Nhóm-9 Pháp 45K01 – Những biểu hiện của văn hóa kinh doanh của Pháp và giải thích những biểu hiện – Studocu

Mục lục bài viết

MỤC LỤC

I. Giới thiệu chung về quốc gia ……………………………………………………………………….

1. Địa lý…………………………………………………………………………………………………………

2. Dân tộc………………………………………………………………………………………………………

3. Lịch sử và truyền thống……………………………………………………………………………….

  • I. Giới thiệu chung về quốc gia ……………………………………………………………………….
      1. Địa lý…………………………………………………………………………………………………………
      1. Dân tộc………………………………………………………………………………………………………
      1. Lịch sử và truyền thống……………………………………………………………………………….
      1. Kinh tế, chính trị, xã hội……………………………………………………………………………….
      1. Tôn giáo…………………………………………………………………………………………………….
  • II. Văn hóa quốc gia …………………………………………………………………………………………
      1. Giao tiếp thông thường………………………………………………………………………………..
      1. Trang phục…………………………………………………………………………………………………
      1. Ẩm thực…………………………………………………………………………………………………….
      1. Lễ hội………………………………………………………………………………………………………..
      1. Các văn hóa khác……………………………………………………………………………………….
  • III. Văn hóa kinh doanh Pháp …………………………………………………………………………….
      1. Văn hóa doanh nghiệp…………………………………………………………………………………
      1. Triết lý kinh doanh……………………………………………………………………………………….
      1. Văn hóa doanh nhân………………………………………………………………………………….
      1. Quản trị nhân sự……………………………………………………………………………………….
      1. Văn hóa ứng xử………………………………………………………………………………………..
      1. Văn hóa đàm phán……………………………………………………………………………………
      1. Hoạt động truyền thông……………………………………………………………………………..
  • IV. Kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam ………………………………………………….
      1. Tính cá nhân…………………………………………………………………………………………….
      1. Tránh sự không chắc chắn…………………………………………………………………………
      1. Thái độ đố với môi trường: Định hướng bên trong và định hướng bên ngoài……
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………
  • Biểu đồ 1: Tỉ lệ các tôn giáo tại Pháp…………………………………………………………………….. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
  • Pháp………………………………………………………………………………………………………………… Biểu đồ 2: So sánh sự khác nhau của các chỉ số văn hóa Hofstede giữa Việt Nam và

lịch sử khi Pháp bị Đức xâm chiếm và nước Pháp bị chia thành hai vùng: một
vùng tự do và một vùng bị Đức chiếm đóng. Chính sự chia cắt này đã hình thành
những khác biệt về chính trị, văn hóa trong nội bộ nước Pháp.
Truyền thống tập trung: nền Cộng hòa tại Pháp đã giúp hình thành lên chế độ
mọi quyền hành đều tập trung ở cơ quan trung ương tại Paris.
Truyền thống mỉa mai và nghi ngờ: Điều này bắt nguồn từ đặc điểm coi mình
là cao cấp, tài năng và thông minh hơn người của người Pháp, khiến họ thường
tìm cách mỉa mai, châm biếm mọi người xung quanh để bản thân tỏa sáng hơn.
Người dân Pháp cũng rất thích châm biếm chế độ cầm quyền, quân đội, thế
nhưng họ lại rất tự hào về các thể chế chính trị tại quốc gia mình.

4. Kinh tế, chính trị, xã hội……………………………………………………………………………….

*** Kinh tế:**
Kinh tế Pháp phát triển theo định hướng thị trường tự do và là nền kinh tế phát triển
cao thứ 3 tại châu Âu, chỉ sau Anh và Pháp. Năm 2020, nền kinh tế của Pháp này được
xếp hạng thứ 7 trên thế giới tính theo GDP và thứ 10 trên thế giới tính theo PPP. Dịch
vụ chiếm phần lớn tỷ trọng kinh tại quốc gia này với 78,8% GDP (2017), theo sau đó là
công nghiệp với 19,5% và nông nghiệp là 1,7%. Đây là quốc gia thương mại thuộc top
5 thế giới, thu hút FDI lớn nhất và cũng nằm trong tổng số 20 quốc gia có mức thu nhập
bình quân đầu người cao nhất của thế giới.

