Những nét văn hóa đặc trưng của người Thụy Điển
Nếu bạn đang có ý định định cư tại Thụy Điển hoặc bạn muốn nhanh chóng hội nhập vào xã hội Thụy Điển thì việc tìm hiểu văn hóa của người bản địa là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì chỉ khi hiểu được các giá trị văn hóa này thì bạn sẽ sống và hành động không khác lạ hoặc tách biệt với mọi người xung quanh. Ví dụ nếu như ở Việt Nam bạn lớn tiếng hoặc có thể đánh con nhỏ ở khu vực công cộng là bình thường thì nếu bạn thực hiện điều này ở Thụy Điển họ sẽ nhìn bạn giống như một cách cư xử thấp kém và thậm chí sẽ có người gọi điện thoại cho cảnh sát đến xử lý bạn.
Vì vậy trong nội dung hạn chế của bài viết này, CDV xin giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng cơ bản của người Thụy Điển để quí đọc giả có cái nhìn rõ hơn về dân tộc Bắc Âu này .
Cũng giống như những truyền thống của các dân tộc khác , Thụy Điển cũng có những truyền thống văn hóa đặc trưng về đời sống, ẩm thực và giao tiếp như :
1. Lễ đốt lửa vào giữa mùa hè gọi là midsommarfirande.
2. Lễ đốt lửa vào giáng sinh
3. Các món ăn ưa thích như : cua , mắm cá trích và rượu mạnh.
Trên đây chỉ là vài nét truyền thống văn hóa của người Thụy Điển . Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào các nét văn hóa khác .
Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng Thụy Điển hiện nay gần giống như 1 quốc gia hợp chủng quốc (có nghĩa là quốc gia có nhiều dân tộc chung sống với nhau) vì trong các giai đoạn lịch sử: đã có rất nhiều người từ các nước khác đã di dân đến Thụy Điển như : Phần Lan, Hungary, Nam Tư, Việt Nam , các nước Nam Mỹ và gần đây nhất là Trung Đông.
Người Thụy Điển là một dân tộc đã tồn tại lâu đời tại Bắc Âu nên họ cũng có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng , trên hết đó là những nét văn hóa trong cuộc sống hằng ngày, trong các hội họp và cả trong suy nghĩ.
1. Văn hóa Thụy Điển là bình đẳng :
Nét đặc trưng nhất của người Thụy Điển chính là tinh thần và cách suy nghĩ bình đẳng . Họ quan niệm rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng như nhau trong tất cả các mối quan hệ : cha mẹ với con cái, cấp trên với cấp dưới, người hoạt động trong chính quyền với người dân (cảnh sát với dân thường..) , giáo viên với học sinh.
Con người quan hệ với nhau dựa trên sự tôn trọng và yêu thương nhau chứ không phải quị lụy hay sợ sệt vì bất cứ thế lực hay địa vị mà người đó đang nắm giữ.
Bên cạnh đó người Thụy Điển luôn tiên phong về sự bình đẳng giữa nam và nữ . Birger Jarl ( thống đốc thế kỷ 13 ) đã đưa ra luật về thừa kế cho người nữ và luật về tôn trọng phụ nữ ( người ta không được bạo hành với phụ nữ, người vợ trong gia đình). Có bao nhiêu quốc gia có luật như vậy vào thời điểm đó ? Đây cũng chính là niềm tự hào của người Thụy Điển.
2. Văn hóa Thụy Điển ” làm đúng cho chính nó – att göra rätt för sig”
Điều này được phản ánh trong những điều đơn giản như chia nhau trả tiền một cách công bằng trong các quán ăn, quán rượu khi bạn họp mặt với bạn bè, người thân. Việt Nam chúng ta hay có 1 qui luật ngầm bất thành văn là :” ai mời thì người đó trả tiền” .
Nhưng ở Thụy Điển khi bạn được mời đến ăn uống thì sau đó bạn vẫn cùng người mời chia nhau trả tiền hóa đơn. Điều này khá tế nhị nhưng rõ ràng nó tạo nên một mối quan hệ sẽ bền vững hơn khi dính dáng đến tiền bạc.
3.Văn hóa Thụy Điển là “gần gũi với thiên nhiên”
Người Thụy Điển có thể nó là 1 trong những dân tộc yêu thích sự thân thiện với môi trường nhất trên thế giới với tình yêu động vật và thiên nhiên. Ở Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia chúng ta có ” quyền phổ quát” trong tự nhiên. Có thể hiểu điều này là con người cần phải tôn trọng và bảo về môi trường sống của tự nhiên , động vật hoang dã.
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng người bản địa Thụy Điển rất thích tìm kiếm những nơi ở sâu trong rừng tách biệt với các khu vực đông đúc dân cư . Hoặc bạn cũng có thể thấy rằng các thú vật hoang dã vẫn sống song song với người dân Thụy Điển khi đâu đó bóng dáng của những con nai sừng tấm vẫn ghé thăm các khu nhà của người Thụy Điển, hoặc sóc thỏ vẫn vui đùa ngoài hiên nhà.
