Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001 sau khi lập Kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là yếu tố cốt lõi trong một hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của các tổ chức sản xuất, kinh doanh. Hoạt động này giúp tổ chức thấy trước được các rủi ro liên quan đến hoạt động của tổ chức, từ đó có thể đưa ra kế hoạch quản lý rủi ro một cách chủ động. Đảm bảo các nguồn lực được ưu tiên và sử dụng hợp lý, không phát sinh thêm chi phí khắc phục sự cố.
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001
Nhận diện mối nguy
Các mối nguy hiểm được phân thành hai loại:
▪️ Mối nguy hiện hữu: dễ dàng quan sát được bằng mắt thường tại thời điểm nhận diện.
▪️ Mối nguy vô hình: các hành vi mất an toàn hoặc môi trường mất an toàn. Môi trường mất an toàn được tạo nên bởi các hành vi mất an toàn tác động nên các vật thể, thiết bị xung quanh môi trường sống và làm việc của chúng ta.
Các nội dung cần phải xem xét khi nhận diện mối nguy:
▪️ Các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.
▪️ Các hoạt động của những người có khả năng tiếp cận đến nơi làm việc.
▪️ Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người.
▪️ Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngoài nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của những người chịu ảnh hưởng kiểm soát của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc.
▪️ Các mối nguy hoạt động dưới sự kiểm soát của tổ chức tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc.
▪️ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do doanh nghiệp hoặc người khác cấp.
▪️ Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong tổ chức, đối với các hoạt động hay vật tư.
▪️ Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và hoạt động.
▪️ Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, lắp đặt máy móc thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.
▪️ Để nhận diện được các mối nguy, chúng ta cần phải tiền hành quan sát kỹ lưỡng, xem xét khả năng ảnh hướng của chúng đối với hoạt động đang diện ra và con người xung quanh ngay tại thời gian và địa điểm mối nguy đó hiện hữu.
▪️ Hãy quan sát và đặt ra tình huống từ mọi phía.
▪️ Luôn suy xét tới mọi khả năng dịch chuyển của vật, tìm hiểu tình trạng an toàn của thiết bị.
▪️ Xem xét các khả năng tác động từ thiên nhiên.
Các loại mối nguy
▪️ Mối nguy vật lý
Tiếng ồn
Bức xạ
Nhiệt độ
Áp lực công việc, mật độ xe cộ qua lại, độ cao, độ sâu.
Điện (điện thế, năng lượng điện)
Các tính chất vật lý khác (sắc, nhọn, nhám, trơn,…)
▪️ Mối nguy hóa học
Chất nổ
Chất lỏng cháy
Chất ăn mòn
Chất oxy hóa vật liệu
Chất độc, chất gây ung thư
Khí
▪️ Mối nguy sinh học
Chất thải sinh học
Virus, vi khuẩn
Ký sinh trùng, côn trùng
Cây hay động vật có bệnh hay có chất độc hại.
▪️ Mối nguy thể chất
Thiếu ánh sáng
Thiếu kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm.
Mức độ công việc (nặng, nhẹ)
Mối quan hệ với người xung quanh.
Sử dụng thuốc trong khi làm việc.
Các yếu tố về thể chất
Trang bị bảo hộ không phù hợp.
Nhận diện mối nguy trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động
Phân tích đặc điểm, điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan
Kiểm tra thực tế nơi làm việc
Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc.
Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn vệ sinh lao động
Đánh giá rủi ro
Mọi công việc, môi trường lao động đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn có được một môi trường an toàn, hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá rủi ro cho chính công việc đó.
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, phải chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp. Xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho người lao động, thiệt hai tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
Phân loại rủi ro
Dựa vào các rủi ro, chúng ta phân tích, đo lường và xếp loại thành 3 hạng:
▪️ Rủi ro mức cao
▪️ Rủi ro mức trung bình
▪️ Rủi ro mức thấp
Thời điểm đánh giá rủi ro
▪️ Khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
▪️ Định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 năm 1 lần. Trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định.
▪️ Khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001
Các bước đánh giá nguy cơ rủi ro
👉 Lập kế hoạch đánh giá.
👉 Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động.
👉 Tổng kết kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro:
▪️ Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
▪️ Áp dụng các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, có hại.
▪️ Phát hiện và kịp thời báo cáo với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tự tổ chức nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 45001 hoặc sử dụng dịch vụ của các đơn vị quan trắc môi trường. Quý doanh nghiệp có nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CHỨNG NHẬN CRS VINA
Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
Website: https://chungnhaniso.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
Email: [email protected]
Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
5
(100%)
1
vote