Những điều về Bugi xe máy không thể bỏ qua

Những điều về Bugi xe máy không thể bỏ qua

  • okxe-icon

    0

  • okxe-icon

    0

  • okxe-icon

    6168

Nếu xe bạn đang gặp vấn đề về việc khởi động thì cái quan trọng nhất bạn nên kiểm tra là Bugi xe máy. Vậy bạn có biết Bugi là gì, nó có tác dụng như thế nào không? Tham khảo ngay bài viết dưới dưới đây nhé. 

Bugi xe máy là gì?

Bugi xe máy có vai trò gì

Bugi xe máy là một chi tiết rất quan trọng, không thể thiếu hay bị hư hỏng ở bất kỳ xe máy nào, kể cả xe tay ga hoặc xe số. Bugi thường được nhà sản xuất đặt ở gầm xe hoặc một số khác để ở giữa 2 yếm trước của xe.

Tác dụng của Bugi xe máy

Tại buồng đốt, khi mà hỗn hợp xăng và không khí đã được nạp đủ từ bộ chế hòa khí. Lúc này Bugi sẽ phát ra tia lửa điện giữa 2 điện cực bên trong cấu tạo của nó để đốt cháy hỗn hợp bên trong buồng đốt làm cho xe nổ máy. Do đó, nếu xe bạn không thể nổ máy đồng nghĩa với việc bugi của xe bạn đang gặp vấn đề cần được sửa chữa.

Cấu tạo chính của một Bugi xe máy 

Môi trường hoạt động của Bugi rất khắc nghiệt về cả nhiệt độ và áp suất. Cụ thể là nhiệt độ lên tới 2500 độ và 50kG/cm2 áp suất nén nên chất liệu và cấu tạo của Bugi cũng rất đặc biệt. 

Vật liệu được sử dụng để cấu thành Bugi đòi hỏi phải là những thứ có độ bền cơ học cao để chịu được sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất cao. Đồng thời, để tăng sự an toàn, bugi còn được một lớp sứ phủ bên ngoài để tránh thoát nhiệt và bụi bám. 

Cấu tạo chính của một Bugi xe máy 

Và quan trọng nhất vẫn là cấu tạo “thần kỳ” của Bugi để giúp một chiếc xe hoạt động tốt. Hầu hết tất cả các loại Bugi xe máy hiện nay trên thị trường đều có 3 phần chính là điện cực, vỏ cách điện và dung tích khoảng trống. 

  • Điện cực: Như đã nói ở trên, nơi này là nơi tia lửa điện được phóng ra. Do đó, chi tiết này được các vật liệu tốt nhất cấu thành. Thường thì sẽ dùng Đồng cho phần lõi điện cực, và dùng các hợp kim tốt hơn như Niken, Crom, Mangan,… cho phần đầu cực. 

  • Vỏ cách điện: Với nhiệm vụ chính là ngăn chặn dòng điện cao áp không bị rò rỉ ra bên ngoài. Lớp vỏ này thường được làm từ hợp chất nhôm oxit Al2O3 nên khả năng chịu nhiệt cũng rất tốt 

  • Dung tích khoảng trống: Nói cho dễ hiểu thì đây chính là khoảng không gian giữa 2 điện cực bên trong Bugi. Khả năng tản nhiệt của Bugi càng kém khi dung tích khoảng không này càng lớn. 

Ý nghĩa các thông số khắc trên Bugi 

Hiện nay, có rất nhiều loại Bugi xe máy khác nhau. Và bạn hoàn toàn có thể phân biệt cũng như tìm được cái phù hợp với xe mình nhất nhờ các thông số được ghi trên Bugi. 

Ý nghĩa các thông số khắc trên Bugi 

Những loại Bugi phổ biến hiện nay đều có 7 ký tự được ghi trên thân của nó. Mỗi một ký sẽ có ý nghĩa khác nhau mà bạn nên biết. 

  • Ký tự đầu tiên thể hiện đường kính ren và lục giác. Đọc được ký tự này bạn sẽ biết có thể dùng chìa khóa số mấy để mở nó. Nếu là chữ A, AB thì tức là đường kính ren 18mm. Tương tự B, BC, BK ứng với đường kính ren 14mm. D, DC tương ứng là 12mm. C là 10mm và cuối cùng E là 8mm. 

  • Ký tự thứ 2 cho biết hình dạng của điện cực trung tâm. Nếu bạn nhìn thấy là chữ P thì đây là loại cách điện lộ ra ngoài. Hay chữ “M” là Bugi loại nhỏ.

  • Ký tự thứ 3 nói đến điện trở bên trong Bugi. Nếu trên thân khắc chữ R thì đây là loại điện trở, chữ z là điện trở cảm ứng và không ghi gì tức là Bugi không có điện trở. 

  • Ký tự thứ 4 vô cùng quan trọng cho biết chỉ số nhiệt ở

    Bugi xe máy

    . Trong khoảng từ 2 -12, số càng tăng thì mức nhiệt càng lạnh. Các dòng xe phổ biến hiện nay thường dùng Bugi có mức 6 hoặc 7. 

