Những nét đặc trưng nổi bật trong văn hóa Campuchia – Air Booking

[kkstarratings]

Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ. Nền văn hóa này cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Cùng Airbooking tìm hiểu một số đặc trưng của nền văn hóa Khmer này, để từ đó du khách có thể rút ra được những cách ứng xử phù hợp khi du lịch tại Campuchia.

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT TRONG VĂN HÓA CAMPUCHIA

Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, đặc biệt là Hindu giáo và phật giáo, vì thế những luồng tư tưởng tôn giáo này đã chi phối và gần như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt về đời sống và vật chất lẫn tinh thần của người dân Campuchia. Ngoài những nét văn hóa được du nhập từ Ấn Độ và Trung Hoa qua tư tưởng tôn giáo thì Campuchia còn hội tụ của nền văn hóa rất riêng biệt và đặc sắc mà hầu hết các du khách khi tới đây đều muốn tìm hiểu về nét độc đáo tại vùng đất này.

Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ như Hindu giáo và Phật giáo. Bên cạnh đó, văn hóa Campuchia cũng chụi ảnh hưởng lớn của văn hóa du nhập từ Trung Hoa.

1. Tín ngưỡng

Đạo Hindu và đạo Phật có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội, tính thẩm mỹ cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình Campuchia

2. Giao tiếp

Người Campuchia có rất nhiều cách chào hỏi, phụ thuộc vào mối quan hệ, thứ bậc và tuổi tác giữa người với người.

Cách chào hỏi truyền thống là cúi người cùng với động tác chắp tay trước ngực. Khi chào người lớn tuổi hay để thể hiện sự tôn kính, cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn.

cach chao hoi cua campuchia

3. Văn hóa tặng quà

– Người Campuchia chỉ thường tặng quà cho nhau vào dịp tết cổ truyền của dân tộc (Chaul Chnam).

– Không giống các nền văn hóa khác, người dân Campuchia không tổ chức sinh nhật và sinh nhật không được coi là một dịp kỷ niệm đáng nhớ giống người phương Tây, rất nhiều người ở thế hệ trước thường không nhớ chính xác ngày sinh của mình.

– Khi được mời đến nhà bạn bè hoặc người khác dự tiệc, người dân thường mang theo một số món quà nhỏ.

– Tránh tặng dao.

– Quà tặng thường được gói cẩn thận trong những tờ giấy gói quà đầy màu sắc.

– Nên dùng cả hai tay khi trao quà.

– Không được mở quà ngay sau khi nhận.

4. Văn hóa ăn uống

– Cách ứng xử tại bàn ăn của người Campuchia khá trang trọng.

– Nếu bạn không nắm chắc về những điều nên hay không nên làm tại bàn ăn cùng với người dân nước này, thì cách đơn giản nhất là làm theo những người bên cạnh.

– Khi được mời đến dự bất cứ bữa ăn nào, hãy chờ cho đến khi bạn được xếp chỗ để tránh phạm phải những quy tắc sắp xếp theo tôn ti trật tự.

– Người lớn tuổi nhất thường là người ngồi vào bàn ăn đầu tiên, tương tự như thế đây cũng là người sẽ bắt đầu ăn trước tiên.

– Tuyệt đối không nói chuyện làm ăn hay kinh doanh trong những dịp như thế này.

Ngoài ra, có một số điểm khác cần tránh khi đến xứ chùa tháp sau:

– Không nên xoa đầu trẻ con vì theo người Campuchia đầu trẻ con là nơi rất linh thiêng chỉ có cha mẹ, thánh thần mới được chạm vào.

– Không đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay “không được sạch sẽ”.

– Vào chùa không được đội mũ, bỏ giày dép bên ngoài và không được đứng gần cũng như chạm vào nhà sư. Vì người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối.

NHỮNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở CAMPUCHIA

Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm

Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hoá hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác. Bên cạnh đó ở Campuchia cũng có nhiều lễ hội truyền thống như:

1. Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công)

Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar – những nước có nền văn minh nông nghiệp.

hoi te nuoc campuchia

Trong lễ hội này, mọi người gặp gỡ nhau và nước giật gân với nhau trong niềm hy vọng của một loại cây trồng năng suất cao hơn trong năm tới. Sau nghi lễ tôn giáo trong các đền thờ, mọi người đến với đường phố, sử dụng súng xô, bồn rửa, vòi nước hoặc nước hư hỏng với nhau, sau đó giật gân vào nhà, động vật và công cụ sản xuất. Những thoải mái tắm trong nước, tiếp nhận nước giảm càng nhiều càng tốt bởi vì họ tin rằng sẽ có may mắn hơn trong năm mới.

2. Lễ hội lấy ruộng

Được tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.

3. Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben

Được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.

DakBen va PchonumBen

4. Lễ Bonn Prathen

Thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.

5. Chol Chnam Thmay – Tết cổ truyền

Trong ngày đầu năm mới, khắp Campuchia tưng bừng lễ đón năm mới – Tết Chol Chnam Thmay. Trong suốt 3 ngày lễ (13 – 15/4 hàng năm), không khí cả đất nước Campuchia náo nhiệt, đèn hoa sáng rực từ các ngôi chùa kéo dài đến các nẻo đường dẫn đến Hoàng Cung.

Đêm giao thừa mọi gia đình làm những chiếc đèn lồng thật đẹp rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng ngàn ngọn đèn trôi lung linh thành một hội hoa đăng và người ta tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới gặp nhiều điều tốt lành.

Những ngày tháng 4 này, hàng triệu người dân du lịch Campuchia đang mong chờ Lễ hội té nước đặc sắc trong dịp lễ Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) diễn ra từ 13-15/4 dương lịch. Thay cho lời chúc may mắn đầu năm, người dân nước này sẽ tưng bừng chào đón năm mới với nghi thức nghi dội nước lên người nhau.