Những điều cần biết khi đi Lễ Cô Sáu – Lễ Côn Đảo

Những điều cần biết khi đi Lễ Cô Sáu – Lễ Côn Đảo

Đi lễ Côn Đảo không phải là hoạt động mới trong tín ngưỡng thờ cúng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các điểm đến linh thiêng hay cách xin lễ tại Côn Đảo không phải ai cũng nắm rõ. Hãy tham khảo Những điều cần biết khi đi Lễ Cô Sáu – Lễ Côn Đảo sau đây để có một năm nhiều may mắn và tài lộc.

I. Nét đẹp trong văn hóa đi lễ – Đi lễ Côn Đảo đầu năm

Từ lâu, đi lễ chùa đã trở thành phong tục và là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Bên cạnh việc đi chùa vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, trong năm có 2 đợt lễ chính là đầu năm và cuối năm. Theo tín ngưỡng dân gian, việc dâng hương cửa chùa đầu năm là để cầu tài lộc, may mắn, sức khỏe.

di le con dao dau nam

Côn Đảo là nơi tập trung nhiều địa điểm du lịch tâm linh, trong đó linh thiêng nhất là mộ cô Võ Thị Sáu.

Côn Đảo là một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây tự hào được mệnh danh là hòn đảo hoang sơ đẹp nhất Châu Á với những người dân thật thà, mến khách.

Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển xanh trong, cát trắng mịn, Côn Đảo còn là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với rất nhiều những điểm đến linh thiêng. Chính vì vậy, đi lễ Côn Đảo đã trở thành chuyến đi không thể thiếu với rất nhiều du khách.

II. Nên đi lễ Côn Đảo vào thời điểm nào?

Có 3 thời điểm lí tưởng để đi lễ Côn Đảo, đó là:

  • Đi lễ Côn Đảo đầu năm: từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, thời điểm này có ngày lễ lớn là ngày giỗ cô Sáu, là thời điểm thu hút nhiều du khách ghé thăm Côn Đảo nhất.
  • Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là “tháng cô hồn”
  • Đi lễ tạ Côn Đảo: từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi lễ Côn Đảo của rất nhiều du khách thì bạn có thể  đi lễ ở đây bất kì thời điểm nào trong năm. Đi lễ cô sáu đầu năm thu hút đông đảo du khách từ tất cả ngành nghề từ những tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ, nhân viên văn phòng, công chức hay cả nghệ sĩ,… Chỉ cần thành tâm và có tấm lòng hướng về nơi linh thiêng thì đều được che chở và phù hộ.

Đi lễ Côn Đảo đầu năm

Đi lễ Côn Đảo đầu năm từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, thời điểm này có ngày lễ lớn là ngày giỗ cô Sáu

III. Những địa điểm đi lễ Côn Đảo, lễ Cô Sáu bạn nên biết

Một số địa điểm đi lễ Côn Đảo nổi bật có thể kể tên như: Nghĩa trang Hàng Dương, Miếu Bà, Miếu Cậu, Mộ Cô Sáu, Miếu Ngũ Hành, Chùa Núi Một, … Mỗi địa điểm đều có những câu chuyện lịch sử, ý nghĩa khác nhau. Trong đó, 3 điểm thu hút người du khách nhất phải kể đến đó là Nghĩa trang Hàng Dương, Mộ Cô Sáu và Chùa Núi Một.

1. Nghĩa trang Hàng Dương

Khi đi lễ Côn Đảo đầu năm, hầu hết du khách đều viếng thăm Nghĩa trang Hàng Dương trước khi đi thăm thú các địa điểm khác. Đây là nơi chôn cất hàng nghìn chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong chiến tranh để bảo vệ “màu xanh” cho Tổ quốc.

Đây là điểm du lịch tâm linh linh thiêng nên trình tự viếng thăm là một điều phải hết sức lưu ý. Tới Nghĩa trang Hàng Dương khi đi lễ Côn Đảo, việc đầu tiên bạn cần làm là thắp hương tại đài tưởng niệm – là địa điểm có cột cao nhất. Sau đó, khách viếng thăm lần lượt làm lễ tại các khu A, B, C, D.

2. Mộ Cô Sáu

Nằm ở khu C trong khuôn viên Nghĩa trang Hàng Dương, mộ Cô Sáu lúc nào cũng tấp nập người đến hương khói. Khi đi lễ Cô Sáu, sau khi xuống máy bay du khách sẽ đến nghĩa trang thắp hương tại đài tưởng niệm sau đó là ghé qua mộ Cô báo cho Cô biết đã đến. Lúc này chưa cần mang theo đồ lễ, bởi các hoạt động lễ chính sẽ diễn ra vào ban đêm, sau 22h.

Lễ viếng Cô được tổ chức vào khoảng từ 10 – 12 giờ đêm. Nhưng bất kể ngày hay đêm mộ Cô luôn tấp nập người đến xin lễ, trả lễ. Bộ đồ lễ viếng Cô gồm có: Tiền vàng, Aó dài ( tốt nhất áo dài trắng), Áo Bà ba, Trang sức vàng mã, Bó hương, Nón lá, gương lược,…và tất nhiên không thể thiếu hoa trắng.

Việc chuẩn bị đồ lễ viếng cô sáu thế nào hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, với những đồ lễ đã kể ở trên, mọi người nên chuẩn bị đủ để việc đi lễ được thuận lợi. Và tốt nhất nên mua sẵn và chuẩn bị đồ sẵn đồ lễ ở nhà.

Mặc dù Côn Đảo có bán đồ lễ, tuy nhiên chất lượng tiền vàng ở Côn Đảo theo những người đã đi chia sẻ không được đẹp như ở Vàng Mã Sài Gòn.

Quý khách lưu ý xếp hàng trật tự, ngay ngắn để đảm bảo cho bầu không khí linh thiêng tại Nghĩa trang.

Chùa Núi Một Côn Đảo

Chùa Núi Một Côn Đảo là một trong những địa điểm du khách không nên bỏ qua khi đi lễ Côn Đảo.

3. Chùa Núi Một Côn Đảo

Chùa Núi Một hay còn được biết đến với tên gọi khác là Vân Sơn Tự. Chùa do lính Mỹ Ngụy xây dựng vào năm 1964, phục vụ cho đời sống tâm linh của các gia đình quan chức, binh sĩ trên đảo. Đây là một trong những địa điểm du khách không nên bỏ qua khi đi lễ Côn Đảo đầu năm.

Chùa Núi Một được mệnh danh là ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam với thế tự lưng vào lúi và nhìn xuống đầm sen ngát hương. Chùa không chỉ là công trình văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn là nơi du khách và người dân tới hướng thiện.

Một lưu ý nho nhỏ nhưng vô cùng quan trọng khi đến đi lễ Cô Sáu, lễ Côn Đảo đó là du khách nữ tuyệt đối không nên mặc váy, áo 2 dây hở ngực và lưng khi ghé thăm các địa điểm linh thiêng này. Điều này giữ cho chuyến đi được thuận lợi và đảm bảo bầu không khí trang nghiêm tại nơi linh thiêng này.