Những bài Văn khấn bà Cô ông Mãnh – Nhà Thờ Họ

Nên đặt những gì trên bàn thờ bà cô

Theo tín ngưỡng thờ cúng của người Việt thì bà tổ cô ông mãnh là những chết trẻ, chưa dựng vợ gả chồng. Họ rất linh thiêng, luôn đi theo che chở, phù hộ độ trì cho con cháu. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn khiến bạn không có thời gian nghiên cứu cách sắm lễ cúng và văn khấn bà tổ cô ông mãnh sao cho chuẩn nhất. Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn tổng hợp lại những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề này ngay sau đây.

Bà tổ cô ông mãnh là ai?

Bà tổ cô ông mãnh là ai?

 

Bà Cô, Ông Mãnh là những người chết trẻ chưa có vợ chồng trong gia đình, dòng họ. Vì họ chết trẻ nên còn lưu luyến gia đình, linh hồn chưa thể siêu thoát, đầu thai mà ở lại nhân gian nhận nhiệm vụ trông nom, theo dõi, tùy duyên phù hộ độ trì che chở cho con cháu, do vậy những linh hồn này rất linh thiêng. Cụ thể hơn:

✅✅✅ Xem thêm : Phật bà quan âm là ai ?

Bà Tổ Cô

Bà Cô hay còn gọi là Bà Tổ Cô, Bà Cô Tổ là con gái trẻ ở độ tuổi 12 – 18 tuổi khi chết chưa lấy chồng. Tuy nhiên không phải tất cả con gái chết trẻ đều trở thành bà Tổ Cô của dòng họ, gia đình. Chỉ có những vong linh có duyên, có căn cơ tu tập đạo nhà Phật, đạo Mẫu mới có thể trở thành Bà Cô Tổ. Ngoài ra, tùy căn duyên hợp với ai trong dòng họ, gia đình sẽ độ trì, che chở bảo vệ giúp đỡ người ấy giải hạn, tránh tà ma quấy nhiễu, đi đường gặp may mắn, làm ăn buôn bán phát đạt…

Ngoài ra, có một số trường hợp đặc biệt mà bà Tổ Cô được phong là Chúa Tổ Cô nếu theo đạo Tiên (Đạo Mẫu), hoặc theo hầu các bà Chúa (như Bà chúa thoải phủ, Bà chúa thượng ngàn). Trường hợp phong là Chầu Tổ Cô nếu theo hầu các Chầu như Chầu bé Bắc Lệ, Chầu Chín,… Nếu bà Cô Tổ của gia đình nào mà mang cả hai danh hiệu trên sẽ mang nhiệm vụ khai sáng, giác ngộ, dẫn đường chỉ lối cho con cháu có căn quả tu thành chính quả.

Ông Mãnh

Ông Mãnh hay còn gọi là Mãnh Tổ là người con trai chết trẻ ở độ tuổi niên thiếu từ 13 tuổi trở lên, chưa lập gia đình hoặc cũng có thể là những người đàn ông trung tuổi, cao tuổi khi chết còn độc thân. Ông Mãnh là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Mẫu, chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, giúp đỡ các vong linh của dòng họ ở địa phủ.

Mãnh tổ có thể đảm nhiệm 2 chức vụ song song là Phán Quan hoặc Hành Sau tại địa ngục. Bởi vậy khi gia đình ai có người thân mất, vào ngày cúng 49 và 100 ngày thường viết sớ gia tiên thỉnh ông Mãnh Tổ với nguyện ước Ông sẽ giúp đỡ cho con cháu thuận lợi vượt qua những kiếp nạn dưới địa ngục tối tăm, lạnh lẽo.

Trong trường hợp, mãnh Tổ của dòng họ chưa thể tu tập học đạo do bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi hồn tiền dương thế thì khi được thoát linh địa ngục sẽ được cấp phép tu tập học đạo,bổ nhiệm, giúp đỡ, độ trì cho con cháu có căn duyên. 

✅✅✅  Xem thêm: Tháng cô hồn là gì ?

Vị trí đặt bàn thờ tổ cô ông mãnh

Vị trí đặt bàn thờ tổ cô ông mãnh

Vị trí bát hương trên ban thờ

Bàn thờ Bà Cô Ông Mãnh là bàn thờ được lập riêng. Có 2 vị trí để đặt bàn thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh là: 

Vị trí thứ nhất là thờ chung với bàn thờ gia tiên. Nhưng cần phải lưu ý bát hương thờ Bà Cô phải đặt thấp hơn 1 bậc so với bát hương gia tiên. Tuy nhiên có quan niệm cho rằng bà Cô khi chết vẫn còn nhỏ tuổi vì thế chưa thể hưởng chung hương hỏa với ông bà đời trước. 

Vị trí thứ hai là dưới gầm hương án của bàn thờ gia tiên: Bàn thờ cúng Bà Cô thường ở vị trí dưới gầm hương án của bàn thờ gia tiên. Gia chủ có thể thờ chung tất cả bà Cô, ông Mãnh cùng một bát hương hoặc gia đình có điều kiện xây nhà cửa rộng rãi, phòng thờ riêng thì có thể thờ mỗi vong linh một bát hương.