  • Chính trị:
    Pháp là một quốc gia đơn nhất. Chính trị Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán
    tổng thống nhất thể, được xác định bởi Hiến pháp Pháp của Cộng hòa thứ 5 của Pháp.
    Pháp sử dụng hệ thống tam quyền với ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều
    hành bộ phận hành pháp là Tổng thống, Thủ tướng và các bộ trưởng. Cơ quan lập
    pháp bao gồm Quốc hội và Thượng viện, các điều luật lập ra sẽ được thông qua bởi
    Hội đồng Hiến pháp. Tư pháp độc lập tại Pháp áp dụng hệ thống luật dân sự được phát
    triển từ bộ luật Napoleon, chia thành các chi nhánh tư pháp và chi nhánh hành chính.
    Bên cạnh đó, vì là một thành viên của Liên minh châu Âu, Pháp cũng đã chuyển một
    phần chủ quyền sang các thể chế châu Âu. Do đó, chính phủ Pháp cũng phải chịu sự
    ràng buộc của các hiệp ước, quy định và thể chế của Liên minh châu Âu.
    *** Xã hội:**
    Người dân Pháp có mức độ khoan dung tôn giáo cao nhất thế giới và là quốc gia
    xác định bản sắc chủ yếu theo quốc tịch mà không phải theo tôn giáo. Năm 2010, tạp
    chí International Living đã xếp hạng Pháp là “quốc gia tốt nhất để sinh sống”. Người
    Pháp coi cờ tam tai, quốc ca “La Marseillaise”, và khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái là
    những biểu trưng của đất nước mình. Hình ảnh đại diện cho dân tộc Pháp là gà trống
    Gaulois, bắt nguồn từ từ Gaullus, trong tiếng Latin còn có nghĩa là cư dân Gaule.

5. Tôn giáo…………………………………………………………………………………………………….

Là một quốc gia thế tục và có tính dân chủ cao, tự do tôn giáo được hiến pháp Pháp
công nhận là một quyền lợi của công dân. Pháp theo chính sách laïcité, tách biệt
nghiêm ngặt giữa nhà thờ và nhà nước. Trước đây, Công giáo La Mã từng là tôn giáo
chi phối nước Pháp, tuy nhiên hiện giờ tôn giáo này không còn quá nhiều tín đồ. Tỷ lệ
tôn giáo tại Pháp hiện tại:

Biểu đồ 1: Tỉ lệ các tôn giáo tại Pháp…………………………………………………………………….. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

II. Văn hóa quốc gia …………………………………………………………………………………………

Được mệnh danh là cái nôi văn hóa của châu Âu và các công trình văn hóa đồ
sộ, người Pháp luôn xuất hiện với hình ảnh trang trọng, lịch lãm, cả về phong cách
ăn mặc, bài trí lẫn giao tiếp. Người dân Pháp đánh giá cao những vấn đề về thời
gian, tự do cá nhân, và họ đặc biệt rất tự hào về bản thân cũng như quốc qua và
luôn có ý thức giữ gìn, phát huy những văn hóa này.

1. Giao tiếp thông thường………………………………………………………………………………..

Văn hóa giao tiếp: Người Pháp có văn hóa ôm hôn vào má khi gặp và tạm biệt
nổi tiếng trên toàn thế giới. Khi mới gặp nhau, họ sẽ bắt đầu bằng câu “Bonne
journée”, nghĩa là “Chúc một ngày tốt lành”. Họ cũng thường làm vậy khi muốn
thể hiện sự cảm ơn lúc nhận được hòa, quà hoặc lời chúc. Đối với đối tác, đồng
nghiệp hoặc người không thân thiết, họ sẽ chào hỏi bằng cách thức bắt tay. Việc
chào hỏi bằng các hôn lên má thể hiện sự bình đẳng và thân mật, giúp phá vỡ
khoảng cách giữa hai người.
Văn hóa tại nơi công cộng: Tại Pháp, có một “luật bất thành văn” đó là khi đi
thang bộ, mọi người luôn ưu tiên nhường phía có tay vịn cho phụ nữ và người
già. Trong trường hợp đi thang cuốn, người đàn ông thường đi sau và xuống
trước. Khi đi ngoài đường, người đàn ông cũng ưu tiên đi phía ngoài để bảo vệ

dụng một loại rượu riêng để thưởng thức kèm chứ không dùng một loại rượu
xuyên suốt bữa ăn.

