Những Tòa Nhà Có Kiến Trúc Độc Đáo Tại Trung Quốc

Những Tòa Nhà Có Kiến Trúc Độc Đáo Tại Trung Quốc

 

Theo bầu chọn của người dân trong và ngoài nước, Trung Quốc có rất nhiều tòa nhà có kiến trúc độc đáo được tặng danh hiệu “Những tòa nhà kỳ quặc nhất thế giới“, trước khi đặt vé máy bay rẻ đi Trung Quốc du lịch hãy cùng tìm hiểu về những tòa nhà độc đáo này trước nhé.

 

1. Trụ sở chính Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh

Tòa nhà này được thiết kế bởi công ty kiến trúc OMA có trụ sở tại Hà Lan bao gồm 2 tháp xiên nối với nhau bởi những phần ngang trên mặt đất và 2 phần ngang ở trên, tạo thành một vòng lặp liên tục. Tòa nhà được bình chọn là 1 trong 10 kiến trúc kỳ lạ nhất thế giới của tạp chí Time, bên cạnh đó theo người dân địa phương kiến trúc này có phần quá cầu kỳ và khó hiểu tới mức nhìn từ xa trông chẳng khác nào một chiếc nội y khổng lồ.

tru-so-dai-truyen-hinh-trung-uong-trung-quoc-vemaybay123
Trụ sở chính Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc gồm 2 tháp xiên nối với nhau tạo thành một vòng lặp liên tục

 

2. Trụ sở chính của Thời báo nhân dân ở Bắc Kinh

Được xây dựng tại khu trung tâm thương mại sầm uất ở thủ đô Bắc Kinh, tòa nhà 32 tầng này sẽ chẳng có gì đáng để bàn cãi nếu không tình cờ kiến trúc tương đồng với hình dạng ”cậu nhỏ” tới bất ngờ. Tòa tháp này vừa mới được hoàn thành trong thời gian gần đây với chi phí 1,5 tỷ NDT, ngoài ra đã vấp phải không ít luồng ý kiến trái chiều và phản đối từ cư dân mạng. Ông Zhou Qi, đại diện của tờ báo được coi là phát ngôn của đảng cầm quyền tại Trung Quốc cho biết kiến trúc tòa nhà này thật sự trông sẽ giống như một “cậu nhỏ” sau khi hoàn thành xong nhưng hoàn toàn không có ý nhạo báng hay nhắm vào sự phân biệt giới tính.

 

tru-so-thoi-bao-nhan-dan-bac-kinh-vemaybay123
Trụ sở chính của Thời báo nhân dân vấp phải không ít luồng ý kiến trái chiều do kiến trúc của nó

 

3. Sân vận động quốc gia Bắc Kinh

Khi nhắc tới những kiến trúc kỳ lạ và đặc biệt tại Bắc Kinh, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Sân vận động quốc gia “tổ chim”. Đây là một trong số các sân vận động lừng danh và độc đáo nhất kể từ khi được xây dựng cho Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 và cũng từ đấy trở thành “thương hiệu” của thể thao Trung Quốc khiến cả thế giới biết tới.

Sân vận động như một bức tranh 3D tạo nhiều cảm nhận thị giác về một công trình kiến trúc mang tính tạo hình đầy nghệ thuật. Sân vận động này là tổng hòa của nhiều yếu tố xuất phát từ thiên nhiên. Trước hết là hình dạng của tổ chim như cách người Trung Quốc gọi chiếc tổ chim “Niao Chao” về một sự vững chãi và độc đáo. Tiếp tới là cách người ta “đan, thắt” những vật liệu kết cấu thành công trình này như cách đan một chiếc giỏ mây. Và hơn hết, cùng với những cố vấn nghệ thuật lão luyện người Hoa, các kiến trúc sư phương Tây này đã thổi hồn vào sân vận động những đường nét của một công trình uyển chuyển và mềm mại.

