Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh – địa chỉ đỏ cách mạng và điểm du lịch văn hóa tâm linh
Ghi nhận công lao của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vô cùng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng, Đảng bộ và Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã nhiều lần lên kế hoạch tìm hài cốt của đồng chí, thể hiện tấm lòng của người đi sau đối với những chiến sỹ cách mạng đã hy sinh, tiền bối cách mạng, đồng thời giáo dục về tấm gương của những người chiến sỹ cộng sản kiên trung đối với các thế hệ sau này.
Năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã đồng ý cho gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cùng với LĐLĐ thành phố Hải Phòng, LĐLĐ tỉnh Thái Bình tổ chức tìm kiếm hài cốt đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
Ngày 21/8/2007, hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân được tìm thấy trong khuôn viên Nhà máy Giầy Thống Nhất, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân thành phố Hải Phòng và các địa phương đã tổ chức dâng hương tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng suốt 56 ngày đêm tại nhà tang lễ thành phố và Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp.
Có thể nói, việc tìm thấy hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân là một tin vui không chỉ đối với người dân Thái Bình, Hải Phòng mà còn là tin vui đối với nhân dân cả nước; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đối với một lãnh tụ của đất nước và cũng là người đứng đầu Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Lễ tưởng niệm đồng chí theo nghi thức cấp quốc gia cũng là đợt sinh hoạt chính trí có ỹ nghĩa sâu sắc, có tác động to lớn đến tâm tư, tình cảm của đảng viên và nhân dân thành phố Hải Phòng. Điều này cũng được khẳng định, những năm tháng sau đó, kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của địa phương ngày càng đi vào ổn định, khẳng định giá trị tinh thần và ý nghĩa to lớn mà các bậc tiền bối nói chung và Nguyễn Đức Cảnh nói riêng đem lại.
* Quá trình xây dựng Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Theo sáng kiến của lãnh đạo, công nhân viên Công ty Cổ phần giầy Thống nhất và đề xuất của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng tại Hải Phòng.
UBND thành phố đã ban hành quyết định thành lập Ban vận động xây dựng công trình và giao cho LĐLĐ thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công ngày 24/8/2008, cũng là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí và hoàn thành ngày 10/5/2009, đúng vào dịp thành phố Hải Phòng kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng.
Đây là một công trình được thiết kế kết hợp giữa kiến trúc truyền thống cổ với kiến trúc hiện đại, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa tâm linh, hài hòa với mặt bằng và không gian thực tế. Công trình có tổng kinh phí xây dựng trên 8 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn vận động công đức của đơn vị, cá nhân, công nhân, viên chức, lao động và những nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố.
Xây dựng Nhà tưởng niệm nhằm lưu giữ lại những kỷ vật vật chất và tinh thần, về công lao đóng góp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và phong trào cách mạng, giai cấp CNLĐ của thành phố nói riêng. Đồng thời công trình cũng là sự tri ân, là nơi tưởng nhớ, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống của các thế hệ cán bộ, CNVCLĐ thành phố đối với vị Bí thư Thành ủy đầu tiên của thành phố Hải Phòng.
Sau khi đưa vào hoạt động, Nhà tưởng niệm đã trở thành địa chỉ đỏ của thành phố nói riêng, giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam nói chung trong việc giáo dục tư tưởng, truyền thống cách mạng sâu sắc về tấm gương sáng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Nhà tưởng niệm rất vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về thăm, dâng hương và trồng cây lưu niệm ghi nhớ công lao của đồng chí.
Đến năm 2018, xuất phát từ nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên, đội ngũ công nhân lao động thành phố, theo đề nghị của Thành ủy Hải Phòng và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại khuôn viên Công ty cổ phần Giầy Thống Nhất có diện tích 3 ha, với tổng mức đầu tư trên 110 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn xã hội hóa. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta đối với những người có công với đất nước, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau; đồng thời, thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908 – 02/02/2018). Công trình khởi công vào ngày 03/02/2018, khánh thành vào ngày 30/01/2019. Tại Lễ khánh thành, lãnh đạo thành phố đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia cho Nhà tưởng niệm.
Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Từ khi được xây dựng lần đầu năm 2009 và công trình được xây dựng, mở rộng (khánh thành năm 2019), đến nay, Nhà tưởng niệm luôn là địa chỉ đỏ thu hút đông đảo chiến sỹ, đồng bào, cựu chiến binh, học sinh sinh viên và du khách thập phương đến chiêm bái, tri ân, thăm quan tại di tích. Nhà tưởng niệm đã đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các địa phương đến dâng hương, tưởng niệm và thăm quan.