4. Lễ hội………………………………………………………………………………………………………..

Pháp nổi tiếng với rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo thu hút không chỉ người dân
Pháp mà còn cả những du khách nước ngoài. Trong đó không thể không kể đến 6 lễ
hội độc đáo, nổi tiếng nhất của Pháp:
Lễ hội sắc màu Carnival Nice: đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất của
nước Pháp diễn ra từ ngày 14/2 đến 4/3 hằng năm. Lễ hội bắt nguồn từ lễ hội ăn
chay của các tín đồ Thiên Chúa giáo vào tháng 3 hằng năm. Trước khi lễ hội ăn
chay bắt đầu, mọi người sẽ tranh thủ tổ chức tiệc tùng, ăn uống và vui chơi, đó
cũng chính là sự hình thành của Carnival Nice. Lễ hội Carnival gồm 3 sự kiện
quan trọng chính, đó là lễ hội hóa trang Corso, trận chiến muôn hoa và diễu
hành ánh sáng.
Lễ hội nghệ thuật Chanh Menton: lễ hội mang đậm tính nghệ thuật diễn ra ở
miền Nam nước Pháp này lấy hình ảnh quả chanh làm nguồn cảm hứng chính.
Nhờ vào khí hậu ôn hòa, đồng quê thanh bình mà nông sản ở nơi đây luôn luôn
có kích cỡ to, năng suất cao. Một quản lí khách sạn nơi đây đã nảy ra ý tưởng
về một cuộc triển lãm hoa quả và nhận được sự ủng hộ lớn từ người dân địa
phương cũng như khách du lịch. Lễ hội Chanh Menton cũng được ra đời từ đây.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội nghệ thuật này, hàng trăm tấn cam và chanh
được các nghệ nhân tài hoa sử dụng để tạo nên những tác phẩm, công trình độc
đáo như đền Taj Mahah, cối xay gió, …
Lễ hội ánh sáng: một trong những lễ hội nổi tiếng trên toàn thế giới của Pháp
chính là lễ hội ánh sáng diễn ra trong thời gian 4 ngày tại thành phố Lyon. Lễ hội
này được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn với Đức mẹ Maria đã cứu giúp người
dân của thành phố này thoát khỏi nạn dịch hạch năm 1643. Vào ngày 8/12, toàn
thành phố sẽ đặt một ngọn nến trên các cửa sổ kính màu. Đúng 7h tối, Lyon sẽ
tràn ngập trong ánh sáng của những màu sắc kì ảo. Lễ hội bắt đầu dưới chân
đồi Fourvière và Croix Rousse, nơi mọi người cầu nguyện tượng Đức mẹ Maria
trên đỉnh nhà thờ Fourvière.
Lễ hội Rome: lễ hội được tổ chức tại thành phố Nimes của Pháp lần đầu năm
1952. Thành phố này sở hữu nhiều công trình mang đậm phong cách La Mã với
một nền văn hóa và lịch sử phong phú, được mệnh danh là “Rome” của nước
Pháp. Lễ hội Rome tại đây mang một bầu không khí “Rome” đích thực với nhiều
trò chơi hấp dẫn như đấu bò tót, đi cà kheo… với nhiều đặc sản và đồ lưu niệm
ấn tượng.

Lễ hội rượu vang : nét ẩm thực rượu vang đặc trưng của Pháp được thể hiện rõ
nét trong lễ hội rượu vang tổ chức hai năm một lần tại thành phố Bordeaux – thủ
đô của ngành công nghiệp rượu vang thế giới. Du khách tham gia lễ hội sẽ có cơ
hội được trải nghiệm những ly rượu vang tuyệt hảo, không gian văn hóa đậm
phong cách Pháp, những buổi hòa nhạc, triển lãm, giao lưu giữa các nền văn
hóa. Cùng với thời gian diễn ra lễ hội sẽ có cuộc thi bắn pháo hoa rực rỡ khiến
không khí lễ hội càng thêm náo nhiệt và hoành tráng.
Lễ Giáng sinh : giống với hầu hết các nước phương Tây, lễ Giáng sinh tại Pháp
cũng là ngày lễ quan trọng và được tổ chức cầu kì, công phu. Vào ngày 24 và
25/12 hàng năm, hình ảnh cây thông Noel, ông già Noel và các món quà sẽ tràn
ngập khắp mọi nơi trên toàn nước Pháp cùng không khí nhộn nhịp, ấm cúng và
những món ăn truyền thống đặc sắc trong mùa lễ Giáng sinh.

5. Các văn hóa khác……………………………………………………………………………………….

Văn hóa văn học – nghệ thuật Pháp: Thừa hưởng tinh hoa từ nền văn minh Hy
Lạp – La Mã cổ đại, nền văn học – nghệ thuật Pháp đã tiếp tục phát triển và
thành công rực rỡ. Văn học Pháp đã để lại rất nhiều dấu ấn nổi bật trên thế giới
với những tác phẩm như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà, 3 chàng lính ngự lâm, Đỏ
và đen, tấn trò đời, … phản ánh sâu sắc hiện thực Pháp nói riêng và hiện thực
toàn cảnh châu Âu nói chung. Nghệ thuật Pháp cũng đặc biệt thành công vang
dội trong hai lĩnh vực hội họa và điêu khắc với hàng trăm danh nhân văn hóa thế
giới, tiêu biểu như: Victor Hugo, Balzac, Claude Debussy, Bartholdi, …
Văn hóa kiến trúc Pháp: Pháp là nơi sản sinh ra kiến trúc Gothic, kiểu kiến trúc
mới hiện nay đã lan rộng và phổ biến trên khắp Tây Âu. Nền văn hóa kiến trúc cổ
đại của Pháp cũng mang những nét đẹp rất riêng, tồn tại song song với kiến trúc
hiện đại như Tháp Eiffel, đại lộ Champs Elyseés, Cung Lễ hội và Đại hội, tất cả
đã hòa quyện và tạo nên một nền kiến trúc Pháp hoa lệ.
Văn hóa gia đình: Nét văn hóa đặc trưng này của người Pháp được thể hiện
qua sự tôn trọng tuyệt đối giờ giấc các bữa ăn và không gian riêng của các
thành viên trong gia đình. Người Pháp đề cao sự yên bình của gia đình, sẵn
sàng chia sẻ trách nhiệm làm việc nhà cùng nhau và luôn tôn trọng mọi người
trong gia đình.
Văn hóa thể thao : Bóng đá, judo và tennis là ba môn thể thao phổ biến và được
yêu thích nhất ở Pháp. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn trên
thế giới như World Cup 1938, World Cup 1998, …

