Những điều cần biết về chỉ số sợ hãi và tham lam trong đầu tư

Lê Công Đạt & Vũ Mai Trang
0
Chứng khoán

Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong quá trình đầu tư. Trong đó, sự sợ hãi và tham lam là những cảm xúc mạnh mẽ nhất có thể ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư. Việc hiểu và biết cách đọc chỉ số sợ hãi và tham lam sẽ giúp bạn có những nhận định đúng đắn về thị trường từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Chỉ số sợ hãi và tham lam là gì? 

Chỉ số sợ hãi và tham lam (Fear & Greed Index) là ghi nhận về trạng thái tâm lý sợ hãi và tham lam của nhà đầu tư được trang CNNMoney (CNN Business) phát triển cho thị trường chứng khoán, bởi vậy trang web này cũng sẽ thống kê giám sát chỉ số sợ hãi và tham lam. 

Chỉ số này hoàn toàn có thể đo lường và thống kê dựa trên thang điểm từ 0 đến 100. Trong đó điểm 0 cho thấy sự sợ hãi tột độ, trong khi điểm 100 cho thấy sự tham lam tột cùng. Điểm 50 chứng minh thị trường có phần trung tính. 

Một thị trường đầy sợ hãi có thể là một dấu hiệu cho thấy tiền mã hóa hoặc cổ phiếu đang bị định giá thấp. Quá nhiều sợ hãi trong một thị trường có thể dẫn đến tình trạng bán tràn lan và hoảng loạn quá mức. Sợ hãi không đồng nghĩa với việc thị trường đã đi vào một xu hướng giảm giá dài hạn. Thay vào đó, bạn có thể coi đó như một căn cứ tham chiếu ngắn hạn hoặc trung hạn cho tâm lý thị trường tổng thể.

Chỉ số sợ hãi và tham lam hôm nay

Chỉ số sợ hãi và tham lam tác động tới quyết định của nhà đầu tư

Chỉ số sợ hãi và tham lam xem ở đâu?

Mỗi ngày, chỉ số tham lam và sợ hãi có giá trị mới từ 0 đến 100 và được cập nhật mỗi ngày vào lúc 7h sáng (theo giờ Việt Nam). 

Đối với thị trường tiền điện tử

Kể từ tháng 7/2021, Fear & Greed Index dành cho tiền mã hóa chỉ sử dụng thông tin liên quan đến Bitcoin. Điều này là do mối tương quan đáng kể giữa BTC với toàn thị trường tiền mã hóa khi nói đến giá cả và cảm xúc. 

Trong tương lai, chỉ báo này cũng có thể bao gồm các đồng tiền lớn khác như Ether (ETH) và (BNB). 

Để có thể theo dõi chỉ số tham lam và sợ hãi bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây: 

Bước 1: Truy cập vào đường link: https://alternative.me/crypto/fear-and-greed-index/ 

Bước 2: Quan sát biểu đồ mà hệ thống hiển thị

Chỉ số sợ hãi và tham lam xem ở đâu

Trong thang điểm từ 0 đến 100, chỉ số tham lam và sợ hãi được chia thành 4 mức như sau: 

  • 0 đến 24 = Cực kỳ sợ hãi (màu cam)
  • 25 đến 49 = Sợ hãi (màu hổ phách/vàng)
  • 50 đến 74 = Tham lam (xanh nhạt)
  • 75 đến 100 = Tham lam Cực độ (xanh lục)

Đối với thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư có thể theo dõi chỉ số tham lam và sợ hãi dựa vào thống kê của các các công ty chứng khoán. Ví dụ, công ty Cổ phần Chứng khoán Asean có thống kê chỉ số tham lam và sợ hãi theo ngày. Cùng với đó là những đánh giá, nhận định về chỉ số này mà nhà đầu tư có thể tham khảo

Chỉ số sợ hãi và tham lam được đo lường thông qua yếu tố nào?

Dưới đây là các thông số dùng để đo lường chỉ số sợ hãi và tham lam: 

Mức biến động (25%)

Biến động mạnh về giá crypto là cảnh báo về một thị trường lo lắng. Chỉ số sợ hãi và tham lam đo lường sự biến động hiện tại và so sánh nó với mức trung bình tương ứng trong vòng 30 và 90 ngày qua. Do đó, sự biến động mạnh và bất thường ảnh hưởng trực tiếp đến giá, có khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyền. 

Động lực và khối lượng thị trường (25%)

Động lực thị trường chính là tỷ lệ tăng tốc tổng hợp của thị trường để đo lường quan điểm thị trường. Động lực thị trường có thể đi lên hoặc đi xuống và chịu một phần tác động bởi những thay đổi về khối lượng giao dịch. 

Nếu khối lượng thị trường càng lớn thì càng có nhiều nhà giao dịch tham gia. Yếu tố này có thể được tính từ khối lượng thị trường hiện tại bằng cách sử dụng mức trung bình của 30 hoặc 90 ngày qua. Khối lượng mua tăng càng cao thì yếu tố tham lam trên thị trường càng cao. 

