Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Mục lục bài viết
Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Câu hỏi: Nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
Trả lời:
Quảng cáo
Tác giả sử dụng chất liệu văn hóa dân gian rất phong phú khiến cho đoạn thơ có sức sống, sự hấp dẫn đặc biệt:
– Nhiều bài ca dao, truyện cổ tích, những câu thành ngữ, tục ngữ đã được huy động:
+ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn → ca dao Em ơi chua ngọt đã từng – Gừng cay muối mặn ta đừng quên nhau.
+ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng → thành ngữ một nắng hai sương.
+ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm → bài ca dao Khăn thương nhớ ai.
+ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu → sự tích núi Vọng Phu.
+ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái → Sự tích hòn Trống Mái.
+ Truyện Thánh Gióng, truyền thuyết Hùng Vương, núi bút, non nghiên, Vịnh Hạ Long,…
→ Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hóa phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước nhưng không đánh mất đi sự gần gũi, thân thuộc.
– Chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ:
+ Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hóa phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
+ Mới lạ vì trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
⇒ Sáng tạo của tác giả Nguyễn Khoa Điềm mới mẻ, độc đáo, góp phần làm phong phú cách thể hiện Đất Nước. Đem đến cho Đất Nước một cách hiện diện hoàn toàn khác nhưng lại thân thuộc, gần gũi trong trái tim quần chúng nhân dân.
Quảng cáo
Xem thêm các câu hỏi ôn tập về các tác phẩm Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác: