Những câu chuyện về ứng xử văn hóa

“Chuyn v ng x văn hóa” là ta đ cun sách ca tác gi Phm Phương Tho (nguyên Ch tch HĐND TP.HCM) va ra mt ti bui giao lưu và gii thiu tác phm đưng sách TP vào sáng 26-10.

Tác giả Phạm Phương Thảo – nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM – chia sẻ tại buổi giao lưu và giới thiệu tác phẩm

Với độ dày hơn 200 trang, “Chuyện về ứng xử văn hóa” (do NXB Tổng hợp TP xuất bản) đã chuyển tải những thông điệp vun bồi giá trị sống tích cực trong lĩnh vực văn hóa công sở, công cộng, trường học, gia đình và cộng đồng.

51 câu chuyn ng x văn hóa

Với vốn tích lũy từ kinh nghiệm sống, từ những lần “đứng lớp”, từ những điều mắt thấy tai nghe, tác giả Phạm Phương Thảo đã khéo léo viết nên những câu chuyện, những tình huống thực tế về cách ứng xử gói gọn trong 6 phần gồm Văn hóa nơi công sở; Văn hóa nơi công cộng và ứng xử với môi trường; Văn hóa trong gia đình và nhà trường; Để sống tử tế hơn mỗi ngày; Các cộng đồng văn hóa; Cùng vun bồi những giá trị sống tốt. Tại buổi giao lưu ra mắt sách, độc giả thực sự bị thu hút bởi lối diễn giải chân thực về những tình huống trong sách đã đề cập.

Trong lĩnh vực ứng xử văn hóa gia đình và nhà trường, tác giả đã dành 7 đề tài để bàn về cách quản lý và cư xử với nhau trong gia đình và trường học. Cụ thể, trong gia đình, phụ huynh cần giáo dục con cái những quy tắc ứng xử chuẩn mực ngay từ nhỏ, trong cách giao tiếp với các thành viên trong nhà cũng như cách ứng xử phù hợp nơi công cộng… Để thành công trong nhiệm vụ này, cha mẹ cần làm gương cho con bằng những “bài học không lời”, chứ không chỉ bằng lời nói. “Bài học không lời” chính là nỗ lực sống gương mẫu của cha mẹ trong mọi quy tắc ứng xử với ông bà, cha mẹ, con cái… Tương tự, trong nhà trường, thầy cô cũng phải là “tấm gương sống” trong cách ứng xử chuẩn mực, tử tế, trung thực khi giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh và phụ huynh trong môi trường giáo dục cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Lut sư Trương Th Hòa, ngưi đã viết li gii thiu cho cun sách “Chuyn v ng x văn hóa” k vng: “Vi li hành văn gin d và súc tích, tin rng ai cũng có th tiếp thu trn vn nhng điu, nhng thông đip mà tác gi mun chuyn ti. Và biết đâu, cun sách này s tr thành mt cm nang bình dân, góp phn xây dng đi sng văn hóa và k năng qun lý Nhà nưc, qun lý xã hi trên đa bàn TP.HCM”.

So với các môi trường khác, ứng xử văn hóa trong xã hội là một phạm trù có tính phổ quát. Ở đó tác giả chú trọng đề cao những hành vi có văn hóa trong cộng đồng xã hội thông qua khái niệm “người có văn hóa”. Đó là những cá nhân, tập thể có hành vi phù hợp với mẫu mực đạo đức, lẽ phải, lòng yêu mến và tôn trọng con người, phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, thuần phong mỹ tục và văn minh khoa học. Do đó, để trở thành “người có văn hóa”, tác giả đề cập đến việc phát huy văn hóa đọc, đồng thời tăng cường bài trừ những thói hư tật xấu, tránh nói tục, nói xấu, chửi thề.

Lan ta nhng thông đip tích cc

Là một trong số những vị khách mời nhiệt tình đón nhận “Chuyện về ứng xử văn hóa”, tiến sĩ Trương Nguyễn Ánh Nga (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM) khẳng định, tác phẩm “Chuyện về ứng xử văn hóa” như là kim chỉ nam cho công tác giáo dục văn hóa của TP nói riêng, cho cộng đồng xã hội nói chung và nhất là lĩnh vực giáo dục trong nhà trường. Tiến sĩ Ánh Nga thừa nhận, do ảnh hưởng của mạng xã hội, nên công tác giáo dục văn hóa trong trường học hiện rất vất vả. Bên cạnh các quy tắc giao tiếp ứng xử bằng lời nói, sự lễ phép, thì vấn đề ứng xử trong giảng dạy cũng là chuyện đáng bàn.

Vốn là người ít đọc sách, nhưng sinh viên Bùi Đức Huỳnh (lớp diễn viên kịch điện ảnh, khóa 23B, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP) thừa nhận em đã thực sự bị cuốn hút bởi cuốn sách “Chuyện về ứng xử văn hóa” của tác giả Phạm Phương Thảo. Theo cảm nhận của Huỳnh: “Hơn 50 câu chuyện, tình huống về ứng xử văn hóa trong các lĩnh vực sẽ là bài học cho người trẻ học hỏi và rèn luyện chính bản thân mình. Đặc biệt, những bài học từ thực tế này còn giúp cho sinh viên có cái nhìn cảm thông hơn, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có cách ứng xử hợp lý”.

Tác giả Phạm Phương Thảo khẳng định: “TP chúng ta luôn chú trọng xây dựng một TP có chất lượng sống tốt. Theo tôi, chất lượng sống tốt không chỉ là về vật chất, về nâng cao mức sống, về kinh tế, mà còn là về tinh thần, về văn hóa. Tôi rất thấm thía lời dạy của Bác Hồ rằng “cái gốc của dân tộc là văn hóa”. Do đó yếu tố con người, yếu tố văn hóa là vấn đề rất là lớn. Trong quá trình phát triển của đất nước, điều gì làm nên vị thế và hình ảnh dân tộc, phải chăng đó là tinh thần đấu tranh giành độc lập và bản sắc văn hóa của người Việt. Do đó, tôi hy vọng cuốn sách “Chuyện về ứng xử văn hóa” sẽ góp phần xây dựng con người văn hóa và TP văn hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội hôm nay”.

Bài, ảnh: Bích Vân