Những câu đố vui nhộn về bánh chưng ngày Tết 2023 hay và ý nghĩa nhất

Từ xưa ông bà ta đã có câu: “Thịt mỡ dưa hành/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Từ thời vua Hùng thứ sáu, bánh chưng đã được coi là món bánh truyền thống của người dân Việt Nam ta mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như không có bánh chưng, thì có lẽ Tết sẽ mất đi ý nghĩa rất nhiều. Chính vì vậy, việc duy trì và gìn giữ truyền thống gói bánh Chưng vào dịp lễ, Tết được nhân dân ta duy trì như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt nam. Dịp Tết ngoài việc gói bánh Chưng là không thể thiếu, bên cạnh đó chúng ta có thể tổ chức những trò chơi giải câu đố về bánh chưng sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về món ăn dân tộc.

Nguồn ảnh: Internet Nguồn ảnh: Internet

Danh sách các câu hỏi kèm đáp án

Câu đố 1: Bánh chưng, bánh cốm, bánh trung thu, loại bánh nào được sử dụng trong ngày Tết? Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 2: Chỉ ra lỗi sai trong câu thơ sau:

Tóp mỡ, dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Đáp án: Sai “tóp mỡ” => Đáp án đúng là Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Câu đố 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo,…

Đáp án: Bánh chưng xanh

Câu đố 4: Loại lá nào thường được sử dụng để gói bánh chưng?

Đáp án: Lá dong

Câu đố 5: Tại sao ngày Tết lại có bánh chưng?

Đáp án: Nguồn gốc của bánh chưng gắn liền với sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Sự tích đó kể lại rằng trong thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh tan giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi lại cho con. Nhân dịp đầu xuân, Vua mới hội các con đến và bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các lang nghe vậy, liền cho người đi khắp rừng núi biển tìm của con vật lạ. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Bỗng một hôm chàng mơ thấy một vị thần mách rằng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý hiếm, người ta không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Và Lang Liêu đã bắt tay vào làm, chàng chọn thứ gạo nếp thơm, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành hình vuông, nấu thật nhừ. Vua cha rất ưng và quyết định đêm bánh chưng lễ tết Trời, Đất.

Câu đố 6: Bánh chưng gắn liền với sự tích nào?

Đáp án: Bánh Chưng bánh Giầy

Nguồn ảnh: Internet Nguồn ảnh: Internet

Câu đố 7: Ngụ ý của bánh Chưng là gì?

Đáp án: Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thù, cây cỏ, muôn loài, nên được đặt tên là bánh Chưng. Lá bọc ngoài , mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau.

Câu đố 8: Ý nghĩa của bánh Chưng?

Đáp án: Biểu tượng cho Đất; ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn; biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương; biểu tượng của nền văn minh lúa nước; mang khát vọng về cuộc sống no đủ và sung túc.

Câu đố 9: Mặt thì vuông vức chữ điền

Bụng no đậu đỗ lại nghiền thịt heo

Hùng Vương xưa chấm Lang Liêu

Cũng vì tấm bánh quý yêu phân trần – Đố là bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 10: Vườn xanh lại đóng khố xanh

Xung quanh trồng hành, thả lợn vào trong – Đố là bánh gì?

Đáp án: Là Bánh chưng

Câu đố 11: Bánh gì ăn diện ngông nghênh với đời

– Đố các bạn đó là bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 12: Em miền Nam tròn trịa Anh đất Bắc vuông vuông

Cùng quê ở chốn ruộng nương

Quà xuân thắt chặt, tình thương đậm đà

Áo xanh phủ kín da ngà

Thắt lưng ngang dọc, trẻ già đều yêu

-Đố là bánh gì?

Đáp án: Bánh Tét và Bánh chưng

Câu đố 13: Mình vuông vức, áo xanh xanh

Da xanh, thịt trắng, đỗ hành ở trong

– Là bánh gì?

Đáp án: Bánh Chưng

Câu đố 14: Cái gì trong trắng ngoài xanh

Trồng đậu trồng hành rồi thả heo vào?

– Là bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 15: Bánh trời, bánh đất là gì?

Đáp án: Bánh chưng, bánh giầy

Câu đố 16: Lá dong gạo nếp

Bọc đỗ bọc thịt

Chiếc lạt chạy quanh

Ôm lấy bánh xanh

Dính ơi là dính!

Nhưng mà vẫn thích

Ngày Tết rất cần

Chiếc bánh màu xanh

Dính ơi là dính!

Đố là bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 17: Câu chuyện bánh chưng bánh giầy xảy ra vào đời vua Hùng thứ mấy? Cho biết hai nhân vật chính trong câu chuyện bánh chưng bánh giầy?

Đáp án: Vào thời vua Hùng Vương thứ sáu – Hoàng tử Tiết Liêu và Vua Hùng

Câu đố 18: Đây là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Đố bạn biết đây là bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Nguồn ảnh: Internet Nguồn ảnh: Internet

Câu đố 19: Bánh chưng được làm bằng gạo gì?

Đáp án: Bánh chưng làm bằng gạo nếp

Câu đố 20: Tại sao dân ta dùng bánh giầy và bánh chưng để cúng tổ tiên vào ngày Tết?

Đáp án: Để ví công lao tổ tiên to lớn như Trời và Đất

Câu đố 21: Cây xanh mà trồng đậu xanh

Trồng đậu, trồng hành lại thả lợn vô?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 22: Bánh chưng hình gì?

Đáp án: Bánh chưng hình vuông

Câu đố 23: Lá dong xanh đặt dưới

Nếp hoa vàng trải ra

Cho đỗ rồi cho thịt

Lạt mềm buộc chéo hoa

Đố bạn biết bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 24: Chỉ là gạo nếp nấu xôi

Giúp hoàng tử được truyền ngôi thật tài

– Đố bạn biết bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Câu đố 25: Hai loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động.

– Đố bạn biết là bánh gì?

Đáp án: Bánh chưng

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế – Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.