Những khác biệt thú vị trong văn hoá ăn uống Hàn – Việt : Korea.net : The official website of the Republic of Korea

20210618_hanviet_pvdd_vn_article_001

Trong nền văn hóa ăn uống Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm khác biệt thú vị. (Ảnh: Pixabay)

Bài viết = Phóng viên danh dự Korea.net Tô Tôn Thành

Xin chào tất cả mọi người, lại là mình – A Síng đây! Mình hay được nghe mọi người bảo “nhập gia thì phải tùy tục” – đối với mình, câu nói này thật sự rất đúng, bởi mình nghĩ rằng mỗi nơi đều sẽ có những nét văn hoá và đặc trưng riêng, ta chỉ có thể hòa nhập được vào một cộng đồng khi ta hiểu về các phong tục tập quán đó, tiếp nhận và thích nghi với văn hoá của họ.

Tương tự như vậy, trước khi sang du học Hàn Quốc, mình cũng rất quan tâm về vấn đề “shock văn hoá” – mình lo ngại rằng mình sẽ không thể hòa nhập được vào cộng đồng chung, do đó, mình đã quyết định chủ động tìm hiểu về văn hoá người Hàn Quốc trước để giảm đi sự bỡ ngỡ. Tuy nhiên, dù đã có tìm hiểu trước, nhưng khi đến đây, mình vẫn bị bất ngờ bởi những điều mới mẻ, thú vị khác – cụ thể là văn hoá ăn uống của người Hàn. Theo như mình thấy, văn hoá trên bàn ăn giữa người Hàn và người Việt sẽ khác nhau ở 4 điểm chính. Hãy cùng mình tìm hiểu những điểm khác biệt thú vị này nhé!

“Người Việt nâng lên – Người Hàn cúi xuống”

20210618_hanviet_pvdd_vn_article_002

Cái chén của Việt Nam có vành cao cách nhiệt, nhưng cái chén Hàn Quốc được làm bằng nhôm không cách nhiệt. (Ảnh: Tô Tôn Thành)

Điều đầu tiên mình muốn chia sẻ đó là văn hoá cúi xuống để ăn (tức không nâng bát khi ăn). Có thể thấy, tại Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản, mọi người đều có xu hướng nâng bát cơm lên khi ăn để dễ dàng hơn, tuy nhiên, Hàn Quốc lại trái ngược. Trên bàn ăn, người Hàn sẽ để nguyên bát cơm trên bàn và dùng thìa/muỗng xúc cơm lên và cúi xuống để ăn. Mình được biết nguyên nhân từ một người bạn của mình, đó là khi cầm bát cơm lên ăn, điều này khiến người Hàn liên tưởng về hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn trong quá khứ khi đất nước xảy ra chiến tranh.

Một điều thú vị nữa là về thiết kế của cái bát: ở Việt Nam, vành bát thường cao và bát được làm bởi chất liệu cách nhiệt tốt (sành, sứ,…) để người dùng cầm không bị nóng; còn ở Hàn Quốc, vì họ không có thói quen nâng bát khi ăn nên bát thường được làm bằng chất liệu không cách nhiệt (nhôm). Ngoài ra, khi gắp đồ ăn, người Hàn Quốc sẽ có xu hướng gắp đồ ăn từ dĩa chung và đưa thẳng vào miệng chứ không đặt lên bát cơm rồi sau đó mới ăn, điều này ở Hàn được chấp nhận mặc dù nó trái ngược với văn hoá ăn uống tại Việt Nam.

20210618_hanviet_pvdd_vn_article_003

Sự khác biệt giữa cái bát Việt Nam và Hàn Quốc. (Ảnh: Tô Tôn Thành)

“Người Việt xới cơm – Người Hàn nén cơm”

20210618_hanviet_pvdd_vn_article_004

Sau khi ăn xong món gà xào Hàn Quốc (Dak Galbi), người Hàn thường trộn cơm với sốt để chiên và họ cũng nén cơm như vậy. (Ảnh: Tô Tôn Thành)

Trong quá trình học tập và sinh sống tại Hàn Quốc, mình còn phát hiện được thêm một điều nữa rất thú vị của người Hàn – đó là thói quen “nén cơm” lại để ăn! Theo như mình quan sát, hầu như hơn 90% người Hàn Quốc rất thích ăn cơm theo kiểu này bởi khi nén cơm như vậy, khẩu phần cơm mà họ ăn sẽ nhiều hơn và cảm giác no bụng sẽ kéo dài rất lâu. Văn hóa ăn uống này của người Hàn có vẻ khá trái ngược với người Việt. Vì ở Việt Nam, mọi người hầu như không chuộng việc ăn cơm bị nén lại cho lắm, mà thay vào đó, họ sẽ thích ăn cơm hạt tơi hơn.