Nhìn toàn cục, sân vận động Tổ chim là sản phẩm giữa các thứ rất là đời thường, giản dị, mang tính văn hóa cổ truyền nghìn đời của người Trung Hoa vừa là sản phẩm của thời hiện đại. Mùa đông sân vận động Tổ Chim trắng xóa tuyết rơi hay được ban quản lý sân chở tuyết từ nơi khác tới để phục vụ chu cầu vui chơi giải trí của người dân. Thiết kế này bắt nguồn từ việc nghiên cứu gốm sứ Trung Quốc, những dầm thép để che phần mái nhà được thu vào, khiến sân vận động xuất hiện như một tổ chim.

san-van-dong-to-chim-trung-quoc-vemaybay123
Sân vận động quốc gia tổ chim như một bức tranh 3D tạo nhiều cảm nhận thị giác

 

Nghệ sĩ hàng đầu Trung Quốc Ai Weiwei là chuyên gia tư vấn nghệ thuật cho công trình này, phần mái thu vào sau đấy đã được gỡ bỏ khỏi thiết kế để tạo sự nhận biết dễ dàng nhất cho sân vận động. Nhờ những sáng tạo trong kiến trúc và trong lối xây dựng mà công trình này đã đạt giải thưởng kiến trúc danh giá nhất thế giới Pritzker. Xứng đáng trở thành niềm tự hào của Bắc Kinh nói riêng và của Trung Quốc nói chung.

 

4. Khách sạn cao cấp Pangu tại Bắc Kinh

Nằm trong chuỗi khách sạn cao cấp của Pangu Plaza, khách sạn tiêu chuẩn 7 sao này nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, được thiết kế bởi kiến trúc sư C.Y. Lee. Tòa nhà nằm trong danh sách 10 kiến trúc kỳ lạ nhất Trung Quốc bởi thiết kế lấy cảm hứng từ hình tượng rồng với phần cao nhất của khách sạn giống như đầu rồng lượn sóng, các tòa nhà nhỏ hơn như phần thân rồng uốn lượn phía sau. Khách sạn có 140 phòng cao cấp dành cho khách hạng sang, và rất nhiều nội thất trang trí khách sạn cũng mang phong cách đặc trưng lấy cảm hứng từ hình tượng rồng.

pangu-hotel-beijing-vemaybay123
Khách sạn cao cấp của Pangu Plaza mang phong cách đặc trưng lấy cảm hứng từ hình tượng rồng

 

5. “Cánh cổng Phương Đông” tại Tô Châu, Giang Tô

Với tên gọi rất ấn tượng “Cánh cổng Phương Đông” nhưng một trong những công trình nghệ thuật của kiến trúc sư tài hoa Zhou Qi lại khiến cho nhiều người liên tưởng đến một chiếc quần dài hơn là tòa tháp đôi nối liền nhau ở phần đỉnh. Tòa tháp đôi kỳ dị này có chiều cao lên tới 300m, hai tòa được nối lại với nhau nhờ chiếc cổng vòm cao vút, nằm tít trên đỉnh. Được biết tòa nhà quần dài dự hoàn thành vào cuối năm 2012.

Cánh Cổng Phương Đông do một công trình kiến trúc của Anh thiết kế và được lấy ý tưởng từ cổng thành cổ Tô Châu. Tọa lạc tại thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô, “Cánh cổng số một thế giới” này được dự kiến là khu trung tâm mua sắm, văn phòng, khách sạn kiêm nhà ở.

canh-cong-phuong-dong-to-chau-vemaybay123
Kiến trúc của “Cánh cổng Phương Đông” lại khiến cho nhiều người liên tưởng đến một chiếc quần dài

 

6. Trung tâm Hisayoshi ở Thượng Hải

Nằm trong khu kinh doanh Hồng Kiều, khu phức hợp 34 tầng với diện tích 140.000m2 này được thiết kế với hình dạng giống như chữ L khổng lồ và được hoành thành vào năm 2017. Trong khi Hisayoshi đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ khách du lịch nước ngoài mỗi khi đặt vé máy bay giá rẻ đi Thượng Hải Trung Quốc đến đây du lịch thì người dân địa phương lại đặt cho tòa nhà này cái tên “Ủng cao bồi”.

Hisayoshi-center-shanghai-vemaybay123
Trung tâm Hisayoshi được thiết kế với hình dạng giống như chữ L khổng lồ được người dân địa phương đặt tên “Ủng cao bồi”

 

7. Tòa nhà Wuliangye ở Tứ Xuyên

Về cơ bản kiến trúc kỳ lạ của tòa nhà này lấy cảm hứng từ một chai rượu, được phóng đại tới độ cao 66,8m và là trụ sở chính của công ty Wuliangye. Đây được biết đến là một trong những kiến trúc khá độc đáo tại Trung Quốc, thang máy sẽ dẫn lên đến tầng cao nhất là “nắp chai” – nơi du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Tứ Xuyên. Tuy nhiên kiến trúc kỳ lạ này cũng chính là điều gây ra nhiều tranh luận, khiến cho tòa nhà đứng thứ 3 trong danh sách những tòa nhà xấu nhất tại Trung Quốc vào năm 2012.

