Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001 là gì?

Bất cứ hoạt động sản xuất nào cũng thế, luôn luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm về an toàn lao động. Vì thế, ngoài hoạt động quan trắc môi trường lao động ra, thì mỗi tổ chức/doanh nghiệp cần phải thực hiện nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại nơi làm việc của mình để đảm bảo an toàn cho người lao động. Vậy nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là gì? Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro bao gồm các bước nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây với chúng tôi.

Nhận dạng mối nguy là gì?

ISO 45001 bắt đầu với một số thông tin chung trong điều khoản 6.1.1 về việc xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài của bạn, các bên quan tâm có liên quan và phạm vi của hệ thống quản lý OH&S của bạn trong quá trình đánh giá rủi ro này. 

Tiếp theo, điều 6.1.2.1 yêu cầu xác định các mối nguy trong hệ thống quản lý. Điều này đòi hỏi bạn phải xem xét từng quy trình của mình và xác định các mối đe dọa hiện có có thể gây thương tích hoặc sức khỏe kém cho công nhân của bạn. Các cân nhắc không chỉ bao gồm các hoạt động thường ngày mà bạn thực hiện mà còn cả các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra, các thay đổi theo kế hoạch, các hoạt động không theo quy trình như bảo trì và các yếu tố con người gây nguy hiểm trong quá trình này. Khi bạn đã xác định được tất cả các mối nguy của mình, bạn tiến hành bước tiếp theo để đánh giá rủi ro.

Các phương pháp nhận diện mối nguy tại nơi làm việc

Đánh giá môi trường làm việc đối với các nguy cơ về sức khỏe và an toàn là rất quan trọng để ngăn ngừa thương tích và bệnh tật xảy ra. Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau để nhận diện các mối nguy tại nơi làm việc, nhưng các phương pháp sau sẽ giúp tổ chức bạn nhận diện mối nguy một cách hiệu quả:

  • Phân tích cây sai hỏng FTA

  • Nhận dạng mối nguy HAZID

  • Phân tích công việc chủ yếu CTA

  • Tuần tra quan sát PO

  • Phân tích cây sự cố ETA

  • Phân tích tai nạn, sự cố AIA

  • Dựa vào báo cáo

Đánh giá rủi ro theo ISO 45001

Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra của những mối nguy và mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ thể hay bệnh tật gây ra do mối nguy này.

Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Để từ đó định hướng và tìm ra những biện pháp hợp lí, kịp thời để khắc phục những rủi ro đó. Từ đó mọi hoạt động trong công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn và hạn chế đến việc gây tai nạn cho con người cũng như gây ô nhiễm môi trường, hoặc làm hỏng tài sản của doanh nghiệp.

Các đối tượng cần phải đánh giá rủi ro ví dụ như nhà máy sản xuất cơ khí, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất hải sản, nông sản, nhà máy chế tạo cộng nghiệp nặng, nhà máy đóng tàu,…

Chúng ta đều có thể tiến hành đánh giá rủi ro bất cứ khi nào. Luôn đặt ra những câu hỏi để xem xét mức độ rủi ro như thế nào, ảnh hưởng ra sao và có cách phòng tránh.

Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro 

Quy trình xác định mối nguy & đánh giá rủi ro giúp công ty của bạn thiết lập, thực hiện và duy trì các quy trình được lập thành văn bản để xác định liên tục các mối nguy và đánh giá các rủi ro kèm theo. Từ kết quả đầu ra của các quá trình này, các biện pháp kiểm soát thích hợp có thể được thực hiện.

Bước 1: Nhận diện những mối nguy, đánh giá mức độ rủi ro

Mối nguy bất kì thứ gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy họa môi trường đều là mối nguy hại thông thường là máy móc, vật dụng, đồ dung, dụng cụ, thiết bị,… chúng đều là mối nguy hiểm

  • Mối nguy vật chất: tình trạng vật chất kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát

  • Mối nguy đạo đức: sự thiếu trung thực của một cá nhân làm tăng khả năng xảy ra mất mát

  • Mối nguy tinh thần: sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm.

Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần xuất xảy ra hoặc có thể xảy ra.

Bước 2: Xem đối tượng bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào?

Để có thể kiểm soát tốt những rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần phải xác định rõ ràng đối tượng hay một người nào đó sẽ bị tổn thương. Thông qua cách này chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát những rủi ro có thể tạo ra trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, khi bạn làm như thế không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đưa hết tên những đối tượng này vào trạng thải sẽ kiểm soát. Bạn chỉ xác định các nhóm làm việc bị ảnh hưởng hoặc các nhóm có khả năng bị ảnh hưởng khi làm việc.

