Nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22
II. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Giáo dục thể chất
Mục lục bài viết
I. Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng trong đánh giá học sinh tiểu học:
Để một hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh; đồng thời giúp giáo viên thu thập được những thông tin hữu ích về quá trình dạy và học, thì việc kiểm tra đánh giá cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. TheoThôngtư 22/2016/TT-BGDĐT4 nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:
Bốn nguyên tắc được nêu trên đã bao quát được phần lớn các nguyên tắc thiết kế hoạt động kiểm tra đánh giá mà nhiều tài liệu lí luận giáo dục đã chỉ ra như sau:
1. Đảm bảo tính chuẩn xác
Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh
Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá
2. Đảm bảo tính tin cậy
Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng
3. Đảm bảo tính công bằng
Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.
4. Đảm bảo tính chân thực
Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội
5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả
Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục
6. Đảm bảo tính tác động
Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ của mình.
Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình nhà trường xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.
Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:
Nguyên tắc
Mô tả
1. Tính chuẩn xác
Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
2. Tính tin cậy
Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
3. Tính công bằng
Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
4. Tính chân thực
Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội
5. Tính thực tế
Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục
6. Tính tác động
Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
II. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh môn Giáo dục thể chất
Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt
Đảm bảo tính phát triển
Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn
Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học