Wuliangye-building-vemaybay123
Tòa nhà Wuliangye lấy cảm hứng từ một chai rượu và được phóng đại tới độ cao 66,8m

 

8. Tòa nhà Fangyuan ở Thẩm Dương, Liêu Ninh

Tòa nhà 25 tầng này được thiết kế bởi C.Y. Lee – kiến trúc sư thiết kế tòa nhà Taipei 101 ở Đài Loan được xếp hạng tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi Burj Khalifa ở Dubai xuất hiện năm 2010. Hoàn thành vào năm 2001, tòa nhà văn phòng và thương mại này có mặt tiền hình tròn với một hình vuông ở giữa, lấy cảm hứng từ tiền xu bằng đồng cổ biểu tượng cho sự giàu có trong truyền thống Trung Quốc. Thật đáng tiếc chính thiết kế hình đồng xu đầy ý nghĩa này của Fangyuan lại làm tòa nhà lọt danh sách 10 tòa nhà xấu nhất trên thế giới của CNN, nhưng cũng được nhận danh hiệu tòa nhà sáng tạo nhất tại một hội nghị thiết ké kiến trúc ở Venice (Ý).

Fangyuan-building-vemaybay123
Tòa nhà Fangyuan có mặt tiền hình tròn với một hình vuông ở giữa, lấy cảm hứng từ tiền xu bằng đồng cổ

 

9. Lầu Yuan Baoting tại Hàm Đan, Hồ Bắc

Lầu Yuan Baoting được xây dựng giống hình dạng của một quan tiền vàng cổ của Trung Quốc thời xưa, dựa trên khát vọng giàu sang, phú quý, các kiến trúc sư đã lấy ý tưởng từ quan tiền cổ cách đây một thế kỷ khiến cảm hứng thiết kế lầu Yuan Baoting. Tuy nhiên công trình kiến trúc này lại nhận được không ít quan điểm tiêu cực phê phán rằng nó quá khoa trương và lộ liễu.

yuan-baoting-ho-bac-vemaybay123
Lầu Yuan Baoting được xây dựng giống hình dạng của một quan tiền vàng cổ của Trung Quốc thời xưa

 

10. Tòa nhà “Vòng tròn Quảng Châu” ở Quảng Châu, Quảng Đông

Với hình dạng tựa như một cái bánh rán khổng lồ, tòa nhà đặc biệt này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Joseph di Pasquale và hoàn thành vào năm 2013. Kiến trúc kỳ lạ này cao 33 tầng, được lấy cảm hứng từ đĩa ngọc bích kép là biểu tượng hoàng gia thời Trung Quốc cổ đại. Được xây dựng ở ngay sát bờ sông Quảng Châu, tòa nhà khi phản chiếu xuống mặt nước tạo thành hình số 8 tương đối thú vị. Với cấu trúc hình tròn kỳ lạ nhưng bên trong là không gian rộng đến 7.500m2, hiện là trụ sở làm việc của tổ chức Hong Da Xing Ye của Quảng Đông và sàn giao dịch Nhựa Quảng Đông. Khi bạn Du ngoạn tại thành phố Quảng Châu xinh đẹp đừng quên dành thời gian ghé thăm công trình độc đáo này nhé.

toa-nha-vong-tron-quang-chau-vemaybay123
“Vòng tròn Quảng Châu” được xây dựng cạnh sông Quảng Châu, khi phản chiếu xuống mặt nước tạo thành hình số 8

 

11. Bảo tàng văn hóa trà đạo tại Quý Châu

Với hình dáng như một bộ ấm chén bằng đất – biểu tượng cho văn hóa trà đạo Trung Quốc, bảo tàng văn hóa trà đạo lại bị đánh giá là một trong các công trình xấu tệ của đất nước này. Được mệnh danh là “bộ ấm chén khổng lồ”, bảo tàng văn hóa trà đạo được chia ra làm hai tòa nhà lớn và nhỏ. Tòa “ấm” cao 48,2m, còn tòa “chén” cao 25,6m, đường kính của tòa ấm dài 24m, tổng dung tích của tòa nhà ấm chén là 28.360,23m3.

bao-tang-van-hoa-tra-dao-vemaybay123
Bảo tàng văn hóa trà đạo tại Quý Châu với hình dáng như một bộ ấm chén bằng đất

 