III. Văn hóa kinh doanh Pháp …………………………………………………………………………….

1. Văn hóa doanh nghiệp…………………………………………………………………………………

– Biểu hiện 4: Pháp có khuôn mẫu về làm việc ít hơn so với nhiều quốc gia khác
trên thế giới và tận hưởng thời gian nghỉ ngơi của họ. Thời gian làm việc của
nhân viên văn phòng Pháp là 30 giờ mỗi tuần. Mặc dù thời gian làm việc hành
chính của người Pháp ngắn hơn so với các quốc gia khác, nhưng hiệu suất lại là
một trong những nước đứng đầu vì khi làm việc, người Pháp tập trung vào công
việc. Nhân viên Pháp biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc.
Biểu hiện này thể hiện định hướng kiềm chế của Hofstede vì họ biết cố gắng cân
bằng những nhu cầu cá nhân để tập trung hoàn thành công việc. Ngoài ra còn được
giải thích bằng định hướng hiệu quả của dự án GLOBE vì người Pháp luôn cố gắng
làm mọi việc đạt kết quả cao nhất trong thời gian ngắn nhất
– Biểu hiện 5: Đối với Người Pháp, sự đúng giờ rất ngẫu nhiên. Tuy nhiên, vẫn có
sự khác biệt giữa các vùng miền, nếu đi về phía Nam nước Pháp thì thời gian sẽ
linh hoạt hơn. Người Pháp có cách tiếp cận rất thoải mái khi tự mình tham dự
các cuộc họp, vì vậy sẽ không ngạc nhiên nếu một đồng nghiệp/đối tác người
Pháp đến muộn.
Biểu hiện này có thể giải thích qua nghiên cứu của Hall về thời gian, nghiên cứu này
cho rằng Pháp là đi theo văn hóa thời gian đồng bộ (Polychronic). Một người Pháp có
thể đến buổi họp muộn và không nghĩ gì về nó.
Ngoài ra, biểu hiện này cũng có thể giải thích bằng nghiên cứu thái độ với thời gian
của Trompenaars. Ông cho rằng Pháp là đất nước theo định hướng đồng bộ
(Synchronous), con người có khuynh hướng làm việc sắp đặt tùy ý, các cuộc hẹn có vẻ
ước chừng và có thể thay đổi.
– Biểu hiện 6: Ở Pháp, luật pháp rất nghiêm ngặt về việc làm việc vào Chủ nhật.
Luật này cũng được áp dụng cho các văn phòng, các văn phòng bị khóa chặt
vào cuối tuần. Các nhà quản lý sẽ nhận tiền phạt và án tù nếu phát hiện ra rằng
nhân viên của họ đã đến văn phòng vào chủ nhật để làm việc. Vì vậy, nhân viên
sẽ mang máy tính của họ về nhà và một số vật phẩm nếu cần thiết.
Văn hóa công sở tại Pháp có xu hướng theo định hướng không gian riêng theo
nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck, Chủ nhật là ngày nghỉ và đối với họ và họ sẽ
không đề cập những gì liên quan đến công việc vào ngày chủ nhật.
Theo nghiên cứu của Trompenaars, Pháp theo văn hóa cụ thể, Chủ nhật là thời điểm
họ phân định và tách biệt giữa làm và nghỉ ngơi.
Ngoài ra còn có thể giải thích biểu hiện này dựa trên chủ nghĩa cá nhân của
Hofstede vì họ coi trọng đời sống cá nhân, không vì lợi ích công ty mà phá vỡ ngày nghỉ
của mình
– Biểu hiện 7: Người Pháp rất coi trọng chất lượng công việc, ngay cả khi nó mất
nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Ở Pháp, nộp báo cáo đúng thời hạn không

bằng nộp một bản báo cáo chất lượng. Đúng hạn là một điểm cộng, nhưng đúng
chất lượng mới là mục tiêu cuối cùng.
Theo nghiên cứu của Hofstede và dự án GLOBE, lao động Pháp có xu hướng tránh
sự không chắc chắn cao, họ muốn đảm bảo rằng các kế hoạch đề ra mang lại ít rủi ro
cho doanh nghiệp. Vì vậy, họ có xu hướng coi trọng chất lượng công việc hơn và thời
hạn hoàn thành nhanh mà chất lượng không đảm bảo.
Cũng có thể giải thích biểu hiện này theo định hướng dài hạn của Hofstede khi mà
người Pháp làm thật chắc chắn từng bước đi nhằm đảm bảo kết quả trong tương lai.
Ngoài ra sự cầu toàn này còn được giải thích bằng định hướng hiệu quả của dự án
GLOBE.
– Biểu hiện 8: Tại nơi làm việc ở Pháp, cả một đội nhân viên sẽ chịu trách nhiệm
cho hành động của một cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều người Pháp làm việc theo
cách tiếp cận nhóm thay vì cá nhân nhằm tạo được mối quan hệ lâu dài giữa các
nhân viên với nhau. Và thậm chí còn có câu thành ngữ Le fil ténu casse mang ý
nghĩa một thành viên yếu kém có thể ảnh hưởng đến thành công của cả đội.
Biểu hiện này cho thấy người Pháp cho rằng con người là một phần của nhóm; đánh
giá cao các vấn đề liên quan đến nhóm, được thể hiện qua chủ nghĩa tập thể
(Trompenaars).
Đồng thời, điều này thể hiện CN tập thể II (CN tập thể trong nhóm) theo dự án
GLOBE và định hướng tập thể của Kluckhohn và Strodtbeck, trong đó các cá nhân thể
hiện sự tự hào, lòng trung thành và sự gắn kết với các tổ chức của họ và giúp đỡ lẫn
nhau.

