Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ

Những kiêng kị mà ít nghệ sĩ nào dám phạm phải khi bước lên sân khấu

Sau ánh hào quang của người nghệ sĩ là những câu chuyện tâm linh mà ít nghệ sĩ nào dám phạm phải trước khi bước lên sân khấu, đó là những kiêng kị gì?

Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ 1
ảnh minh họa

ảnh minh họa

Theo lời NSƯT Thành Lộc, nghề có ba vị Thánh Tổ gồm Tiên Sư, Tổ Sư và Thánh Sư. Và để tỏ lòng thành kính với Tổ nghiệp, cứ đến ngày 12/8 âm lịch hàng năm, các nghệ sĩ lại nườm nượp đi cúng Tổ. Ban đầu, ngày giỗ tổ chỉ dành cho giới cải lương, hát bội tuồng chèo nhưng sau đó các ca sĩ trẻ cũng lấy làm ngày giỗ Tổ của mình. Sự tích về các ông Tổ nghề cho đến nay tồn tại rất nhiều câu chuyện truyền miệng, có chuyện đã được kiểm chứng, có chuyện chưa nhưng đã hoạt động trong giới, các nghệ sĩ tuyệt nhiên tin tưởng. Chính vì thế, trong mỗi sô diễn quan trọng, ở cánh gà lúc nào cũng có bàn thờ Tổ để các nghệ sĩ trước khi lên sân khấu thắp nén hương mong được Tổ phù hộ. Và cũng vì thế nên có những điều liên quan đến nghệ sĩ Việt mà nếu không được nghe, không được giải thích, có thể bạn sẽ chẳng thể tin nổi chúng có tồn tại.

Theo quan niệm của nhiều người nghệ sĩ, nếu Tổ không cho, thì dù có tài năng đến đâu cũng đừng mong đứng được trên sân khấu lâu dài. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nên bất kì ai nếu đã được “ăn cơm Tổ” thì tuyệt nhiên không dám phụ lòng Tổ. Dưới đây là một trong số những điều cấm kị mà người làm nghệ thuật tránh phạm phải nếu không muốn bị “Tổ trác”:

Phụ nữ mang thai không được đi ngang bàn thờ Tổ nghiệp

Một trong những điều đặc biệt kiêng cử trong nghề của giới nghệ sĩ là những phụ nữ đang mang thai không được đi ngang bàn thở Tổ nghiệp trong các sân khấu.

Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ 2

Một trong những điều đặc biệt kiêng cử trong nghề của giới nghệ sĩ là những phụ nữ đang mang thai không được đi ngang bàn thở Tổ nghiệp

Không cho trẻ con ngồi lên hoặc đá chân vào rương đồ diễn

Ngày xưa, các đoàn hát đi diễn sẽ mang theo rất nhiều rương đồ diễn và phụ kiện. Khi đoàn dừng, các rương được sắp ra hàng loạt. Đó cũng sẽ là nơi để các nghệ sĩ ngồi trang điểm trước khi bước lên sân khấu. Nhưng các nghệ sĩ sẽ cấm để trẻ con ngồi hoặc đá vào rương, vì theo quan niệm, nếu trẻ con ngồi lên rương hay đá chân vào đó, trong đoàn hát thể nào cũng xảy ra chuyện đánh lộn, cãi nhau.

Kiêng kị cho tiền người ăn xin

Tương truyền, trong ba vị Thánh Tổ của nghề có một người là ăn xin. Thế nên, giới nghệ sĩ kiêng kị cho tiền vì họ nghĩ rằng cùng một ông Tổ không nên bố thí cho nhau. Họ có thể mượn tay người khác hoặc tự tay mua đồ ăn để cho chứ tuyệt nhiên không được bố thí tiền lẻ.

Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ 3

Một trong ba vị Thánh Tổ của nghề có một người là ăn xin. Thế nên, giới nghệ sĩ kiêng kị cho tiền vì họ nghĩ rằng cùng một ông Tổ không nên bố thí cho nhau.

Không mang guốc vông khi lên sân khấu

Khi lên sân khấu, các nghệ sĩ cũng không đi guốc vông vì cây vông được dùng để tạc tượng, làm cốt ông Tổ. Nếu lấy để đi dưới chân thì bị xem như một sự ô uế, bất kính.

Không đùa giỡn trong phòng hóa trang

Trong phòng hóa trang, các nghệ sĩ cũng không được đùa giỡn, nói tục mà phải giữ yên lặng và tập trung nhất có thể để không bị Tổ phạt. Đồng thời có nghệ sĩ cũng kiêng đặt thùng trang điểm dưới đất.

Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ 4

Trong phòng hóa trang, các nghệ sĩ Việt cũng không được đùa giỡn, nói tục mà phải giữ yên lặng.

Không được khen đồng nghiệp make up đẹp

Cũng chẳng có chuyện khi đang trang điểm, người này buột miệng khen người kia làm mặt đẹp quá. Đó là điều kiêng kị, thậm chí nếu một nghệ sĩ lớn “bị” khen, họ sẽ bôi mặt đi và làm lại từ đầu.

Không được phép động đến trống khi không biểu diễn

Trống là vật dụng không bao giờ được động đến sau khi đoàn hát biểu diễn xong. Các nghệ sĩ tin rằng trống là bộ phận trong cơ thể ông Tổ, thế nên ngoài giờ diễn kiếm cơm, nghệ sĩ phải mang trả lại cho ông.

Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ 5

Các nghệ sĩ tin rằng, trống là bộ phận trong cơ thể ông Tổ, thế nên ngoài giờ diễn kiếm cơm, nghệ sĩ phải mang trả lại cho ông.

Không mang quả thị vào phòng thay đồ

Tương tuyền rằng, thị là một loại quả bị cấm mang vào phòng thay đồ bởi mùi thơm của nó sẽ gây chú ý với nghệ sĩ, khiến họ mất tập trung khi bước lên sân khấu.

Không mang mía vào phòng thay đồ

Cũng tương truyền rằng, ngoài vị Thánh Tổ là người ăn xin, hai vị còn lại có một vị là trẻ con, được xem là biểu tượng cho sự hồn nhiên và trong trẻo của nghệ thuật. Theo quan niệm, trẻ con ngày xưa rất thích ăn mía nên khi mang mía vào phòng thay đồ, vị Tổ sẽ chỉ lo ăn mà quên phù hộ cho đêm diễn thành công.

Những kiêng kị của các Nghệ Sĩ để được ông Tổ nghề diễn phù hộ 6

Theo quan niệm, khi mang mía vào phòng thay đồ, vị Tổ sẽ chỉ lo ăn mà quên phù hộ cho đêm diễn thành công.

Những điều cấm kị như trên đều được những người làm nghệ thuật ghi nhớ nằm lòng bởi họ tin rằng, nếu không làm theo đúng như thế, bị tổ trác là khó tránh khỏi. Bạn đang buồn chán, mệt mỏi hay lo lắng…? Đừng quên truy cập vào Bestie để có những phút giây thư giãn cực thú vị!