  • Ký tự thứ 5 cho biết chiều dài phần ren. Tương ứng với các ký tự L, H, E có chiều dài lần lượt là 11.2mm, 12.7mm và 19mm. Nếu không ghi thì nhìn vào ký tự đường kính đầu tiên để xác định. Đường kính ren là 18mm thì chiều dài là 12mm và 9.5mm cho đường kính 14mm. 

  • Ký tự thứ 6 có thể hiểu là chất lượng của Bugi. S hoặc SA là loại thường, A hoặc C là loại đặc biệt, GP hoặc GV cho thấy điện cực làm bằng kim loại hiếm. Và P tức là điện cực được làm bằng Platin. 

  • Ký tự cuối cùng là để chỉ khoảng cách đánh lửa ở Bugi. 

Những loại Bugi phổ biến hiện nay

Căn cứ vào dung tích khoảng trống và chỉ số nhiệt mà chia Bugi xe máy thành 2 loại là Bugi nóng và Bugi lạnh. Như đã nói ở trên, trong khoảng tù 2 – 12, chỉ số nhiệt càng cao thì Bugi càng lạnh. Bên cạnh đó, khoảng trống càng lớn, tản nhiệt càng xanh Bugi cũng sẽ càng lạnh. 

Trên thực tế, việc lựa chọn loại Bugi phù hợp với xe sẽ giúp xe hoạt động êm ái và thời gian sử dụng lâu hơn. Cụ thể Bugi nóng thường được dùng cho các mẫu xe phân khối nhỏ như Honda Wave, Jupiter,… Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây. 

Những loại Bugi phổ biến hiện nay

Bên cạnh đó, các loại Bugi lạnh tốt hơn khi dùng cho các dòng xe phân khối lớn, quãng đường chạy dài và tốc độ cao như Exciter, SH,… Khi cần thay Bugi, một số thương hiệu tốt mà bạn nên lựa chọn là Denso, Bosch, NGK,…

Giá của một cái Bugi xe máy có thể chỉ từ 60.000 đồng đến vài trăm hay thậm chí là vài triệu đồng. Điều này còn phụ thuộc vào loại Bugi và thương hiệu mà bạn lựa chọn. 

Nguyên nhân khiến Bugi xe máy hư hỏng

Dưới một môi trường làm việc khắc nghiệt là điều khiến Bugi không thể tránh khỏi việc “dở chứng”. Nguyên nhân mà ai cũng gặp phải là việc bugi bị bào mòn sau một thời gian sử dụng. Khi khoảng cách giữa 2 điện cực vượt qua khả năng đánh lửa sẽ làm xe không nổ máy được. 

Nguyên nhân khiến Bugi xe máy hư hỏng

Bên cạnh đó, các tác động bên ngoài cũng là nguyên nhân khiến Bugi bị hư. Khi xe đang chạy, nhiệt độ bên trong Bugi luôn ở mức rất cao. Do đó, vào những ngày mưa, xe lội nước làm nhiệt độ giảm đột ngột khiến vỏ cách điện có thể bị nứt hoặc vỡ. Điều này làm tia lửa điện không được hình thành nên hiển nhiên là xe bị chết máy.  

Cách bảo dưỡng Bugi xe máy hiệu quả 

Thông thường, mỗi khi xe vận hành được khoảng 2000km, chúng ta nên kiểm tra tình trạng Bugi xe máy để xe luôn hoạt động tốt. Chúng ta có thể kiểm tra bằng mắt thường thông qua màu sắc của Bugi. 

Bên cạnh đó, có thể thực hiện kiểm tra bằng cách tháo Bugi ra khỏi xe. Trước hết, dựng chống xe, vệ sinh khu vực xung quanh Bugi, rút nắp dây cao áp khỏi Bugi. Dùng tròng tháo Bugi ra, ngâm phần đánh lửa vào xăng, làm sạch bụi bẩn, ngâm lại vào xăng lần nữa để bảo đảm sạch sẽ rồi để khô. Vệ sinh nhẹ nhàng để tránh việc làm vỡ sứ cách điện. 

Cách bảo dưỡng Bugi xe máy hiệu quả 

Thực hiện kiểm tra khe hở của Bugi bằng thước căn lá, nếu cần thì điều chỉnh lại. Trong trường hợp phát hiện Bugi bị hư hỏng do mòn, nứt hoặc vỡ thì nên thay ngay Bugi mới. Sau đó, tra thêm dầu ren rồi lắp lại Bugi vào xe. 

Bugi xe máy là một bộ phận cực kỳ quan trọng để xe được vận hành mỗi ngày. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng hoặc thay mới để sử dụng xe tốt nhất.Trên đây là những chia sẻ về Bugi, hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. 

Họ Và Tên

Email

Số Điện Thoại

Phản Hồi Bài Viết