Những Biểu Tượng Đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam (Trọn bộ 4 tập sách của PGS. TS Đinh Hồng Hải)

b1sasch1-1683190102.jpg

Trọn bộ (4 quyển) sách của PGS .TS Đinh Hồng Hải

 

Các Bộ Trang Trí Điển Hình

Chuyên khảo này bao gồm 11 bộ trang trí khác nhau, được giới thiệu từ bộ đôi -Câu Đối đến bộ Thập Điện (Câu Đối -Tam Đa – Tứ Linh – Tứ Quý- Ngũ Phúc  -Lục Tặc – Thất Bảo – Bát Bửu – Bát Tiên – Cửu Long & Thập Điện). Mỗi bộ trang trí điển hình được in trong tập 1, sách do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành. Mỗi bộ trang trí được PGS.TS Đinh Hồng Hải chọn ra một bộ tiêu biểu nhất để giới thiệu. Trong đó, một số bộ như (Bộ Tứ, Bộ Bất) có khá nhiều hình tượng đặc sắc, nên đã được đưa vào sách nhiều hơn một biểu tượng.

Ngòi những bộ trang trí căn bản trên còn có một bộ trang trí quan trọng khác có nội dung hết sức đặc sắc là Mười hai con giáp. Tuy nhiên, nội dung của bộ Thập Nhị này quá lớn so với các bộ trang trí trong tập 1 này, nên nó đã được PGS.TS Đinh Hồng Hải tập hợp thành một chuyên khảo riêng.

Việt Nam có một vị trí địa văn hoá đặc biệt: Nằm giữa hai nền văn hoá lớn của châu Á và thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ. Chính vì vậy mà nhiều yếu tố dung hợp Hoa – Ấn đã được sản sinh trong nền văn hoá Việt Nam vẫn đang tồn tại đến ngày nay… Với những giá trị nổi bật đó, văn hoá truyền thống Việt Nam được các nhà khoa học ví như “một bảo tàng sống” của văn hoá Đông Nam Á.

Bên cạnh những di sản văn hoá có giá trị lớn đã được thế giới công nhận, Việt Nam còn có rất nhiều thành tố quan trọng trong văn hoá dân gian đóng vai trò là nền tảng của văn hoá Việt Nam. Những thành tố văn hoá này, mặc dù không thể hiện ở quy mô to lớn nhưng lại là “linh hồn” của các biểu tượng văn hoá Việt Nam mà thiếu nó thì những di sản văn hoá của chúng ta sẽ không còn giá trị. Đó chính là những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam.

Những biểu tượng trên có thể bắt gặp ở khắp nơi, từ lâu đài, cung điện của vua chúa đến nhà chùa, nhà thờ, nơi ở và vật dụng của người dân. Từ những hình tượng đơn lẻ cho đến những bộ, những nhóm khác nhau trong đời sống. Ở trong tập sách này, (Các bộ trang trí điển hình) đã được PGS.TS Đinh Hồng Hải đề cập đến 5 nội dung chính sau: Nguồn gôc ra đời; Vai trò và vị trí trong văn hoá Việt Nam; Biểu tượng nghệ thuật; Sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay; Thách thức trước quá trình toàn cầu văn hoá.

Do mức độ ảnh hưởng của của các bộ trang trí này trong văn hoa Việt Nam rất khác nhau, nên sách đã được PGS.TS Đinh Hồng Hải tập trung vào những bộ tiêu biểu và có nhiều tác động đến văn hoá Việt Nam. Ví dụ như các bộ Tứ Linh ( 38 trang, từ trang 37 đến trang 74), bộ Ngũ Phúc (23 trang, từ trang 102 đến trang 124), bộ Thập Điện (22 trang, từ trang 204 đến trang 226). Ba bộ trên được dành nhiều thời lượng hơn các bộ khác, vì tính phưc tạp và vai trò, vị trí đặc biệt của nó trong văn hoá Việt Nam.

Trong khi đó bộ Câu Đối chiếm thời lượng ít nhất (5 trang, từ trang 14 đến trang 19), sở dĩ bộ Câu Đối được dành thời lượng ít, bởi vì theo PGS.TS Đinh Hồng Hải thì bộ này trong văn hoá Việt Nam, vai trò của bộ này là ở góc độ văn chương chứ không nổi bật ở vai trò là một biểu tượng nghệ thuật.

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá truyền thống, nhưng có rất ít chuyên khảo đề cập đến các hệ thống biểu tượng văn hoá truyền thống như Các bộ trang trí điển hình của PGS.TS Đinh Hồng Hải. Cũng có một số công trình đã được xuất bản, nhưng lại thiếu hệ thống và đặc biệt là thiếu tư liệu. Chính vì lý do những lý do trên đã thúc đẩy PGS.TS Đinh Hồng Hải tiến hành công trình “Những biểu tượng đặc trưng trong văn hoá truyền thống Việt Nam”

Riêng cuốn sách tập 1 này (Các bộ trang trí điển hình) là chuyên khảo đầu tiên, đây là một nỗ lực của cá nhân của PGS.TS Đinh Hồng Hải. Việc sưu tầm nghiên cứu văn hoá truyền thống không chỉ là để đưa vào dữ liệu cho các thế hệ kế tiếp mà còn là để sử dụng trong những công việc có liên quan đến bảo tồn văn hoá truyền thống hiện nay như phục dựng, bảo tồn, trùng tu… Vì vậy,  những nghiên cứu này của PGS.TS Đinh Hồng Hải rát đáng được ghi nhận.