Những nét văn hóa đặc sắc của Cao Bằng
Cùng đắm say theo từng nhịp bước đong đưa của các thiếu nữ xúng xính trong trang phục dân tộc sặc sỡ, bạn sẽ được đến với lễ hội văn hóa độc đáo của người Cao Bằng. Nhìn chung các lễ hội ở đây đều nhằm tưởng nhớ tổ tiên; cầu trời ban điều an lành cho dân bản, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc không bị dịch bệnh, đời sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, người Tày có tục thờ Mẹ Trăng và các nàng tiên con gái Mẹ Trăng, như những vị thần bảo trợ cho cuộc sống của họ. Mỗi lễ hội đều có những nét độc đáo riêng, gắn liền với bản sắc văn hóa từng địa phương, từ lâu đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân nơi đây.
Tại các lễ hội, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca đằm thắm mượt mà, như: Lượn slương, Lượn cọi, Lượn ngạn, hát Then – đàn tính, Hèo phươn, Nàng ới, Dá hai, Páo dung… đi cùng với nó là những điệu múa sluông, múa chầu, múa quạt, múa khăn, múa chuông, múa trống, múa ô, múa khèn… Thế nhưng, đặc sắc nhất trong số những loại hình dân ca kể trên là hát then – đàn tính, một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng của người Tày, được người Tày coi là điệu hát của thần tiên.
Một trong những nét văn hóa đặc sắc nữa phải kể đến đó là nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Mỗi làng nghề đều gắn với văn hóa, truyền thống, với đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng, như nghề rèn Phúc Sen (Quảng Uyên))
Làng rèn Phúc Sen với gần 400 hộ dân người Nùng An được coi là “xưởng rèn thủ công” dao, kiếm, đao, công cụ lao động các loại lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Nhiều gia đình hàng chục đời đã cha truyền con nối làm nghề này. Sản phẩm rèn của làng làm ra luôn nổi tiếng về độ sắc và độ bền, được tiêu thụ khắp nơi trong nước.
Nghề dệt vải chàm – một trong những nét văn hóa độc đáo của Cao Bằng còn được duy trì.
Nghệ nhân Nông Thị Thược, ở xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc (Hà Quảng) cho biết: Nguyên liệu để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Dệt thổ cẩm hoàn toàn bằng thủ công. Trên tấm thổ cẩm của người Tày thường có 6 màu chủ đạo, gồm: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ các màu chủ đạo đó, người dệt đã pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm. Các họa tiết thường được người Tày đưa vào thổ cẩm là hình ảnh của những loài hoa, chim muông, thú quý…, thân thiện với đời sống, hòa quyện cùng mây trời, non nước thường ngày. Đây là nét riêng tạo nên thổ cẩm của người Tày Cao Bằng không thể lẫn được với thổ cẩm của người Tày ở những địa phương khác.
Chỉ vài nét chấm phá đã cho thấy bức tranh văn hóa đặc sắc của miền non nước Cao Bằng. Vẫn còn nhiều nữa những giá trị văn hóa độc đáo đang chờ du khách gần xa cùng đến thưởng ngoạn và khám phá, để rồi chỉ cần một lần đến với Cao Bằng sẽ không bao giờ quên.
Nguồn: Minh hòa – baocaobang.vn
Cao Bằng không chỉ nổi tiếng “gạo trắng, nước trong”, đây còn là một vùng văn hoá đa dạng, phong phú với sự giao hòa văn hóa của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa truyền thống độc đáo của riêng mình. Điều khiến cho du khách dễ bị cuốn hút và muốn khám phá khi đến Cao Bằng đó là về trang phục.Trang phục phổ biến nhất là sắc chàm, tự dệt, tự nhuộm của đồng bào Tày, Nùng, nhưng đa sắc màu nhất lại là của người Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô… Nếu như những trang phục của người Tày, Nùng thể hiện sự ưa hòa mình vào và thích ứng với thiên nhiên thì người Dao, Mông, Lô Lô cùng với bộ vòng, xà tích… quanh cổ, tay và thắt lưng luôn tạo ra âm thanh mỗi khi di chuyển, cho thấy họ muốn báo với muôn loài rằng họ đang đến và họ đang là chủ nhân nơi họ sống.Cùng đắm say theo từng nhịp bước đong đưa của các thiếu nữ xúng xính trong trang phục dân tộc sặc sỡ, bạn sẽ được đến với lễ hội văn hóa độc đáo của người Cao Bằng. Nhìn chung các lễ hội ở đây đều nhằm tưởng nhớ tổ tiên; cầu trời ban điều an lành cho dân bản, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc không bị dịch bệnh, đời sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, người Tày có tục thờ Mẹ Trăng và các nàng tiên con gái Mẹ Trăng, như những vị thần bảo trợ cho cuộc sống của họ. Mỗi lễ hội đều có những nét độc đáo riêng, gắn liền với bản sắc văn hóa từng địa phương, từ lâu đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người dân nơi đây.Tại các lễ hội, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca đằm thắm mượt mà, như: Lượn slương, Lượn cọi, Lượn ngạn, hát Then – đàn tính, Hèo phươn, Nàng ới, Dá hai, Páo dung… đi cùng với nó là những điệu múa sluông, múa chầu, múa quạt, múa khăn, múa chuông, múa trống, múa ô, múa khèn… Thế nhưng, đặc sắc nhất trong số những loại hình dân ca kể trên là hát then – đàn tính, một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng của người Tày, được người Tày coi là điệu hát của thần tiên.Một trong những nét văn hóa đặc sắc nữa phải kể đến đó là nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc Cao Bằng. Mỗi làng nghề đều gắn với văn hóa, truyền thống, với đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng, như nghề rèn Phúc Sen (Quảng Uyên))Làng rèn Phúc Sen với gần 400 hộ dân người Nùng An được coi là “xưởng rèn thủ công” dao, kiếm, đao, công cụ lao động các loại lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Nhiều gia đình hàng chục đời đã cha truyền con nối làm nghề này. Sản phẩm rèn của làng làm ra luôn nổi tiếng về độ sắc và độ bền, được tiêu thụ khắp nơi trong nước.Nghề dệt thổ cẩm là nghề thủ công đã có từ lâu, nó không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn là sản phẩm du lịch nổi tiếng. Thổ cẩm cũng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc Cao Bằng, như những tấm trướng che bàn thờ, các chi tiết cấu thành những tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của các thầy cúng…Nghệ nhân Nông Thị Thược, ở xóm Luống Nọi, xã Phù Ngọc (Hà Quảng) cho biết: Nguyên liệu để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Dệt thổ cẩm hoàn toàn bằng thủ công. Trên tấm thổ cẩm của người Tày thường có 6 màu chủ đạo, gồm: xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ các màu chủ đạo đó, người dệt đã pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm. Các họa tiết thường được người Tày đưa vào thổ cẩm là hình ảnh của những loài hoa, chim muông, thú quý…, thân thiện với đời sống, hòa quyện cùng mây trời, non nước thường ngày. Đây là nét riêng tạo nên thổ cẩm của người Tày Cao Bằng không thể lẫn được với thổ cẩm của người Tày ở những địa phương khác.Chỉ vài nét chấm phá đã cho thấy bức tranh văn hóa đặc sắc của miền non nước Cao Bằng. Vẫn còn nhiều nữa những giá trị văn hóa độc đáo đang chờ du khách gần xa cùng đến thưởng ngoạn và khám phá, để rồi chỉ cần một lần đến với Cao Bằng sẽ không bao giờ quên.Nguồn: Minh hòa – baocaobang.vn