Những biểu tượng cổ truyền ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Mục lục bài viết
1. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Bánh chưng
Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong văn hóa của người Việt đồng thời chứa đựng nhiều yếu tố cổ truyền ý nghĩa. Những hình ảnh quen thuộc đã gắn liền trong tâm trí mỗi người dẫu qua bao nhiêu cái Tết như: bánh chưng, hoa đào, phong bao lì xì,… đã trở thành những hình ảnh không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Thế nhưng, có lẽ không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của những biểu tượng trên. Vậy hôm nay hãy cùng đọc bài viết của Hồng Lam dưới đây để hiểu thêm về ý nghĩa của những biểu tượng này trong văn hóa ngày Tết cổ truyền Việt Nam nhé.
Có thể nói đã là người Việt thì dù có đi đâu, ai ai cũng không bao giờ thiếu bánh chưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền. Chắc hẳn hai từ bánh chưng đã rất quen thuộc với mọi người Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Theo quan niệm xa xưa, bánh chưng cũng là vật tượng chưng cho đất, bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Chính vì thế nên trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình Việt không thể thiếu được cặp bánh chưng xanh. Bánh được làm từ loại gạo nếp ngon, thịt lợn, đậu xanh và được gói vuông văn bằng lá dong sau đó được đem luộc trong khảng 8 – 10giờ cho đến khi chín. Bánh dẻo, rất thơm mùi thơm của gạo nếp và có màu xanh của lá dong.
Ở miền Bắc, từ rằm cho đến Tết, nhiều nhà đều tất bật chuẩn bị đậu xanh, lá dong, gạo nếp, ống giang chẻ lạt gói bánh chưng. Nhà nào nhà nấy đều cố gắng gói được những chiếc bánh chưng không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng đẹp mắt để vừa thưởng thức vừa cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên. Không chỉ vậy, việc nấu bánh chưng còn là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên bếp lửa hồng. Bên nồi bánh chưng ấm áp các thế hệ trong gia đình kể cho nhau nghe về những điều đã qua, những dự định tương lai và bao câu chuyện khác.
2. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Phong bao lì xì
Theo truyền thống từ đời này sang đời khác, cứ vào những ngày Tết Nguyên Đán là con cháu trong nhà lần lượt nói lời chúc Tết, rồi tặng quà và mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ. Sau đó con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ lì xì lại một phong bao màu đỏ, bên trong đựng một ít tiền. Không chỉ những người trong gia đình mà vào dịp năm mới bất cứ ai cũng có thể lì xì cho nhau kèm theo những lời chúc may mắn. Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được kể lại bằng nhiều tích chuyện. Lì xì thể hiện sự quan tâm chăm sóc của chúng ta với thế hệ trẻ cũng như thể hiện sự phóng khoáng, rộng rãi của mình khi mở lòng ra chia sẻ những nguồn lợi của mình có được từ năm ngoái cho những người xung quanh. Chia lộc của mình cho mọi người đồng nghĩa là mình sẽ có thêm được nhiều lộc mới.
Việc trao tặng nhau những phong bao lì xì chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Người trao và người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm. Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.
3. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Ô mai
Trong văn hoá của người Việt, ô mai thường mang ý nghĩa sum vầy. Bởi vậy trong các ngày lễ đặc biệt, đặc biệt là Tết người ta vẫn hay chọn ô mai làm quà để trao nhau những tình cảm, lời cảm ơn chân thành. Ô mai là món quà quý để các gia đình dâng lên thờ cúng gia tiên, gửi gắm tấm trân tình của những người con, người cháu hiếu thảo.
Giữa vô vàn các loại bánh kẹo, ô mai vẫn luôn là thức quà truyền thống không thể thiếu trên bàn trà đoàn viên mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nhấp ngụm trà nóng, nhâm nhi ô mai cùng kể nhau nghe những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống sau một năm dài xa cách, cứ thế câu chuyện ngày Tết trở nên rôm rả và ấm áp vô cùng.
4. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Hoa Tết
Mùa xuân là mùa cỏ cây đâm chồi nảy lộc, vì vậy đây cũng là thời điểm có rất nhiều loài hoa đẹp và đặc trưng cho mùa này. Tết đến, ta có thể thấy những loại hoa như lay ơn, vạn thọ, cúc, hồng, …, xuất hiện rất nhiều trên đường phố cũng như gia đình của mỗi người. Và trong đó, chúng ta không thể không kể đến những loại hoa đặc trưng đã gắn liền với Tết ở cả 2 miền Bắc và Nam đó chính là hoa đào và hoa mai. Đối với người miền Bắc, nhắc đến Tết là người ta sẽ nghĩ ngay đến hoa đào – loài hoa chỉ nở vào mùa Xuân, để phục vụ Tết Nguyên Đán. Trong tâm linh, ngày xưa, để ma quỷ không đến quấy phá cuộc sống, người dân đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành đào về cắm trong lọ. Theo đó, chỉ cần nhìn thấy cành đào thì lũ quỷ sẽ chạy xa, không đến gần nhà đó nữa. Ngoài ra, hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới, sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, nó có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh, bình an và vạn sự như ý trong năm mới.