20210618_hanviet_pvdd_vn_article_005

Người Hàn Quốc nén cơm để ăn trong khi người Việt xới cơm tơi hạt. (Ảnh: Tô Tôn Thành)

“Người Việt thích cơm trắng – Người Hàn thích cơm độn”

Khi nhắc đến “cơm độn”, người Việt Nam thường nhớ về cuộc sống khó khăn trong quá khứ, bởi vào lúc bấy giờ, người dân phải đối mặt với cảnh nghèo đói, không đủ lương thực và dinh dưỡng, do đó, để ăn no hơn, họ sẽ độn các thứ khác vào cơm chẳng hạn như bo bo. Vì đã trải qua giai đoạn khó khăn đó nên ngày nay người Việt rất quý trọng bát cơm trắng và họ cũng thích ăn cơm trắng hơn so với cơm độn ngày đó. Trái lại, người Hàn lại rất chuộng ăn cơm độn. Thông thường, họ sẽ độn đậu vào cơm để tăng độ dinh dưỡng cho bữa ăn và tốt cho sức khỏe (giảm lượng đường bột từ cơm và thay thế bằng protein từ các loại đậu).

“Người Việt chúc ăn ngon – Người Hàn hứa sẽ ăn ngon”

20210618_hanviet_pvdd_vn_article_006

Ba câu nói thông dụng nhất trên bàn ăn Hàn Quốc. (Ảnh: Tô Tôn Thành)

Có lẽ chúng ta đều đã quen với những lời mời, lời chúc ăn ngon miệng trước mỗi bữa ăn. Nếu như ở Việt Nam, chúng ta chỉ cần nói đơn giản “Chúc mọi người ăn ngon miệng”, thì ở Hàn Quốc lại trái ngược, họ chia lời chúc thành ba câu như sau: (1) Chúc ai đó ăn ngon miệng; (2) Tôi sẽ ăn ngon miệng; và (3) Tôi đã ăn rất ngon. Những câu nói này rất thông dụng trên bàn ăn Hàn Quốc và được sử dụng tuỳ vào từng trường hợp. Chẳng hạn như nếu bạn đi ăn cùng một người Hàn Quốc và bữa ăn đó do người đó trả tiền, thì trước bữa ăn bạn nên nói “Tôi sẽ ăn thật ngon” và “Tôi đã ăn rất ngon miệng ạ” sau bữa ăn, còn bạn Hàn Quốc kia sẽ là người nói câu “Chúc bạn ăn ngon miệng”. Điều này cũng tương tự với trường hợp ngược lại. Sở dĩ có sự phân chia rõ ràng những câu chúc như vậy là vì người Hàn quan tâm đến việc vai vế lớn – bé nên nói như thế nào, nên sử dụng câu nói nào khi mình là người trả tiền cho bữa ăn hoặc mình là người được đãi bữa ăn đó.

Và đó là những điểm khác biệt thú vị giữa văn hoá ăn uống của người Hàn Quốc và người Việt Nam mà Thành muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, bất kỳ nét văn hoá nào của đất nước nào cũng sẽ có những điểm riêng biệt, đặc sắc và độc đáo của riêng họ, do đó, chúng ta nên tôn trọng mọi sự khác biệt về văn hoá dù có thế nào đi chăng nữa.

[email protected]

* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.