Những đối tượng có khả năng bị tổn thương đó là: những dạng công nhân đang làm việc tại nhà máy, khu công nghiệp như: lao động mới tuyển và trẻ, hoặc bà mẹ mới sinh hoặc đang mang thai, hoặc những khách hàng đến tham quan dự án , nhà thầu dự án , hoặc những công nhân phụ trách bảo trì…

Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp phòng ngừa

Khi phát hiện được những mối nguy này trước và trong khi làm việc, việc đầu tiên mà những cán bộ phụ trách việc này cần làm đó là: dừng công việc của công nhân lại, xem những mối nguy này có nguy hiểm không và cần kiểm tra hết sức cẩn thận. Nếu những mối nguy này quá nhỏ hoặc khả năng không gây ra những rủi ro gì thì cho công nhân làm việc bình thường trở lại.

Còn ngược lại, nếu như phát hiện ra những mối nguy quá lớn và khả năng sẽ xảy ra những rủi ro. Thì cán bộ phụ trách sẽ được phép tạm dừng công việc tại đó để kiểm tra, giám sát kỹ càng. Đồng thời bộ phận phòng ban chịu trách nhiệm sẽ phải đánh giá rủi ro một cách chính xác và đề ra được các biện pháp phòng ngừa, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Vậy, các biện pháp phòng ngừa ở đây là gì? Chúng ta cần trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân như quần áo, giày dép, kính …  Cung cấp các công trình phúc lợi như các phương tiện sơ cứu, bồn nước rửa cấp cứu để loại bỏ các chất độc hại, ô nhiễm hoặc có sẵn ngay một bộ phận y tế tại công ty để ứng phó kịp thời những rủi ro có thể xảy ra.

Bước 4: Ghi chép những phát hiện và đưa ra cách khắc phục

Trước hết chúng ta cần đưa những kết quả của quá trình đánh giá rủi ro vào thực tế. Từ đó sẽ giúp cho mọi người tại công ty hay doanh nghiệp và nhà máy có thể nhận biết được những rủi ro rõ ràng hơn.

Nên nhớ rằng, chúng ta không cần một quá trình đánh giá rủi ro hoàn hảo nhưng cần phù hợp và đầy đủ. Có như thế mới giúp ích cho người lao động được.

Minh họa bằng ví dụ cụ thể để bạn có thể thấy rằng:

  • Một kiểm tra thích hợp đã được thực hiện ở doanh nghiệp.

  • Những người có thể bị ảnh hưởng đã được bạn tham vấn.

  • Tất cả các mối nguy đáng kể, rõ ràng… đã được xử lý và có tính đến số nhân viên có thể tham gia.

  • Có các biện pháp phòng ngừa hợp lý đối với các nguy cơ còn thấp.

Một kế hoạch hành động tốt thường bao gồm những điều như sau:

  • Chi phí rẻ hoặc dễ dàng cải tiến được nhanh chóng thực hiện trước, có thể như là một giải pháp tạm thời cho đến khi bạn có nhiều kiểm soát đáng tin cậy hơn;

  • Giải pháp dài hạn cho những rủi ro cao nhất có thể gây ra tai nạn hay bệnh tật;

  • Giải pháp dài hạn cho những rủi ro tiềm tàng với những hậu quả tồi tệ nhất;

  • Sắp xếp cho nhân viên được đào tạo về các rủi ro đang hiện hữu và cách thức kiểm soát chúng;

Bước 5: Cập nhật và đưa ra các giải pháp an toàn mới

Ý nghĩa của giai đoạn này là bạn phải cập nhật liên tục về những rủi ro có khả năng sẽ xảy ra tiếp theo.

Do đó, mỗi năm bạn nên xem lại là mức độ rủi ro bạn đang ở mức nào, nhằm đảm bảo rằng bạn vẫn còn tiếp tục cải thiện để giảm mức độ rủi ro hoặc chí ít là quay trở về mức rủi ro cũ.

Bạn nên nhớ rằng khi thời gian và công việc luôn là áp lực hàng đầu cho mỗi công nhân viên, chính vì thế đôi khi người ta sẽ quên đi những việc cần làm hàng ngày như xem xét, đánh giá rủi ro. Nhưng đến khi phát hiện ra mọi vấn đề thì chuyện đã quá muộn. Chính vì thế, trong mọi hoàn cảnh chúng ta cần nều cao tinh thần cảnh giác.

Bảng nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro 

Sau đây là bảng nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại nơi làm việc: 

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro theo ISO 45001. Nếu Quý doanh nghiệp muốn biết thêm thông tin hoặc giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Ngày cập nhật: 25-10-2021