2. Triết lý kinh doanh……………………………………………………………………………………….

– Biểu hiện 1: Các giám đốc điều hành Pháp có xu hướng tập trung vào các mối
quan hệ kinh doanh lâu dài. Doanh nhân Pháp tỏ ra thẳng thắn và luôn giữ lời
hứa. Nhiều loại hình doanh nghiệp – như các cửa hàng và công ty bảo dưỡng –
được truyền từ đời này sang đời khác trong một dòng họ nên họ rất coi trọng uy
tín. Nếu bạn muốn sửa một ngôi nhà và gọi một công ty chuyên làm việc đó, họ
sẽ đưa ra các con số về thời gian, chi phí. Công nhân của họ sẽ luôn làm việc
đúng giờ và quá trình sửa nhà sẽ kết thúc đúng vào ngày mà công ty định sẵn.
Biểu hiện này được thể hiện ở nghiên cứu của Hall về khung cảnh giao tiếp. Pháp
là nền văn hóa dựa nhiều vào khung cảnh (high-context), thường đề cao mối quan hệ
lâu dài và sự tín nhiệm. Vì vậy, trong làm ăn, việc người Pháp thường muốn xây dựng
các mối quan hệ lâu dài cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, biểu hiện này cũng có thể giải thích qua văn hóa định hướng dài hạn của
Hofstede. Pháp có chỉ số là 63 – một mức khá cao. Ở khía cạnh này, nền văn hóa
thường chú trọng các mối quan hệ và sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị.

mình. Do đó, họ đặt ra những triết lý kinh doanh độc quyền và có sự áp đặt với các
khách hàng thay vì để khách hàng có quyền chi phối công ty.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck, đây cũng có thể là biểu
hiện của “Định hướng chi phối” theo định hướng con người tự nhiên. Nó thể hiện sự áp
đặt một cách quyết đoán chính sách giá của các mặt hàng xa xỉ chứ không giảm giá để
hòa hợp với mong muốn của khách hàng.
Định hướng tương lai của Kluckhohn và Strodbeck có thể giải thích cho biểu hiện
này. Họ ưu tiên cho hoạch định trong tương lai, sẵn sàng từ bỏ những thành quả trong
quá khứ để đạt được.
Theo Hofstede, Pháp là nền văn hóa định hướng dài hạn (mức 63). Họ chấp nhân bỏ
qua các sản phẩm ở quá khứ để hướng đến giá trị thương hiệu cao hơn trong tương lai.

3. Văn hóa doanh nhân………………………………………………………………………………….

– Biểu hiện 1: Người Pháp thường sẽ tán gẫu hoặc mời đối tác đi ăn trước khi
bàn đến chuyện kinh doanh. Điều này được xem là một phần thiết yếu và rất phổ
biến trong các hoạt động kinh doanh.
Dựa vào nghiên cứu của Hall, Pháp là nền văn hóa dựa nhiều vào khung cảnh (high-
context culture) … Họ chú trọng đến môi trường xung quanh, biểu lộ phi ngôn ngữ
nhiều như các cử chỉ, hành động, nét mặt, v…
Đây cũng là biểu hiện của định hướng dài hạn theo nghiên cứu của Hofstede. Người
Pháp chú trọng vào các mối quan hệ và mong muốn xây dựng quan hệ với đối tác.
Ngoài ra, có thể giải thích biểu hiện này qua nền văn hóa nữ tính (Feminine) theo
nghiên cứu của Hofstede. Ở khía cạnh này, Pháp có mức độ 43, họ chú trọng sự hợp
tác, bầu không khí thân thiện. Việc tán gẫu hay đi ăn có thể làm tăng sự hợp tác giữa
– Biểu hiện 2: Các nhà quản lý Pháp thích viết mọi thứ bằng văn bản, ngay cả
những tương tác không chính thức.
Đây cũng có thể giải thích thống qua khía cạnh “Tránh sự không chắc chắn” trong
nghiên cứu của Hofstede. Theo đó, các nhà quản lý cần chắc chắn thông tin không bị
thiếu sót và gây ra những rủi ro khi tiếp nhận thông tin.
Hoặc theo định hướng chi phối trong nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck, các
nhà quản trị đang mong muốn kiểm soát và chi phối mọi thứ, bao gồm cả những thông
tin chính thức và không chính thức.
Còn theo định hướng bên trong của nghiên cứu Trompenaars, các nhà quản lý biết
rõ những gì là cần thiết và họ yêu cầu điều đó dưới hình thức văn bản.
– Biểu hiện 3: Các giám đốc điều hành cấp cao ở Pháp phải đưa ra tất cả các
quyết định quan trọng và họ phải được thông báo mọi thứ để có thể kiểm tra các
quyết định của người khác. Giống như khi Bernard Attali trở thành Giám đốc
điều hành của Air France, ông nói với các giám đốc dưới trướng của mình, “Tôi