✅✅✅ Xem thêm : Các bố trí nội thất nhà thờ họ

Nên đặt những gì trên bàn thờ bà cô

Nên đặt những gì trên bàn thờ bà tổ cô

 

Gợi ý trọn bộ vật phẩm thờ cúng cần có trên bàn thờ bà Cô ông Mãnh gồm: Bài vị, nến hoặc đèn thờ, một đĩa trầu, một bình rượu nhỏ, chén nước, bát hương, ống đựng hương. Hiện nay điều kiện kinh tế của các gia đình khá giả hơn, người ta thường sử dụng những bộ đồ cúng bằng đồng thay vì gỗ và gốm sứ vì sản phẩm được làm ra có tính thẩm mỹ cao, độ bền đẹp sáng bóng trường tồn vĩnh cửu theo thời gian. Mặt khác, trong phong thủy đồng còn được mệnh danh là thứ kim loại đại cát, đại lợi, mang lại nhiều sinh khí cho gia đình. 

Cách sắm lễ cúng bà cô ông mãnh

Cúng bà cô ông mãnh vào các ngày: sóc vọng, giỗ Tết, ngày kỵ giống thờ tổ tiên. Những người thực hiện nghi lễ cúng nếu có vai vế ngang hàng thì không cần chuẩn bị sính lễ chỉ cần khấn nôm thành kính. Ngược lại, những người có vai vế nhỏ hơn thì phải chuẩn bị lễ vật kỹ lưỡng, chu đáo.

Nếu bạn thờ bà Cô Tổ và ông Mãnh Tổ chung với bàn thờ gia tiên thì mọi nghi thức cúng được sẽ làm chung với gia tiên. Còn trường hợp có bàn thờ riêng thì việc bài trí cũng đơn giản bao gồm những vật phẩm sau dưới đây:

  • Bát nhang

  • Bài vị

  • Chén nước

  • Hoa tươi

  • Đôi đèn

  • Đĩa trầu cau

  • Tiền vàng, quần áo (nếu vào ngày giỗ, rằm tháng 7)

Một điểm cần lưu ý, mỗi bà Cô sẽ có phong vị khác nhau thích mặc áo màu khác nhau. Cách phân biệt màu sắc như sau: 

  • Áo xanh: dành cho trưởng tộc – phụ trách khoa học kỹ thuật

  • Áo đỏ: dành cho bà tổ cô quản hôn nhân, vợ chồng

  • Áo hồng: quản việc giáo dục, học hành của con cháu

  • Áo vàng: Khoa học kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu

  • Áo đen: quản sống chết và sinh tử

  • Áo trắng: đạo đức, lối sống của con cháu

  • Áo tím: tượng trưng cho đức hạnh, phẩm hạnh của con người. 

Văn khấn bà cô ông Mãnh

Dưới đây là 2 bài văn khấn bà tổ cô ông Mãnh đơn giản và đẩy đủ nhất mời quý độc giả cùng tham khảo

Bài văn khấn bà cô ông mãnh đầy đủ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Dương lai hạ sinh Di lặc Tôn Phật.

Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, đương thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc ngoại tịch, bà tổ cô dòng họ ………… tại ………………..

Tạ thế ngày ………. phần mộ ký táng tại …………………….. , nay nhân ngày huý nhật chứng minh công đức.
Tín chủ (chúng) con là:……………………Ngụ tại ……………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày …….. tháng …….. năm ………… , tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án. Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, bà tổ cô, Bá Thúc, huynh đệ, Cô Di, Tỷ Muội, nam nữ Tử Tôn nội, ngoại, cúi xin các vị thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành phù hộ độ trì cho gia đình chúng con mạnh khỏe, bình an, có tài có lộc, giải vận giải hạn, giải tai, giải ách cho gia đình chúng con, cho gia đình chúng con được hòa hợp, làm ăn buôn bán có tài có lộc, đi sớm về trưa, đi trưa về tối, gặp chúng gặp bạn gặp vạn sự lành, cho cún con của con học hành tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời. cho chúng con nói có người nghe đe có người sợ, điều lành thì ở, điều dữ thì đi, vạn bệnh tiêu tán bách bệnh tiêu trừ.

Cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, vui vẻ trẻ trung, sáng con mắt, chặt đầu gối. cho chúng con đi làm đi ăn, đi buôn đi bán đi học đi hành đi đâu cũng đều có người đưa, người đón, âm phù dương trợ, đi đâu cũng được thượng lộ bình an, đi đến nơi về đến chốn, mọi công việc đều thuận buồm xuôi gió, đầu xuôi đuôi lọt.

Chúng con người trần mặt thịt, đầu xanh tuổi còn trẻ, trẻ người non dạ, có những điều gì không phải thì con lạy trời lạy phật, lạy các vị thấn linh thiêng xá tội cho chúng con, phù hộ độ trì cho chúng con, chỉ đướng chỉ lối cho chúng con.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về âm hưởng, xin ban cho sức khoẻ đồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

 

✅✅✅ Xem thêm: Bài văn khấn mồng 1 đơn giản

Bài văn khấn bà cô ông mãnh đơn giản

Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm… Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố… cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đâu).

Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà tổ cô, bà cô ông mãnh họ (…), chứng tâm chứng lễ phù hộ co gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại (năm nay gia đình có ý đình xin làm việc, thi cử, buôn bán gì thì xin từ đầu năm).

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

 

✅✅✅ Xem thêm : Bài văn khấn phật bà Quân Âm tại Nhà

Trên đây những thông tin quan trọng liên quan đến văn khấn tổ cô ông mãn do nhà thờ họ tổng hợp. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử [email protected] Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

5/5 – (1 bình chọn)