12. Viện nghiên cứu năng lượng Vũ Hán tại Vũ Hán, An Huy

Lấy cảm hứng từ bông hoa lily kiêu sa, xòe nở đầy quyến rũ, tòa nhà này được thiết kế bởi các công ty kiến trúc sư Soeters Van Eldonk và Grontmij, bắt đầu vào năm 2010 và dự kiến hoàn thành trong năm nay. Với chiều cao khoảng 140m, toàn bộ những tấm pin mặt trời, tuabin gió và ống khói trung tâm được tận dụng tối đa hết công suất để thông gió, tạo không khí thoáng đãng bên trong cho tòa nhà đặc biệt này, dự kiến tòa nhà sẽ được hoàn thiện với diện mạo màu xanh, thậm chí còn xây cả lá bao quanh kiến trúc hoa kỳ lạ.

vien-nghien-cuu-nang-luong-vu-han-vemaybay123
Viện nghiên cứu năng lượng Vũ Hán lấy cảm hứng từ bông hoa lily kiêu sa, xòe nở đầy quyến rũ

 

13. Nhà trắng loại “fake” tại Phụ Dương, An Huy

Với khả năng sản xuất hàng nhái chính xác tới không ngờ, có lẽ việc xây dựng tòa nhà nhái với Trung Quốc cũng là điều không mấy khó khăn. Nếu như đến thăm thành phố Phụ Dương tỉnh An Huy, du khách sẽ không khỏi “choáng ngợp” trước tòa Nhà Trắng hàng nhái nơi đây, có thể thấy tòa nhà là sự kết hợp ý tưởng giữa Nhà Quốc Hội và Nhà Trắng của Mỹ. Chứng kiến cơ quan hành chính sa hoa này, phần nhiều ý kiến đều không đề cập tới óc sáng tạo hay mẫu thiết kế của tòa nhà, mà đều tỏ ý phê phán sự hoang phí tiền bạc khi khởi công xây dựng tòa nhà nhái này.

nha-trang-trung-quoc-vemaybay123
Nhà Trắng nhái tại An Huy Trung Quốc là sự kết hợp ý tưởng giữa Nhà Quốc Hội và Nhà Trắng của Mỹ

 

14. Khách sạn Hoài Nam tại Hoài Nam, An Huy

Khách sạn Hoài Nam nằm trong khuôn viên của Công viên Olympic có hình dạng không khác gì một chiếc vợt bóng bàn. Và đáng buồn hơn hết, chiếc vợt này lại chúc đầu tròn xuống và chổng ngược cán lên trời. Chủ đầu tư cho biết tòa nhà được dự kiến trở thành một khách sạn lộng lẫy với chiều cao 150m có tổng diện tích lên tới 67ha. Ước tính tổng chi phí đầu tư cho tòa nhà bóng bàn chúc đầu này lên đến 300.000.000 NDT (khoảng 1.020 tỷ VNĐ). Tòa nhà được chia ra thành 3 khu vực: trên cùng là nơi ngắm cảnh, phần giữa là sảnh đón khách và cuối cùng sẽ là phòng hội họp.

khach-san-vot-bong-ban-hoai-nam-trung-quoc-vemaybay123
Khách sạn Hoài Nam nằm trong khuôn viên Công viên Olympic có hình dạng như một chiếc vợt bóng bàn

 

15. Khách sạn Beijing Tianqi (Emperor) tại Lang Phường, Hà Bắc

Nằm ở ngoại ô Bắc Kinh, khách sạn 10 tầng này luôn tự hào với kiến trúc xây dựng theo hình ảnh Phúc Lộc Thọ – Những vị thần tại Trung Quốc tượng trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng và tuổi thọ. Tòa nhà cao to sừng sững, nổi bật giữa đô thị với lối vào nằm ở chân của 1 trong 3 vị thần, nhiều người đi qua không khỏi giật mình khi ngước nhìn.

Được xây dựng vào năm 2000, khách sạn Beijing Tianzi đạt kỷ lục Guinness với danh hiệu “tòa nhà tượng hình lớn nhất thế giới”. Tòa nhà có dáng dấp của 3 vị thần này làm không ít người tò mò muốn tới “mục sở thị” và trở thành một trong các điểm check-in thú vị tại Hà Bắc.

Beijing-Tianqi-Emperor-vemaybay123
Khách sạn Beijing Tianqi (Emperor) với kiến trúc xây dựng theo hình ảnh Phúc Lộc Thọ