Những tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp mà quản lý cần biết – GoSELL

Mục đích của việc đánh giá là để có thể lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng. Quan trọng là vậy nhưng nhiều nhà quản lý vẫn đang còn băn khoăn liệu những tiêu chí nào cần có để đánh giá nhà cung cấp một cách khách quan nhất. Để trả lời câu hỏi đó, cùng xem qua bài viết sau đây nhé!

Uy tín của nhà cung cấp là yếu tố đầu tiên cần được xét đến khi thực hiện đánh giá. Đôi khi chỉ cần nhìn vào uy tín, nhà quản lý đã có thể quyết định có nên hợp tác với nhà cung cấp đó hay không. Để xét xem nhà cung cấp đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý có thể lưu ý một số khía cạnh sau đây:

Chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp cũng là một yếu tố không thể xem nhẹ. Sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc đảm bảo chất lượng luôn là yêu cầu tiên quyết để lựa chọn một nhà cung cấp lâu dài.

Các yếu tố được dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến như:

Hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp cũng là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá một nhà cung cấp. 

Việc đảm bảo hiệu suất cung cấp sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà cung cấp cần phải đảm bảo được số lượng và thời gian cung cấp sản phẩm/dịch vụ trong suốt thời gian hợp tác.

Các yếu tố đánh giá hiệu suất của một nhà cung cấp gồm: 

Giá cả sản phẩm/dịch vụ và phương thức thanh toán là tiêu chí không thể thiếu trong bảng tiêu chí đánh giá nhà cung cấp. Tiêu chí này ảnh hưởng đến khả năng nhập hàng và lợi nhuận trực tiếp của doanh nghiệp. Cụ thể, hai nhà cung cấp với chất lượng và hiệu suất sản phẩm dịch vụ tương đương nhau thì bên nào có giá sẽ là lựa chọn tốt hơn cho doanh nghiệp.

Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp: 

Những dịch vụ dành cho khách hàng, đối tác mà nhà cung cấp có thể đem lại cũng là yếu tố cần được chú ý. Dịch vụ khách hàng sẽ phát huy tác dụng khi đối mặt với những vấn đề liên quan đến lỗi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, thiếu hàng,… 

Bên cạnh đó, thái độ của nhà cung cấp cũng như thời gian đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, trình độ của nhân viên hỗ trợ cũng cần được chú ý khi đánh giá nhà cung cấp.

Các yếu tố đánh giá dịch vụ khách hàng bao gồm: 

Dịch vụ khách hàng bằng văn bản, chính sách.

Khả năng tiếp cận.

Cơ cấu tổ chức.

Tính linh hoạt của hệ thống.

Thời gian chu kỳ đặt hàng.

Tính sẵn có của hàng tồn kho.

Tỷ lệ lấp đầy đơn hàng.

Thông tin trạng thái đơn hàng.

Sự sẵn có của phụ tùng.

Thời gian gọi ra.

Bảo hành sản phẩm.

Khiếu nại của khách hàng.

Mối quan hệ lâu dài và ổn định với nhà cung cấp giúp quá trình vận hành của doanh nghiệp bạn đi vào ổn định. Điều này sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi hợp tác với đối tác khác. 

Một khi đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận những chiết khấu ưu đãi cho những đơn hàng tiếp theo, đem lại hiệu quả chi phí cho cho doanh nghiệp mình. Khi đánh giá nhà cung cấp, nhà quản lý nên quan tâm đến các yếu tố đảm bảo sự bền vững của nhà cung cấp đó. Nhà cung cấp bền vững sẽ hạn chế các rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Các yếu tố đánh giá tính bền vững của nhà cung cấp có thể kể đến:

Một tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nữa cần phải kể đến là rủi ro tài chính của nhà cung cấp. Sự ổn định về mặt tài chính của nhà cung cấp sẽ xác định liệu nhà cung cấp có tiếp tục là đối tác đáng tin cậy hay không. Điều này sẽ góp phần hạn chế khả năng gián đoạn do những hậu quả từ rủi ro tài chính gây ra.

Căn cứ và cáo báo cáo, khả sát về thông tin của nhà cung cấp, người quản lý có thể nắm được tình hình tài chính của nhà cung cấp. Từ thông tin đã có, người quản lý có thể đưa ra quyết định hợp tác với các nhà cung cấp có khả năng tài chính tốt, hạn chế các rủi ro trong quá trình hợp tác.

Phần mềm quản lý bán hàng GoSELL sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tối ưu không chỉ một và nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tính năng quản lý nhà cung cấp giúp doanh nghiệp của bạn theo dõi danh sách toàn bộ nhà cung cấp của mình. Bạn có thể quản lý nguồn cung cấp của mình thông qua các tình trạng hàng hóa, quá trình nhập hàng, lịch sử chuyển hàng… Thông qua việc tối ưu hóa quy trình nhập hàng, tính năng này còn hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế rủi ro thiếu hay thừa hàng hóa, tiết kiệm tối đa thời gian và nhân lực.

Đồng bộ và quản lý toàn bộ trên một hệ thống duy nhất