Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học – Luật Hành chính
Việc đánh giá học sinh tiểu học phải tuân theo những nguyên tắc đánh giá nhất định theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BGDDT.
Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là gì?
Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định, thì giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông, như vậy, giáo dục tiểu học là một trong ba cấp của giáo dục phổ thông.
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; (điểm a, Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019). Giáo dục tiểu học mang mục tiêu chung của giáo dục phổ thông đó là nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đồng thời hình thành các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân; bên cạnh đó giáo dục tiểu học mang mục tiêu quan trọng khác nữa đó là hình thành nhân cách con người Việt Nam và xây dựng trách nhiệm công dân từ khi các cá nhân còn nhỏ tuổi.
Tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học, thì “Đánh giá học sinh tiểu học” là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học. (Khoản 1 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học).
Như vậy, đánh giá học sinh tiểu học hiểu đơn giản là hoạt động do các giáo viên tiến hành, dựa trên quá trình học tập trên lớp của học sinh, dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh,… để đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của học sinh, từ đó hướng dẫn, chỉ bảo để học sinh học tập, rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân.
Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được tiến hành là đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá định kỳ học sinh. Trong đó, đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học. Hoạt động đánh giá thường xuyên giúp cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để học sinh, giáo viên kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Còn đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. (Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học).
Như vậy, có thể thấy đánh giá thường xuyên được áp dụng ngay trong các giờ học trên lớp, các giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy, tương tác với học sinh, cũng như việc thực hiện bài tập của học sinh,… để có những đánh giá học sinh kịp thời. Còn hoạt động đánh giá định kỳ được thể hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thi như bài kiểm tra 1 tiết, thi giữa học kỳ, thi cuối kỳ,…
Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học
Nguyên tắc là những quy tắc xử sự chung điều chỉnh các mối quan hệ xung quanh theo những quan điểm tư tưởng nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.
Như vậy, việc đánh giá học sinh tiểu học phải tuân theo những nguyên tắc đánh giá nhất định theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BGDDT.
Theo đó, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.
Trong quá trình học tập, giáo viên và bạn bè trong lớp đánh giá kết quả học tập của học sinh, của bạn bè, xem xét đến sự tiến bộ của học sinh. Xem xét sự cố gắng, vượt khó của các học sinh.
Ví dụ: học sinh Nguyễn Văn A được sinh ra trong một gia đình nhà nghèo nên rất khó khăn về kinh tế, Nguyễn Văn A ngoài những thời gian đi học trên lợp còn phải đi làm để giúp đỡ mẹ nhưng vẫn đạt kết quả học tập cao.
Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
Trong quá trình học tập giáo viên có thể quan sát quá trình học tập của các em đồng thời có thể tạo ra các môi trường vui chơi để tạo sự phát triển toàn tiện cho học sinh mặt khác cũng để đánh giá phẩm chất đạo đức, ý thức của các học sinh.
Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Trong quá trình học tập học sinh không chỉ được sự quan tâm từ phía thầy cô, bạn bè mà còn được sự quan tâm từ bố mẹ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này thì các em học sinh chủ yếu ở trên trường lớp nên được sự quan tâm từ phía thầy cô, nhà trường là chủ yếu nên ngoài việc đánh giá của gia đình, bạn bè thì cần phải có đánh từ phía thầy cô là rất quan trọng.
Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
-
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
-
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
-
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail