Nhận định tiềm năng cổ phiếu CEO năm 2022 và 2023

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam vào đầu năm 2022 cho thấy những tín hiệu tăng trưởng tích cực của cổ phiếu CEO. Tất cả nhờ vào các hoạt động phát triển tài chính. Vậy cổ phiếu CEO ra sao? Tiềm năng phát triển như thế nào? Cùng Anfin tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về cổ phiếu CEO

Chi tiết về cổ phiếu CEO:

  • Mã chứng khoán: CEO
  • Sàn giao dịch: HNX
  • Mức giá hiện tại: 19.9
  • Biến động ngày: Từ 19.9 đến 20.20
  • Khối lượng cổ phiếu: 6.671.961
  • Mức giá giao dịch trong 10 ngày: 20.24
  • Khối lượng giao dịch trong 10 ngày: 10.051.220
  • Số cổ phiếu đang được giao dịch: 257.339.985
  • Mức vốn hóa thị trường: 4.812.216 tỷ đồng
  • Lợi nhuận gộp biên: 0.19%
  • ROA: 0.02%
  • ROE: 0.04%
  • EPS: 1.090
  • PE: 17.16
  • PB:1.41

đánh giá cổ phiếu ceo

Thông tin chung về công ty:

  • Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O là tiền thân của công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Công nghệ Việt Nam (VITECO).
  • Được thành lập từ ngày 26/10/20021 dựa theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102003701.
  • Vào ngày 29/03/2007, đổi tên từ Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Công nghệ Việt Nam sang Công ty cổ phần với tên gọi Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O với mức vốn điều lệ ban đầu là 78 tỷ đồng.
  • Hệ thống CEO Group hiện tại có 7 đơn vị thành viên.
  • Vào ngày 05/02/2013, mô hình công ty Cổ phần C.E.O Quốc tế được chuyển đổi thành Công ty TNHH C.E.O Quốc tế.
  • Tại Việt Nam, tập đoàn C.E.O được xem là một chủ đầu tư lớn chuyên hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản và nghỉ dưỡng. Đây được xem là công ty tư nhân phát triển hàng đầu nước ta trong suốt 20 năm hoạt động kể từ năm 2001.
  • Mức vốn điều lệ ban đầu khi thành lập chỉ ở mức 1.6 tỷ đồng và sau 6 năm thì con số đã tăng lên đến 100 tỷ đồng.
  • Vào giữa năm 2005, công ty lại thực hiện đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn CEO.
  • Vốn điều lệ của công ty tăng trưởng chóng mặt lên đến 1.544 tỷ đồng cùng khối tài sản được ước tính 8.422 tỷ đồng.

Tập đoàn C.E.O đã phải duy trì các hoạt động và đẩy mạnh các chiến lược để có thể phát triển như ngày hôm nay. Công ty đã không ngừng nhận về một số thành tựu nổi bật, cụ thể như sau:

  • Top 10 thương mại dịch vụ uy tín nhất Việt Nam
  • Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam
  • Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
  • Top thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng

Hiện nay, Tập đoàn C.E.O cùng với các tập đoàn lớn như Vingroup và Sun Group trở thành những nhà đầu tư khai thác du lịch lớn nhất tại thị trường Phú Quốc.

Mức giá cổ phiếu CEO được thổi phồng có thật không?

Mức giá cổ phiếu CEO

Cổ phiếu CEO đã gặp một số vấn đề về mức giá trong quá trình giao dịch trên thị trường, vậy thực hư ra sao?

  • Vào thời điểm đầu năm 2022, cổ phiếu CEO vẫn có sự tăng trưởng đi lên mặc dù báo cáo tài chính kinh doanh cho thấy không mấy khả quan.
  • Giá cổ phiếu CEO vào tháng 10/2021 có mức giá là 10.700 đồng/cổ phiếu thì đến giai đoạn đầu năm 2022 đã đạt đến đỉnh với mức giá đến 92.500 đồng/ cổ phiếu.
  • Thông tin từ báo cáo số liệu sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy cổ phiếu CEO được nằm trong danh sách các cổ phiếu “đáng cảnh báo”. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trên các báo cáo tài chính của Tập đoàn C.E.O đang âm 67 tỷ đồng.
  • Qua đó, với sự tăng trưởng mạnh mẽ dù tình hình kinh doanh không phát triển khiến nhiều người đặt nghi vấn. Thậm chí, cổ phiếu này còn được đánh giá cực kỳ rủi ro nếu các nhà đầu tư có ý định đầu tư vào.
  • Mức giá trị hợp lý nhất dành cho cổ phiếu CEO chỉ nằm ở khoảng 27.601 đồng/ cổ phiếu theo SBS đánh giá.
  • Chính vào giai đoạn đầu của năm 2022, cổ phiếu CEO nhận rất nhiều luồng ý kiến ảnh hưởng phần nào đến danh tiếng thương hiệu cũng như giá trị của cổ phiếu.

Nhận định về cổ phiếu CEO trong năm 2022

Tuy có nhiều sự tranh cãi về mức độ tăng trưởng đột biến của cổ phiếu CEO vào đầu năm 2022. Nhưng ở giai đoạn tiếp theo tầm 1 tháng, mức giá cổ phiếu dần quay lại mức ổn định ở, cụ thể 56.500 đồng/ cổ phiếu.

Nhận định về cổ phiếu CEO trong năm 2022

  • Cổ phiếu CEO đã lập đỉnh ở mức giá 92.500 đồng/ cổ phiếu như đã nói trên. Sau đó, tin tức về Tân Hoàng Minh thực hiện việc bỏ cọc lan ra ngoài khiến giá lao dốc không phanh. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn C.E.O không mấy khả quan trên thị trường.
  • So với năm 2020, tỷ lệ hoạt động kinh doanh cho thấy đã đi lùi hơn 30%. Với các hoạt động bình ổn trở lại vào quý 4 năm, tình hình kinh doanh dần tốt hơn, đã ghi nhận gần 302 tỷ đồng tương ứng với 7.6 lần cùng kỳ.
  • Nhờ việc doanh thu tài chính của tập đoàn C.E.O tăng đột biến đã giúp việc thoát lỗ được thành công.
  • VNDirect gần đây đã đưa ra nhận định rằng nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung và cổ phiếu CEO có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022 tới đây. Nhất là đối với các công ty có tài sản chất lượng cùng sở hữu những dự án đất tiềm năng.
  • Từ các yếu tố trên, các nhà đầu tư trước khi quyết định giao dịch với cổ phiếu CEO cần nghiên cứu kỹ tình hình thị trường, phân tích kỹ thuật biểu đồ biến động giá, chỉ số tài chính,… để dự đoán được xu hướng phát triển tương lai.

Với bài viết trên, bạn có thể thấy khi đầu tư cổ phiếu CEO nói riêng và các loại cổ phiếu khác nói chung đều có nhiều lợi thế nhưng vẫn có những rủi ro tiềm ẩn trước biến động của thị trường. Anfin hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về cổ phiếu CEO và sẽ đưa ra được những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.