muốn luôn được báo cáo về mọi sự kiện, hoạt động đáng chú ý trong các mảng
mà bạn đang đảm nhận.” (Jean-Louis & Peter, 1991)
Trong văn hóa kinh doanh của người Pháp, nhà quản l thường có định hướng bản
chất con người là “Xấu” theo nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck. Họ bi quan về
động cơ của nhân viên và trực tiếp đưa ra các quyết định quan trọng thay vì tín nhiệm,
ủy quyền.
Biểu hiện này cũng được giải thích thông qua nghiên cứu của Hofstede, nhà quản lý
người Pháp có xu hướng tránh sự không chắc chắn cao, họ tin vào kiến thức, năng lực,
trải nghiệm của chính mình; từ đó quyết định đưa ra có mức độ rủi ro thấp.
Hay cũng theo Hofstede, Pháp có văn hóa khoảng cách quyền lực cao khi giữa sếp
và nhân viên luôn có cấp bậc cụ thể và nhân viên ít chủ động trong việc đưa quyết
định.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck về định hướng chi phối,
các nhà quản trị mong muốn chi phối mọi thứ, họ cần là người đưa ra quyết định quan
trọng nhằm đảm bảo mọi thứ được kiểm soát. Hoặc theo dự án GLOBE, việc mong
muốn đưa ra tất cả quyết định và nắm rõ mọi thứ thể hiện sự quyết đoán của những
giám đốc người Pháp.

4. Quản trị nhân sự……………………………………………………………………………………….

– Biểu hiện 1: Để được nhìn nhận đánh giá tốt, các nhân viên văn phòng không
những phải tỏ ra có hiệu quả trong công việc mà còn phải biết xử sự đúng phép
với những người quản lý và đồng nghiệp.
Đây là biểu hiện của văn hóa bối cảnh cao của Hall. Ở văn hóa này, họ chú trọng
đến sự hòa hợp với người khác. Vì vậy, ngoài làm việc tốt họ cũng cần có những cư xử
phù hợp với những người xung quanh như đồng nghiệp và cấp trên.
Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện của văn hóa Định hướng tập thể của Kluckhohn và
Strodtbeck. Theo nghiên cứu, mối quan hệ trong nhóm ảnh hưởng thái độ với công
việc, cấp trên, những nhóm khác.
Chỉ số khoảng cách quyền lực của Pháp theo nghiên cứu của Hofstede ở mức 68.
Văn hóa này chấp nhận sự khác biệt về thứ bậc, vì vậy việc xử sự đúng phép với quản
lý được coi là một điều hiển nhiên và được đánh giá.
– Biểu hiện 2: Quá trình tuyển dụng ở các công ty Pháp thường rất lâu. Quá trình
tuyển dụng thường kéo dài 6 đến 10 vòng và thậm chí kéo dài vài tháng trước
khi chính thức ký hợp đồng
Quá trình tuyển dụng gồm nhiều bước này thể hiện sự coi trọng những thủ tục, quy
trình để giảm bớt sự không chắc chắn của những sự kiện trong tương lai, ví dụ như
tuyển nhầm nhân viên có năng lực kém, không phù hợp với doanh nghiệp. Đây là một
trong những đặc điểm của khía cạnh tránh sự không chắc chắn cao của Hofstede và
dự án GLOBE.