4. Văn hóa Thụy Điển là ” đơn giản hóa các câu chào hỏi “
Nếu như ở Việt Nam bạn gặp một người lớn tuổi hơn thì bạn cần phải có thái độ chào hỏi 1 cách trịnh trọng thì ở Thụy Điển người ta lại cố gắng làm cho những hoạt động đó được tối giản và dễ dàng thực hiện như câu chào ” Tjena” hoặc 1 tiếng “hej” là đủ.
(lúc mới qua Thụy Điển mình cũng hơi bỡ ngỡ với cách chào hỏi đơn giản như vậy vì mình nghĩ nếu gặp ai đó mà chỉ phát âm ra tiếng “hây” thì thật mất lịch sự thậm chí ở Việt Nam người lớn tuổi đôi khi còn chửi …”mất dạy “…. :))
Nhưng rõ ràng việc tối giản cách chào hỏi sẽ giúp con người thân thiện hơn với nhau và dễ mở lời hơn . Đối với những người có học thức hoặc lớn tuổi thì việc chào hỏi trịnh trọng không có gì là khó khăn nhưng hãy nghĩ đến những đứa bé hoặc tuổi teen , lứa tuổi mà ở đó thường có những suy nghĩ ngông cuồng thì rất khó bắt chúng chào hỏi tử tế nên việc đơn giản hóa chào hỏi cũng là 1 cách giáo dục hay của người Thụy Điển , 1 là khiến người ta không ngại ngùng khi gặp nhau, 2 là tạo ra 1 khởi đầu vui vẻ để mở đầu 1 câu chuyện bất kể giữa lứa tuổi, vị trí nào với nhau.
5.Văn hóa Thụy Điển là ” uống nước nhớ nguồn ” ngay cả trong từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc sống
Không chỉ có người Việt Nam mới có quan niệm “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” mà người Thụy Điển cũng là 1 dân tộc rất tôn trọng ý nghĩa nhân văn của hành động nhớ ơn bất cứ điều gì mà người khác làm cho mình kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cuộc sống .
Bạn sẽ thấy rằng người Thụy Điển nói từ ” tack” (cảm ơn) ” rất rất” nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày, trong mọi hoạt động sống của họ.
Khi chúng ta mua sắm trong các siêu thị hoặc chúng ta tiếp xúc với các công nhân viên chức nhà nước , chúng ta và nhân viên đó sẽ cảm ơn nhau rất nhiều lần trước khi rời khỏi quầy , trước khi chia tay nhau.
Họ cảm ơn nhau lẫn nhau khi người mua trả tiền , người mua nhận lại hàng hóa và hóa đơn.
Lòng biết ơn này cũng là 1 trong những điển hình của nền văn hóa nước Anh khi nó là sự giao thoa văn hóa khi người Do Thái gốc Đức tị nạn đến Anh trong bối cảnh thế chiến thứ II đã nói rằng ” Bạn nên cảm ơn người soát vé trên xe buýt khi họ bán vé cho bạn và ngay cả khi họ soát vé xong rồi trả vé về cho bạn ”
6.Văn hóa Thụy Điển cũng là ký ức và nhận thức chung của chúng ta về cuộc sống ở Thụy Điển
Phải chăng những hình ảnh về những khu nhà tường gạch đỏ, mái dốc , cùng những khu rừng thông ven đường đã tạo nên hình ảnh 1 đất nước cổ kính trong tâm trí của mỗi người dân Thụy Điển dù rằng Thụy Điển là một trong những quốc gia có nền khoa học tiên tiến nhất nhân loại.
Những người bản địa nói rằng với họ khi nhắc đến các từ “Snoddas “, “en kran i Göteborgs frihamn en disig morgon”, “sommarhagens svängande trägrind”, “lucian med kronan och kaffe på sängen”
och “Allsång på Skansen” đều khiến họ có chung một cảm xúc tương tự.
Điều này khiến cho mình cũng nghĩ đến cảm xúc của những giá trị văn hóa nằm sâu trong tâm thức của người Việt Nam sống trên xứ người như : câu hát ru của mẹ hoặc khi nhắc đến 2 từ “quê hương”.
Sẽ còn rất nhiều những nét đẹp văn hóa khác của người Thụy Điển mà mình vẫn chưa thể liệt kê hết trong nội dung hạn hẹp của bài viết này. Đây là những điều hàng ngày mà chúng ta dường như quên đi thậm chí không bao giờ phản ánh . Qua bài viết này mình muốn nói lên rằng Thụy Điển là một đất nước xinh đẹp có không khí trong lành, những con người nơi đây thật sự là một dân tộc thân thiện dễ gần gũi và tôi yêu họ biết bao !
Nếu như bạn thấy rằng cần tôn vinh những giá trị văn hóa khác mà bạn biết vui lòng hãy gửi mail hoặc tin nhắn về [email protected] để chúng tôi tổng hợp và gửi đến cộng động trong những bài viết kế tiếp.
Nếu bạn thấy bài viết hay hoặc hữu ích đừng quên like và share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ thông tin đến cộng đồng.
Patriot – Cộng Đồng Việt tổng hợp.