghĩa Mẹ
  • Xuân Họp Mặt
  • Nhạc Vàng Muôn Thuở

Chương trình đặc biệt/sự kiện khác

Thư viện ảnh

NNN-1979NNN-1979

NNN-BerkeleyUni-classof1979NNN-BerkeleyUni-classof1979

NNN-SomeofhisworksNNN-Someofhisworks

NNN-Family90sNNN-Family90s

NNN-NamLoc-John-Ontario2022NNN-NamLoc-John-Ontario2022

NNN-MiniFigureNNN-MiniFigure

PBN133-NNNandNVDFinalePBN133-NNNandNVDFinale

NNN-CartoonArtNNN-CartoonArt

NNN-InBangkokNNN-InBangkok

NNN-PBN134PromotionalPanelNNN-PBN134PromotionalPanel

PBN134-SatShowEndingPBN134-SatShowEnding

PBN134-NNN-MakeUpHairTeamPBN134-NNN-MakeUpHairTeam

NgocAnhfamily-visitingNNNinCanadaNgocAnhfamily-visitingNNNinCanada

Thông tin bên lề

  • Sinh nhật của Nguyễn Ngọc Ngạn trùng với sinh nhật của nữ ca sĩ Shayla (con gái của nữ ca sĩ Thanh Tuyền, sinh năm 1975).
    • Ca sĩ Khánh Ly, một người bạn đồng niên thân thiết của Nguyễn Ngọc Ngạn, sinh trước nhà văn ba ngày (bà sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945).
  • Nguyễn Ngọc Ngạn vào đầu thập niên 80 của thế kỉ XX có gương mặt khá giống với nam diễn viên võ thuật Lý Tiểu Long, đặc biệt là lúc ông đeo cặp kính cận tối màu quen thuộc khá giống với hình ảnh Lý Tiểu Long đeo kính râm màu sậm.
  • Theo thống kê của Wikipedia, cho đến ngày 25 tháng 2 năm 2021, Nguyễn Ngọc Ngạn đứng đầu về số lượng chương trình Paris By Night tham gia, với 102 chương trình đã xuất hiện.
  • Con số 247 gắn liền với sự nghiệp quảng cáo của Nguyễn Ngọc Ngạn, vì cả hai sản phẩm/dịch vụ ông từng quảng cáo đều có 247 trong tên của nó (điện thoại V247 còn được gọi là “điện thoại ông Ngạn”, và dịch vụ GoiTien247.com có hình ảnh đại diện là Nguyễn Ngọc Ngạn).
  • Trung tâm Thúy Nga đã bắt đầu thực hiện các podcast đọc truyện ma của Nguyễn Ngọc Ngạn từ tháng 7 năm 2019.
  • Thực ra Nguyễn Ngọc Ngạn đã muốn giải nghệ từ sau chương trình Paris By Night 130 – In Singapore – “Glamour”, nhưng vì dịch bệnh COVID-19 đã không cho phép ông nghỉ hưu theo đúng ý muốn, mà phải đến tận hai năm sau, lúc ấy ông đã 77 tuổi, ông mới tuyên bố ngừng làm MC.
  • Nguyễn Ngọc Ngạn chưa từng về Việt Nam kể từ năm 1979 cho đến nay, ngay cả khi có rất nhiều người hâm mộ tại Việt Nam muốn ông đi cùng Nguyễn Cao Kỳ Duyên về nhưng ông vẫn từ chối.[2]
    • Có nhiều nhà làm phim ở Việt Nam muốn làm phim dựa trên các tác phẩm của ông, nhưng ông không muốn điều đó xảy ra vì không thể chắc chắn rằng họ có làm đúng như nguyên tác từ những kịch bản do chính ông viết ra.[5]
  • Nguyễn Ngọc Ngạn đếm được rằng ông đã “chết” tổng cộng là 5 lần vì có người bịa chuyện ông qua đời khi không thấy ông xuất hiện với vai trò dẫn chương trình tại Hoa Kỳ nữa, dẫn đến việc có một linh mục đã từng tổ chức lễ cầu nguyện cho ông rồi sau đó nhận được tin ông còn sống, tính đến thời điểm ông thực hiện livestream cùng Tô Ngọc Thủy và Ngọc Hân tối ngày 29 tháng 8 năm 2022.[6]
  • Theo Bằng Kiều cho hay, Nguyễn Ngọc Ngạn cũng thích hút thuốc lào giống như anh – một người cũng đến từ miền Bắc Việt Nam.[7]
  • Nguyễn Ngọc Ngạn từng bị những nhân viên của The Zappos Theater hiểu lầm rằng ông là một nam danh ca người Việt sắp về hưu, và ông đã trả lời họ rằng “ca sĩ không bao giờ về hưu, MC mới về hưu vì ca sĩ hát lại những bài cũ không sao hết”.[4]

Chú thích