Những nét đặc sắc của văn hoá Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có nền văn hóa lâu đời nhất trên thế giới. Theo thời gian, văn hóa Trung Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng tới nhiều quốc gia lân cận như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản… Chúng ta cùng tìm hiểu về những nét đặc trưng của nền văn hóa Trung Quốc.
Mục lục bài viết
Văn hóa Hán tự
Chữ Hán do nhân dân lao động cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. Ban đầu, chữ Hán là những hình vẽ thô sơ biểu ý, sau đó dần dần được hoàn thiện. Các hình vẽ được người Trung Quốc cổ đại biến thành các nét chữ, và sắp xếp chúng với nhau để tạo thành chữ. Một số chữ Hán là chữ tượng hình hoàn toàn. Trong thời kỳ cổ đại, những chữ tượng hình này được gọi là Văn. Đó là cách người xưa dùng để ghi lại những gì họ nhìn thấy.
Về sau, khi các chữ tượng hình không còn đủ để biểu đạt sự vật trong đời sống hàng ngày, người ta đã thêm các ký hiệu biểu thị ý nghĩa vào các chữ tượng hình, gọi là chữ hội ý. Chữ Hán là văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên thế giới. Từ khi xuất hiện cho đến nay nó đã ảnh hưởng rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như: Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản…
Văn hóa giao tiếp
Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng.
Chào hỏi người có chức quyền cao nhất. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó. Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, không nên có lời phê phán.
Người Trung Quốc kiêng số 4, bạn không nên tặng bất cứ thứ gì liên quan con số này. Không được lấy đũa gõ vào bát khi ăn, không được cắm đũa vào bát cơm. Khi tặng quà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, đồ uống… nhưng đừng bao giờ tặng đồng hồ, vì theo người Trung Quốc, nó có nghĩa là đi dự một đám tang. Bạn cũng không nên mở món quà trước mặt người tặng.
Ẩm thực Trung Quốc
Trải qua hơn 5000 năm hình thành và phát triển, dưới sự ảnh hưởng của nhiều vùng văn hóa khác nhau mà Trung Quốc sở hữu một nền văn hóa ẩm thực mang đậm sắc thái văn hóa, vô cùng phong phú và chứa đựng nhiều ý nghĩa. Có thể nói, trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa sự tinh tế trong món ăn được thể hiện đầy đủ từ sắc, hương, vị. Món ăn phải ngon, đẹp mắt, có hương thơm ngào nhát, còn nguyên vị tươi ngon của nguyên liệu, cách trình bày tu hút và ấn tượng. Món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải đảm bảo dinh dưỡng bởi sự kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và các vị thuốc như thuốc bắc, hải sâm….
Ở Trung Quốc, có 8 phong cách ẩm thực truyền thống góp phần làm nên sự phong phú và đặc sắc cho nền Văn hóa “ẩm thực Trung Hoa” được gọi là “Bát đại thái hệ” bao gồm: ẩm thực Sơn Đông, ẩm thực Tứ Xuyên, ẩm thực Giang Tô, ẩm thực Chiết Giang, ẩm thực Quảng Đông, ẩm thực Phúc Kiến, ẩm thực Hồ Nam, ẩm thực An Huy.
Đồ gốm sứ Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước có nền văn minh cổ đại có lịch sử lâu đời trên thế giới và có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người. Có thể nói, một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc là lịch sử phát triển gốm sứ.
Gốm sứ Trung Quốc có bề dày lịch sử phát triển hơn 10000 năm. Trải qua nhiều thời đại gốm sứ Trung Quốc không ngừng chuyển mình và vươn lên đỉnh cao, cho ra các sản phẩm đặc sắc, ấn tượng.
Qua mỗi thời kỳ, mỗi triều đại, gốm sứ Trung Quốc lại có những đặc điểm, những nét ưu việt riêng. Ngày nay, gốm sứ Trung Quốc vô cùng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, nhiều chủng loại đáp ứng rộng rãi nhu cầu của người tiêu dùng, hoa văn họa tiết tinh tế, ý nghĩa, lớp men trang trí cao cấp,… và đã được xuất khẩu trên khắp thế giới.
Nghệ thuật trà đạo
Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống trà với mục đích thực hành Đạo. Uống trà để rèn luyện tâm tính, hiểu đạo và cũng là để tu thân.
Trà đạo Trung Quốc là kết hợp của tôn giáo, triết học, thẩm mỹ, đạo đức và nghệ thuật. Thưởng trà của người xưa không chỉ đơn giản là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị trà, nhâm nhi ly trà, bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại về những lời răn dạy của cổ nhân. Có thể nói, thưởng trà được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã và thanh khiết.
Ở Trung Quốc, trà được tôn vinh là “quốc ẩm”. Cầm, kỳ, thư, họa, thi, tửu, trà được văn nhân Trung Quốc coi là 7 thứ không thể thiếu được trong cuộc sống, điều này cho thấy trà đã trở thành một thứ truyền tải văn hóa – nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc.
Võ thuật Trung Hoa
Võ thuật Trung Hoa (còn được biết đến với cái tên kung fu) khởi nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc và có một nội hàm vô cùng phong phú. Nó bắt nguồn từ Đạo Gia (trường phái Đạo) và do đó cũng có liên quan đến tu luyện. Bên cạnh việc nâng cao đạo đức cũng như kỹ thuật và thủ pháp, nó còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và dưỡng sinh, có chức năng phòng vệ và ngăn chặn bạo lực. Trong tiếng Trung Quốc, “võ thuật” được tạo nên bởi hai ký tự, là “ngăn chặn” và “chiếc giáo.”
Khoảng đầu thế kỷ XX, khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, võ thuật Trung Quốc đạt đến một vị thế mới và dần trở thành một môn phái võ thuật thiên về tính thể thao, hay còn gọi là wushu. Võ thuật ngày này được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục.
Tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc thật thú vị phải không các bạn? Hy vọng bài viết này đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về văn hóa Trung Quốc.
Tác giả: Bạch Nam
4/5 – (3 votes)