Khối lượng thị trường còn có thể được định giá bằng tỷ lệ mua-bán. Công thức được tính bằng cách chia tổng số quyền chọn bán (vị thế bán) cho tổng số quyền chọn mua (vị thế mua). Nếu kết quả cao hơn 1, quyền chọn bán chiếm ưu thế và phần lớn những người tham gia đang đánh giá thị trường theo quan điểm giảm (tức là họ mong muốn giá sẽ giảm).

Phương tiện truyền thông xã hội (15%)

Những bài đăng trên mạng xã hội là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường. Chúng chiếm khoảng 15% tổng chỉ số tham lam và sợ hãi. Hiện nay, dữ liệu này được tính toán dựa trên số lượng hashtag trên Twitter và tốc độ hay lượng tương tác trên các mạng xã hội khác. 

Sự thống trị của Bitcoin (10%) 

Sự thống trị đo lường mức vốn hóa thị trường Bitcoin chiếm từ thị phần của toàn bộ vốn hóa thị trường tiền điện tử. Sự thống trị của Bitcoin càng lớn thì càng có ít sự đầu cơ đối với altcoin. Điều này cũng tương đương với sự giảm giá giữa các nhà đầu tư. 

Google xu hướng (10%) 

Dựa vào các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin, nhà đầu tư có thể nhận biết tâm lý thị trường. Ví dụ: Sự gia tăng các tìm kiếm “Bitcoin lừa đảo” có nghĩa là sự sợ hãi nhiều hơn trên thị trường. 

Kết quả khảo sát (15%) 

Đôi khi, các cuộc khảo sát được mở ra nhằm mục đích thăm dò ý kiến để xem các cá nhân đang nghĩ gì về thị trường. 

Cách vượt qua nỗi sợ hãi và lòng tham trong giao dịch

Có một số cách để nhà đầu tư có thể kiểm soát cảm xúc và vượt qua nỗi sợ hãi và tham lam bao gồm: 

  • Có kế hoạch đầu tư: Việc đầu tư cảm tính, không có kế hoạch nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh những cảm xúc tiêu cực. Do đó, nhà đầu tư cần có một kế hoạch rõ ràng và tính kỷ luật cao để thực hiện. 
  • Giảm khối lượng giao dịch: Theo nhà chiến lược tiền tệ DFX. James Stanley: “Một trong những cách dễ nhất để giảm tác động cảm xúc của các giao dịch là giảm khối lượng giao dịch của bạn”. Khối lượng giao dịch càng lớn, nhà đầu tư càng căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực trong quá trình giao dịch. 
  • Tạo nhật ký giao dịch: Nhà giao dịch có thể thiết lập nhật ký giao dịch ghi chép lại toàn bộ các giao dịch đã thực hiện. Từ đó, có những đánh giá đúng đắn, khắc phục những chiến lược không hiệu quả. Cách làm này cũng giúp loại bỏ những cảm xúc khi đánh giá kết quả giao dịch và loại bỏ những chiến lược không thành công. 

Giải đáp các vấn đề liên quan đến chỉ số sợ hãi và tham lam

Chỉ số sợ hãi và tham lam trong chứng khoán thể hiện như thế nào? 

Chỉ số sợ hãi và tham lam trong chứng khoán thể hiện thông qua 7 chỉ số: Chỉ báo Momentum (MOM), sức mạnh giá cổ phiếu tương đối (RPS), độ rộng giá cổ phiếu (SPB), quyền chọn mua và bán cổ phiếu, chỉ số biến động (VIX), nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn. 

Sử dụng chỉ số sợ hãi và tham lam để dự đoán thị trường được không? 

Có. Chỉ số sợ hãi và tham lam là công cụ tuyệt vời để xác định thời điểm thay đổi cảm tính thị trường và sự đảo chiều sau đó của giá cổ phiếu trong ngắn hạn. 

Tuy nhiên, đối với các phân tích dài hạn, chỉ số này không thực sự chính xác bởi trong một chu kỳ tăng hoặc giảm giá dài hạn có những vòng lặp sợ hãi và tham lam. 

Sợ hãi và tham lam tác động như thế nào đến quyết định của nhà đầu tư?

Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư đang làm việc không có kế hoạch mà thường chỉ dựa vào cảm tính. Do đó, sự sợ hãi và tham lam là hai cảm xúc tác động trực tiếp tới quyết định của họ. 

Theo một số nghiên cứu mới đây, lòng tham và sự sợ hãi có thể khiến con người gạt bỏ ý thức thông thường, sự tự chủ và kích thích sự thay đổi. Chính vì vậy, đây sẽ là động lực mạnh mẽ khiến các nhà đầu tư đưa ra các quyết định mua và bán. 

Có thể thấy, chỉ số sợ hãi và tham làm là một căn cứ quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích và nhìn nhận thị trường. Tuy nhiên, hãy thận trọng trong quá trình sử dụng và kết hợp với các chỉ số kỹ thuật khác để đưa ra những quyết định đúng đắn.