Những điểm ấn tượng về ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Mâm cơm người ViệtMâm cơm người Việt

Nền văn hóa ẩm thực lâu đời

Nền văn hoá ẩm thực Việt Nam đã được hình thành một cách tự nhiên từ những quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với những người dân Việt Nam, nền ẩm thực không chỉ để sử dụng trong những bữa ăn mà nó còn được truyền tải truyền thống và giá trị văn hoá. Những món ăn Việt Nam đều được truyền từ thế hệ này cho đến thế hệ khác. Giữ gìn phát huy những món ăn truyền thống là một trong những phương pháp bảo tồn văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Do đất nước được chia ra thành ba miền, nên ẩm thực Việt Nam từ đó cũng được chia theo vùng miền: Bắc – Trung – Nam cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng. Văn hoá ẩm thực khác nhau cũng đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi một vùng miền sẽ có một khẩu vị cho vào món ăn khác nhau, các chế biến, tên gọi của món ăn từ đó cũng sẽ khác.

 Những món ăn Việt Nam đều được hài hoà về màu sắc cho đến hương vị khiến cho tổng thể món ăn hợp lý, tăng thêm phần hấp dẫn khó lòng cưỡng lại, đặc biệt nhất là đối với những người du lịch Việt Nam.

Cách chế biến món ăn đa dạng

 Người dân Việt Nam có đa dạng cách chế biến món ăn. Những món ăn Việt không chỉ được bày đẹp mắt, ngon miệng mà nó còn chứa đựng cả những ý nghĩa cao đẹp. Tuỳ theo mỗi vùng miền, ẩm thực Việt Nam sẽ có cách thức chế biến và hương vị khác nhau.

m thực mang đậm nét văn hóa các dân tộc vùng Tây BắcẨm thực mang đậm nét văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc

Miền Bắc: Thường sử dụng ít gia vị hơn so với những miền khác. Những món ăn của miền Bắc thường có hương vị vừa phải, không quá ngọt, không quá chua, ít cay và đề cao sự thanh tao, đạm bạc.

Miền Trung: Linh hồn chính của món ăn ở miền Trung là vị mặn, cay, ngọt vừa

Miền Nam: Miền Nam được xem là bản hoà tấu của nhiều nền văn hoá ẩm thực trong nước và du nhập, được biến tấu sáng tạo hơn các món ăn từ nước ngoài. Món ăn ở miền Nam thường thiên về vị ngọt là nhiều.

Bên cạnh ảnh hưởng văn hóa vùng miền, ẩm thực Việt Nam còn mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa dân tộc, đặc biệt là đối với nền văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên của một số đồng bào dân tộc thiểu số.

Nét sinh hoạt ăn uống đặc trưng của người Việt

Một trong những đặc điểm nổi bật về ẩm thực Việt Nam trong mắt du khách quốc tế là sinh hoạt ăn uống của người dân. Những văn hóa ăn uống từ lâu đời và vẫn được phát huy trong thời buổi hiện nay của dân tộc Việt Nam là:

Bức tranh minh họa bữa cơm gia đình người ViệtBức tranh minh họa bữa cơm gia đình người Việt

Ăn cơm bằng đũa: Là thói quen của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy về thói quen sinh hoạt này. Nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng gặp thức ăn bằng đũa cũng là cả một nghệ thuật bởi phải biết cách giữ chặt để không làm rơi thức ăn

Dọn thành mâm cơm: Là nét đặc trưng mà bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi gia đình và bữa cơm hàng ngày của người Việt. Mâm cơm thể hiện sự sung túc của gia đình, mọi người quây quầng bên nhau, gia đình hạnh phúc, đầm ấm

Tính cộng đồng trong bữa ăn Việt được thể hiện rõ trên mâm cơm. Tất cả các món ăn dùng chung với cơm đều được dọn chung một mâm. Mỗi thành viên sẽ có thêm một bác nhỏ để xới thức ăn khi dùng. Ngay cả nước chấm vẫn dọn chung vào một chén rồi từng người múc ra chén riêng.

Hiếu khách là tính cách trong mỗi người dân Việt Nam. Lời mời chào trong bữa ăn thể hiện sự tôn trọng mà gia chủ dành cho khách đến thăm nhà. Mọi người vui vẻ, cởi mở, gắp thực ăn cho nhau và thường dành phần ngon cho khách chính là đặc điểm mà bạn có thể gặp trong bữa ăn của gia đình Việt.