Có thể nói, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là công trình văn hóa tâm linh mà hậu thế kính dâng lên bậc anh hùng, liệt sỹ – những chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng, đã có công lao to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thông qua các tài liệu, sách báo, hình ảnh… được trưng bày tại Nhà tưởng niệm là những tài liệu lịch sử quý giá để giáo dục các thế hệ nối tiếp, học sinh, sinh viên truyền thống đấu tranh bảo vệ dân tộc của cha ông; noi gương người đi trước, phấn đấu học tập, lao động xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Ghi nhận công lao của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vô cùng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng, Đảng bộ và Lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã nhiều lần lên kế hoạch tìm hài cốt của đồng chí, thể hiện tấm lòng của người đi sau đối với những chiến sỹ cách mạng đã hy sinh, tiền bối cách mạng, đồng thời giáo dục về tấm gương của những người chiến sỹ cộng sản kiên trung đối với các thế hệ sau này.Năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sỹ, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã đồng ý cho gia đình đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cùng với LĐLĐ thành phố Hải Phòng, LĐLĐ tỉnh Thái Bình tổ chức tìm kiếm hài cốt đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.Ngày 21/8/2007, hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân được tìm thấy trong khuôn viên Nhà máy Giầy Thống Nhất, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân thành phố Hải Phòng và các địa phương đã tổ chức dâng hương tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng suốt 56 ngày đêm tại nhà tang lễ thành phố và Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp.Có thể nói, việc tìm thấy hài cốt của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân là một tin vui không chỉ đối với người dân Thái Bình, Hải Phòng mà còn là tin vui đối với nhân dân cả nước; thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đối với một lãnh tụ của đất nước và cũng là người đứng đầu Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Lễ tưởng niệm đồng chí theo nghi thức cấp quốc gia cũng là đợt sinh hoạt chính trí có ỹ nghĩa sâu sắc, có tác động to lớn đến tâm tư, tình cảm của đảng viên và nhân dân thành phố Hải Phòng. Điều này cũng được khẳng định, những năm tháng sau đó, kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của địa phương ngày càng đi vào ổn định, khẳng định giá trị tinh thần và ý nghĩa to lớn mà các bậc tiền bối nói chung và Nguyễn Đức Cảnh nói riêng đem lại.Theo sáng kiến của lãnh đạo, công nhân viên Công ty Cổ phần giầy Thống nhất và đề xuất của Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hải Phòng, lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng tại Hải Phòng.UBND thành phố đã ban hành quyết định thành lập Ban vận động xây dựng công trình và giao cho LĐLĐ thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công ngày 24/8/2008, cũng là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí và hoàn thành ngày 10/5/2009, đúng vào dịp thành phố Hải Phòng kỷ niệm 54 năm Ngày giải phóng.Đây là một công trình được thiết kế kết hợp giữa kiến trúc truyền thống cổ với kiến trúc hiện đại, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý nghĩa tâm linh, hài hòa với mặt bằng và không gian thực tế. Công trình có tổng kinh phí xây dựng trên 8 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn vận động công đức của đơn vị, cá nhân, công nhân, viên chức, lao động và những nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố.Xây dựng Nhà tưởng niệm nhằm lưu giữ lại những kỷ vật vật chất và tinh thần, về công lao đóng góp của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và phong trào cách mạng, giai cấp CNLĐ của thành phố nói riêng. Đồng thời công trình cũng là sự tri ân, là nơi tưởng nhớ, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống của các thế hệ cán bộ, CNVCLĐ thành phố đối với vị Bí thư Thành ủy đầu tiên của thành phố Hải Phòng.Sau khi đưa vào hoạt động, Nhà tưởng niệm đã trở thành địa chỉ đỏ của thành phố nói riêng, giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam nói chung trong việc giáo dục tư tưởng, truyền thống cách mạng sâu sắc về tấm gương sáng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Nhà tưởng niệm rất vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về thăm, dâng hương và trồng cây lưu niệm ghi nhớ công lao của đồng chí.Đến năm 2018, xuất phát từ nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên, đội ngũ công nhân lao động thành phố, theo đề nghị của Thành ủy Hải Phòng và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý chủ trương xây dựng Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại khuôn viên Công ty cổ phần Giầy Thống Nhất có diện tích 3 ha, với tổng mức đầu tư trên 110 tỷ đồng, hoàn toàn bằng nguồn xã hội hóa. Đây là công trình có ý nghĩa to lớn, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta đối với những người có công với đất nước, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau; đồng thời, thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày sinh của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908 – 02/02/2018). Công trình khởi công vào ngày 03/02/2018, khánh thành vào ngày 30/01/2019. Tại Lễ khánh thành, lãnh đạo thành phố đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia cho Nhà tưởng niệm.Nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Từ khi được xây dựng lần đầu năm 2009 và công trình được xây dựng, mở rộng (khánh thành năm 2019), đến nay, Nhà tưởng niệm luôn là địa chỉ đỏ thu hút đông đảo chiến sỹ, đồng bào, cựu chiến binh, học sinh sinh viên và du khách thập phương đến chiêm bái, tri ân, thăm quan tại di tích. Nhà tưởng niệm đã đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các địa phương đến dâng hương, tưởng niệm và thăm quan.Có thể nói, Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là công trình văn hóa tâm linh mà hậu thế kính dâng lên bậc anh hùng, liệt sỹ – những chiến sỹ cách mạng tiền bối của Đảng, đã có công lao to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thông qua các tài liệu, sách báo, hình ảnh… được trưng bày tại Nhà tưởng niệm là những tài liệu lịch sử quý giá để giáo dục các thế hệ nối tiếp, học sinh, sinh viên truyền thống đấu tranh bảo vệ dân tộc của cha ông; noi gương người đi trước, phấn đấu học tập, lao động xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.