Bài viết =Xin chào tất cả mọi người, lại là mình – A Síng đây! Mình hay được nghe mọi người bảo “nhập gia thì phải tùy tục” – đối với mình, câu nói này thật sự rất đúng, bởi mình nghĩ rằng mỗi nơi đều sẽ có những nét văn hoá và đặc trưng riêng, ta chỉ có thể hòa nhập được vào một cộng đồng khi ta hiểu về các phong tục tập quán đó, tiếp nhận và thích nghi với văn hoá của họ.Tương tự như vậy, trước khi sang du học Hàn Quốc, mình cũng rất quan tâm về vấn đề “shock văn hoá” – mình lo ngại rằng mình sẽ không thể hòa nhập được vào cộng đồng chung, do đó, mình đã quyết định chủ động tìm hiểu về văn hoá người Hàn Quốc trước để giảm đi sự bỡ ngỡ. Tuy nhiên, dù đã có tìm hiểu trước, nhưng khi đến đây, mình vẫn bị bất ngờ bởi những điều mới mẻ, thú vị khác – cụ thể là văn hoá ăn uống của người Hàn. Theo như mình thấy, văn hoá trên bàn ăn giữa người Hàn và người Việt sẽ khác nhau ở 4 điểm chính. Hãy cùng mình tìm hiểu những điểm khác biệt thú vị này nhé!Điều đầu tiên mình muốn chia sẻ đó là văn hoá cúi xuống để ăn (tức không nâng bát khi ăn). Có thể thấy, tại Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản, mọi người đều có xu hướng nâng bát cơm lên khi ăn để dễ dàng hơn, tuy nhiên, Hàn Quốc lại trái ngược. Trên bàn ăn, người Hàn sẽ để nguyên bát cơm trên bàn và dùng thìa/muỗng xúc cơm lên và cúi xuống để ăn. Mình được biết nguyên nhân từ một người bạn của mình, đó là khi cầm bát cơm lên ăn, điều này khiến người Hàn liên tưởng về hoàn cảnh nghèo đói, khó khăn trong quá khứ khi đất nước xảy ra chiến tranh.Một điều thú vị nữa là về thiết kế của cái bát: ở Việt Nam, vành bát thường cao và bát được làm bởi chất liệu cách nhiệt tốt (sành, sứ,…) để người dùng cầm không bị nóng; còn ở Hàn Quốc, vì họ không có thói quen nâng bát khi ăn nên bát thường được làm bằng chất liệu không cách nhiệt (nhôm). Ngoài ra, khi gắp đồ ăn, người Hàn Quốc sẽ có xu hướng gắp đồ ăn từ dĩa chung và đưa thẳng vào miệng chứ không đặt lên bát cơm rồi sau đó mới ăn, điều này ở Hàn được chấp nhận mặc dù nó trái ngược với văn hoá ăn uống tại Việt Nam.Trong quá trình học tập và sinh sống tại Hàn Quốc, mình còn phát hiện được thêm một điều nữa rất thú vị của người Hàn – đó là thói quen “nén cơm” lại để ăn! Theo như mình quan sát, hầu như hơn 90% người Hàn Quốc rất thích ăn cơm theo kiểu này bởi khi nén cơm như vậy, khẩu phần cơm mà họ ăn sẽ nhiều hơn và cảm giác no bụng sẽ kéo dài rất lâu. Văn hóa ăn uống này của người Hàn có vẻ khá trái ngược với người Việt. Vì ở Việt Nam, mọi người hầu như không chuộng việc ăn cơm bị nén lại cho lắm, mà thay vào đó, họ sẽ thích ăn cơm hạt tơi hơn.Khi nhắc đến “cơm độn”, người Việt Nam thường nhớ về cuộc sống khó khăn trong quá khứ, bởi vào lúc bấy giờ, người dân phải đối mặt với cảnh nghèo đói, không đủ lương thực và dinh dưỡng, do đó, để ăn no hơn, họ sẽ độn các thứ khác vào cơm chẳng hạn như bo bo. Vì đã trải qua giai đoạn khó khăn đó nên ngày nay người Việt rất quý trọng bát cơm trắng và họ cũng thích ăn cơm trắng hơn so với cơm độn ngày đó. Trái lại, người Hàn lại rất chuộng ăn cơm độn. Thông thường, họ sẽ độn đậu vào cơm để tăng độ dinh dưỡng cho bữa ăn và tốt cho sức khỏe (giảm lượng đường bột từ cơm và thay thế bằng protein từ các loại đậu).Có lẽ chúng ta đều đã quen với những lời mời, lời chúc ăn ngon miệng trước mỗi bữa ăn. Nếu như ở Việt Nam, chúng ta chỉ cần nói đơn giản “Chúc mọi người ăn ngon miệng”, thì ở Hàn Quốc lại trái ngược, họ chia lời chúc thành ba câu như sau: (1) Chúc ai đó ăn ngon miệng; (2) Tôi sẽ ăn ngon miệng; và (3) Tôi đã ăn rất ngon. Những câu nói này rất thông dụng trên bàn ăn Hàn Quốc và được sử dụng tuỳ vào từng trường hợp. Chẳng hạn như nếu bạn đi ăn cùng một người Hàn Quốc và bữa ăn đó do người đó trả tiền, thì trước bữa ăn bạn nên nói “Tôi sẽ ăn thật ngon” và “Tôi đã ăn rất ngon miệng ạ” sau bữa ăn, còn bạn Hàn Quốc kia sẽ là người nói câu “Chúc bạn ăn ngon miệng”. Điều này cũng tương tự với trường hợp ngược lại. Sở dĩ có sự phân chia rõ ràng những câu chúc như vậy là vì người Hàn quan tâm đến việc vai vế lớn – bé nên nói như thế nào, nên sử dụng câu nói nào khi mình là người trả tiền cho bữa ăn hoặc mình là người được đãi bữa ăn đó.Và đó là những điểm khác biệt thú vị giữa văn hoá ăn uống của người Hàn Quốc và người Việt Nam mà Thành muốn chia sẻ đến các bạn. Có thể thấy, bất kỳ nét văn hoá nào của đất nước nào cũng sẽ có những điểm riêng biệt, đặc sắc và độc đáo của riêng họ, do đó, chúng ta nên tôn trọng mọi sự khác biệt về văn hoá dù có thế nào đi chăng nữ[email protected]