Miền Bắc có hoà đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới. Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.
5. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Mứt Tết
Từ xưa đến nay, mứt Tết được xem là một trong những thức quà quý của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Mứt Tết được bày biện trang trọng trên ban thờ thể hiện tấm lòng thơm thảo của bậc con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Trên bàn trà đoàn viên ngày Tết, mứt Tết là cầu nối giúp câu chuyện ngày Tết thêm đậm đà hương vị yêu thương. Thấy Mứt là thấy Tết.
Trong phong thuỷ, mứt Tết còn là biểu tượng mang lại tài lộc và may mắn. Khay mứt Tết với màu vàng của mứt gừng, mứt sen đại diện cho sự đầy đủ viên mãn; màu đỏ của mứt chanh leo của sự may mắn; màu cam của mứt quất, mứt cà rốt mang lại sự thịnh vượng; màu xanh của mứt bí thể hiện cho niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến và màu trắng của mứt dừa, mứt trứng chim thể hiện sự quây quần, sum vầy, trường thọ.
6. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Cây nêu
Từ xưa đến nay, mứt Tết được xem là một trong những thức quà quý của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Mứt Tết được bày biện trang trọng trên ban thờ thể hiện tấm lòng thơm thảo của bậc con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Trên bàn trà đoàn viên ngày Tết, mứt Tết là cầu nối giúp câu chuyện ngày Tết thêm đậm đà hương vị yêu thương. Thấy Mứt là thấy Tết.Trong phong thuỷ, mứt Tết còn là biểu tượng mang lại tài lộc và may mắn. Khay mứt Tết với màu vàng của mứt gừng, mứt sen đại diện cho sự đầy đủ viên mãn; màu đỏ của mứt chanh leo của sự may mắn; màu cam của mứt quất, mứt cà rốt mang lại sự thịnh vượng; màu xanh của mứt bí thể hiện cho niềm tin và hy vọng vào những điều tốt đẹp sẽ đến và màu trắng của mứt dừa, mứt trứng chim thể hiện sự quây quần, sum vầy, trường thọ.
Từ bao đời nay, hình ảnh cây nêu là biểu tượng thiêng liêng, thân thuộc của dân tộc Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền. Cây nêu thường được dựng lên từ thân tre cao, dài. Tùy vào văn hóa của từng vùng, người ta sẽ treo lên đó những vật trang trí mang ý nghĩa khác nhau, có thể là chuông, bùa trừ tà, cá chép giấy, hoặc bình rượu, đèn lồng… Người dân quan niệm rằng ánh sáng đèn lồng trong sẽ dẫn đường cho Tổ tiên về vui Tết với con cháu, còn chuông, bùa sẽ khiến cho ma quỷ khiếp sợ, không dám quấy nhiễu gia chủ. Riêng đối với dân tộc thiểu số, cây nêu loại này xuất hiện ở những vùng rẫy thuộc sở hữu cá nhân chưa khai hoang. Người chủ rẫy tìm bốn cây cao to, chặt đứt ngang thân, dựng ở bốn góc rẫy như bốn cái trụ và gọi đó là cây nêu.
Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 5 – 6 mét, được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân chầu Trời. Cây nêu phải làm bằng cây tre vì tre có đốt, là bậc thang đi về của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi. Tre phải là loại tre già, to, thẳng, không được cụt ngọn. Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Bên dưới gốc, rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma. Gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần ít phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam thời hiện đại, và được thay thế với tục chơi cành hoa đào, hoa mai ngày Tết.
7. Biểu tượng cổ truyền ngày Tết: Câu đối Tết
Treo câu đối Tết trong nhà từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tết đến là lúc người người nhà nhà sắm sửa, trang hoàng đôi ba câu đối đỏ trong nhà. Tượng trưng cho may mắn, cát tường và thành công trong năm mới. Không những thế, chơi câu đối Tết còn là thú vui tao nhã của nhiều người. Thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Đây được đánh giá như tinh hoa của nguồn cội, là món ăn tinh thần ngày Tết. Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà. Đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt ngày xưa, màu đỏ là màu rực rỡ, từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất. Làm thành những bài học giáo dục sâu sắc, hướng con người đến vẻ đẹp chân-thiện-mỹ.
Ông bà ta vẫn có câu “Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Phong tục treo tranh, câu đố Tết bắt nguồn từ thú vui tao nhã của các nhà nho thời phong kiến trước đây. Vừa là để trang hoàng nhà cửa, cũng một phần để thể hiện cái “tài” của mình. Dần dần thú vui này trở nên phổ biến, trở thành tập quán chung của người Việt trong dịp Tết. Tranh Tết khá đa dạng, thường là tranh dân gian như mâm ngũ quả, hoặc tranh Đông Hồ, cũng có thể là tranh chữ như Tâm, Phúc, Đức… Người ta cũng có thói quen khai bút hoặc xin chữ từ các Ông đồ để lấy may mắn trong năm mới. Cùng với tranh treo, câu đối, hình ảnh Ông đồ “Bày mực tàu, giấy đỏ…” cũng trở nên thân thuộc trong văn hóa nước ta.