5. Văn hóa ứng xử………………………………………………………………………………………..

– Biểu hiện 1: Ở Pháp, họ không coi khách hàng là thượng đế. Họ sẽ cố gắng trở
thành người giỏi nhất trong lĩnh vực mà họ làm, vì vậy người Pháp cũng mong
muốn khách hàng tôn trọng những gì họ làm, sau đó họ sẽ rất sẵn lòng phục vụ
bạn.
Biểu hiện này được giải thích qua văn hóa chủ nghĩa cá nhân của Hofstede. Pháp ở
mức độ 71, con người có khuynh hướng hành động vì bản thân và đề cao sự tôn trọng
cá nhân.
Bên cạnh đó, cũng theo nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck, người Pháp có xu
hướng theo định hướng chinh phục.
Ngoài ra, Theo định hướng bên trong, tin tưởng năng lực của bản thân theo nghiên
cứu của Trompenaars.
– Biểu hiện 2: Pháp là một đất nước của những quy tắc và quy định. Dù sau lưng
họ có thể làm ngược lại những gì họ đã thể hiện vì họ nghĩ rằng họ biết rõ hơn
sếp của mình, nhưng họ lại không thể bày tỏ điều đó. Họ thường bị áp lực vì phụ
thuộc vào thái độ của sếp thông qua lời nói hay hành động.
Biểu hiện này có thể giải thích qua khía cạnh khoảng cách quyền lực cao của
Hofstede. Pháp có mức độ khoảng cách quyền lực là 68. Vì khoảng cách quyền lực cao
nên họ rất tôn trọng cấp trên của mình và bị phụ thuộc vào hành vi của sếp.
Điều này, cũng được minh chứng thông qua nghiên cứu của Dự án GLOBE khi Pháp
có khoảng cách quyền lực cao.
Đây cũng là biểu hiện của nền văn hóa xu hướng theo Chủ nghĩa phổ biến theo
nghiên cứu của Trompenaars, chú trọng đến các quy tắc và luật lệ.
– Biểu hiện 3: Ở Pháp, giờ ăn trưa rất được xem trọng. Trong mỗi công ty, mọi
người được nghỉ một hoặc hai giờ cho giờ ăn trưa. Đây là thời gian họ dùng để
thư giãn và gặp gỡ bạn bè. Nếu cần đặt lịch hẹn hoặc gọi điện với người Pháp
thì phải đặt lịch ngoài giờ ăn trưa.
Điều này cho thấy người Pháp quan tâm đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, là một
trong những đặc điểm của văn hóa nữ tính (Hofstede).
Vì có khuynh hướng lo cho bản thân và hành động vì bản thân, nên Pháp là nước
theo chủ nghĩa cá nhân theo nghiên cứu của Hofstede.
Theo định hướng không gian riêng trong nghiên cứu của Kluckhohn và Strodtbeck
khi có xu hướng đề cao sự riêng tư.
– Biểu hiện 4 : Ở Pháp, nhân viên ít có khả năng chia sẻ hay hỏi thăm các thông
tin chi tiết về vợ / chồng, con cái hoặc chia sẻ công việc gia đình hàng ngày với
đồng nghiệp. Người Pháp có xu hướng duy trì sự phân biệt rạch ròi giữa cuộc
sống kinh doanh và cuộc sống cá nhân.

Người Pháp có định hướng không gian riêng theo nghiên cứu của Kluckhohn và
Strodtbeck, nơi tôn trọng sở hữu cá nhân và đề cao quyền riêng tư.
Pháp cũng theo chủ nghĩa cá nhân theo nghiên cứu Hofstede, chú trọng cái “tôi”, cái
“riêng” hơn là các mối quan hệ tập thể.
Theo văn hóa cụ thể trong nghiên cứu của Trompenaars khi tách biệt giữa đời sống
riêng và công việc.

6. Văn hóa đàm phán……………………………………………………………………………………

– Biểu hiện 1: Các cuộc họp đàm phán sẽ rất lâu và dài dòng. Họ không trình bày
những yêu cầu của họ ngay từ đầu, mà đưa ra những yêu cầu đó với một cơ sở
lý luận được xây dựng cẩn thận. Một số nhà quan sát tin rằng người Pháp thích
bắt đầu bằng sự đồng ý về các nguyên tắc chung. Đối với người Pháp, điều cốt
yếu là đồng ý về các nguyên tắc cơ bản sẽ định hướng và thực sự xác định tiến
trình đàm phán sau này. Các nguyên tắc chung đã được thỏa thuận trở thành
khuôn khổ, dựa trên đó để xây dựng hợp đồng. Các công ty, tổ chức pháp nhân
hoặc các cơ quan ở Pháp cố gắng bỏ qua hoặc bẻ cong các quy tắc nếu có thể.
Các tổ chức này cư xử theo cách có lợi cho họ và áp dụng quy tắc, luật lệ theo
một cách linh hoạt. Khi thương thảo hợp đồng kinh doanh và thực hiện giao dịch,
sự linh hoạt trong áp dụng luật lệ, quy tắc của người Pháp có thể gây ra khó
khăn cho đối tác. Schramm‐Nielsen, J. (2000) đã chỉ ra trong nghiên cứu của
mình về phát hiện này và ông cho rằng nó có sự mâu thuẫn với chỉ số thấp về
sự lảng tránh sự không chắc chắn của người Pháp trong nghiên cứu của
Hofstede.
Biểu hiện này có thể được giải thích bằng khía cạnh khung cảnh cao trong nghiên
cứu của Hall và tránh sự không chắc chắn cao theo nghiên cứu của Hofstede. Việc
người Pháp không trình bày những yêu cầu của họ ngay từ đầu, mà đồng thời quan sát
phía đối tác để đánh giá những biểu hiện của họ và ra quyết định lập ra các quy tắc
chung là biểu hiện của văn hóa khung cảnh cao trong nghiên cứu của Hall.
Người Pháp cũng đề cao sự an toàn của công ty bằng cách luôn xây dựng cơ sở lý
luận cẩn thận trong lúc đàm phán, biết cách ứng biến linh hoạt sao cho lợi nhất cho
công ty họ là biểu hiện của sự không chắc chắn trong nghiên cứu của Hofstede.
Có thể giải thích tương tự theo định hướng công việc/hiệu quả trong nghiên cứu
GLOBE.
– Biểu hiện 2: Trong quá trình đàm phán, logic sẽ chi phối lập luận của họ và dẫn
họ đến những phân tích sâu rộng về tất cả các vấn đề đang thảo luận. Họ sẽ tấn
công bất cứ điều gì phi logic mà phe đối lập nói. Họ dễ tiếp thu hơn với một bản
trình bày logic, trọng tâm giải thích cặn kẽ những ưu điểm của một đề xuất.

IV. Kiến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam ………………………………………………….

Pháp………………………………………………………………………………………………………………… Biểu đồ 2: So sánh sự khác nhau của các chỉ số văn hóa Hofstede giữa Việt Nam và

Pháp

1. Tính cá nhân…………………………………………………………………………………………….

Theo nghiên cứu của Hofstede, người Pháp có xu hướng văn hóa mang tính cá nhân
hơn Việt Nam,
 Trong môi trường kinh doanh, người Pháp thường coi trọng cái “tôi” cá nhân, họ
rất thẳng thắng nêu ra trực tiếp quan điểm của mình. Ở Pháp, tranh luận được
được xem là nét đặc trưng trong nền văn hoá Pháp. Trong các cuộc họp, đặc
biệt là trong bối cảnh chuyên môn, họ nghiêng về tranh luận và phân tích hơn là
quyết định.
 Trong khi Việt Nam mang tính tập thể cao nên lợi ích tập thể (nhóm) thắng thế,
thành tích là của tập thể, sự hòa hợp nhóm được đề cao nên mọi người có xu
hướng không thể hiện quá cái “tôi” cá nhân, thường có lối nói lòng vòng.
Khi làm việc với các đối tác người Pháp, các doanh nghiệp Việt Nam
nên học cách lắng nghe để tạo không gian cho người Pháp thoải mái
thể hiện cái tôi, một sự hưởng ứng lòng tự tôn của họ. Đồng thời,
cũng hạn chế lối nói lòng vòng gây cảm giác khó chịu cho đối tác.

 Trong kinh doanh, người Pháp có xu hướng đề cao sự tôn trọng cá nhân, tôn
trọng bản sắc của từng cá nhân, thích con người tự chủ và đưa ra các quyết
định cá nhân. Vì thế khuyến khích các cá nhân đưa ra ý kiến.

 Trong khi văn hóa Việt Nam mang tính tập thể nên con người ít tự chủ, tập thể
quyết định và vì thế ngại nêu lên ý kiến cá nhân.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi làm việc với đối tác Pháp nên chủ
động nêu ra quan điểm của mình, đừng để cuộc họp có nhiều
khoảng lặng.
 Người Pháp tách biệt rõ ràng giữa đời sống và công việc, chú trọng công việc,
các chuyện liên quan đến cá nhân thì sẽ có xu hướng không chia sẻ cho tập thể,
cho đồng nghiệp biết.
 Văn hóa tập thể của người Việt khi chú trọng vào lòng trung thành, mối quan hệ
cũng tạo điều kiện để các đồng nghiệp với nhau có xu hướng chia sẻ các thông
tin sâu hơn về đời sống, thay vì chỉ công việc.
Trong kinh doanh với người Pháp, hãy tránh cố tỏ ra thân thiện quá
mức vì đối tác Pháp có thể hiểu đây là một nỗ lực để phát triển tình
bạn xa hơn đồng nghiệp. Tránh hỏi thăm các đối tác các câu hỏi
mang tính đời sống cá nhân như hôn nhân, con cái, …
 Tại Pháp, số lượng người thiên về cánh hữu ngày càng tăng, có xu hướng tự do
cá nhân và tự do kinh tế, giảm thiểu can thiệp của nhà nước trong kinh doanh
với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội.
 Tại Việt Nam theo văn hóa tập thể, mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả
mọi người.
Khi giao tiếp với đối tác là người Pháp, cần trang bị kiến thức về phe
cánh hữu, cho họ thấy những quan điểm tích cực của mình về chủ
nghĩa cá nhân, thì lúc đó có thêm sự tin tưởng và hứng thú của đối
tác, đồng điệu, duy trì được cuộc hội thoại, với mối quan hệ lâu dài.

2. Tránh sự không chắc chắn…………………………………………………………………………

Người Pháp không thích bất ngờ hoặc sự may rủi. Họ cần mọi thứ được lên kế hoạch tỉ
mỉ và chính xác để mọi thứ diễn ra đúng tiến độ.
Trước các cuộc họp và đàm phán, doanh nghiệp Việt Nam nên cung
cấp cho đối tác Pháp tất cả các thông tin cần thiết như điều khoản
hợp đồng, timeline cuộc họp, chi tiết sản phẩm hợp tác.
Người Pháp không thích sự không chắc chắn, vì vậy họ cần một quy tắc, quy định
và thông tin hướng dẫn cho họ để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Khi nhà quản lý người việt muốn vận hành doanh nghiệp và nhân
công người Pháp thì nên lập ra các quy tắc và quy trình cụ thể, chi
tiết. Như vậy, các công việc sẽ được diễn ra suôn sẻ hơn.

3. Thái độ đố với môi trường: Định hướng bên trong và định hướng bên ngoài……

ngoài