Node Là Gì? Các Nhà Cung Cấp Node Blockchain
Làm thế nào để một giao dịch tài chính được ghi lại trong một mạng lưới Blockchain?
Khi chúng ta bắt đầu tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, khái niệm là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng. Và khái niệm “Node” nằm trong lĩnh vực tiền mã hóa cũng vậy. Tại lĩnh vực này, cnode được hiểu một cách đơn giản là thiết bị mạng vật lý và có thể được sử dụng với những mục đích riêng biệt. Vậy khái niệm Node là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong tiền điện tử? Các chức năng quan trọng mà chúng thực hiện là gì? Tiếp nối chuỗi bài viết về COIN, Cùng TradaFX đi vào chi tiết trong bài viết ngày hôm nay.
Bắt đầu nào!!!
Mục lục bài viết
1. BLOCKCHAIN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Đầu tiên, Node là một thành phần cơ bản và không thể thiếu của một mạng Blockchain – cuốn sổ cái phi tập trung được sử dụng để duy trì bất kỳ loại tiền điện tử nào.
Do đó, trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về Node nghĩa là gì, trước hết chúng ta phải hiểu cách hoạt động của các Blockchain này. Vậy chính xác thì Blockchain hoạt động như thế nào?
Công nghệ Blockchain ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến. Bên cạnh việc cung cấp một môi trường an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính, mạng lưới này còn tự điều chỉnh để giúp ngăn chặn sự can thiệp và thao túng trái phép.
Bất cứ khi nào một giao dịch diễn ra trên Blockchain, bản ghi của nó sẽ được ghi lại và phân phối tới mọi Node trong mạng lưới. Giao dịch được ghi lại trên một khối và khối này có thể chứa đựng những bản ghi của hàng triệu các giao dịch tài chính khác nhau.
Bởi vì bản sao của hồ sơ tài chính được phân phối đến mọi Node trong mạng lưới, nên việc thao túng hồ sơ của một giao dịch tài chính gần như là không bao giờ xảy ra.
Làm thế nào để một giao dịch tài chính được ghi lại trong một mạng lưới Blockchain?
Do tính chất phi tập trung của mạng blockchain, hệ thống sẽ tự động xác thực một giao dịch tài chính. Trong bước đầu tiên, giao dịch sẽ được xác thực bởi người dùng – người sử dụng khóa riêng tư và công khai để truy cập vào mạng lưới. Tại bước thứ hai, một khối được tạo ra và đại diện cho giao dịch. Sau đó, bản ghi của giao dịch được gửi đến mọi Node blockchain ở trong mạng lưới.
Khi giao dịch được chấp thuận giữa người dùng, Node sẽ xác thực giao dịch. Nếu phần lớn các Node đều xác thực, nó sẽ được thêm vào Blockchain hiện có. Bất kỳ một bản cập nhật nào cũng sẽ được phân phối trên toàn mạng, điều này giúp nó hoàn thành một chu kỳ giao dịch.
2. NODE LÀ GÌ?
Trong phần này hãy cùng TradaFX đi tìm hiểu cụ thể và chi tiết về khái niệm Node là gì?
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, Node được hiểu là một thiết bị trên một mạng Blockchain và là yếu tố nền tảng cho phép công nghệ Blockchain hoạt động và tồn tại. Các Node này được phân phối trên một mạng lưới rộng và thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.
Một Node có thể là bất kỳ loại thiết bị điện tử nào đang hoạt động như điện thoại, máy tính, hoặc thậm chí là máy in miễn là nó được kết nối với internet và có địa chỉ IP. Do đó, có thể nói Node tạo nên cở sở tầng của một Blockchain.
Hiểu một cách đơn giản, Node chính là một điểm mà ở đó tin nhắn sẽ được tạo ra, nhận hoặc chuyển đi.
3. TẠI SAO LẠI CẦN NODE TRÊN CÁC BLOCKCHAIN?
Như chúng ta đã biết, Node là một thiết bị trên mạng lưới Blockchain – một sổ cái phi tập trung lưu lại bản sao của một giao dịch và có thể thực hiện các chức năng cần thiết như xác nhận và xác thực giao dịch.
Dựa trên vai trò cụ thể của một Node là gì, nó có thể là:
-
Chấp nhận hay từ chối giao dịch
-
Xác thực hay quản lý một giao dịch
-
Lưu trữ và mã hóa thông tin trong một khối
-
Liên kết với các Node khác bằng cách hoạt động như một điểm kết nối.
Mỗi loại Node cụ thể lại có một vai trò riêng biệt. Ví dụ, một số Node nhất định được lập trình để xác thực giao dịch, trong khi đó một số loại Node khác chỉ đảm nhiệm vai trò ghi lại giao dịch. Ngoài ra có một số Node có chức năng chia sẻ dữ liệu với các Node khác.
Điều quan trọng mà bạn cần nhớ rằng, mỗi Node sẽ có một mã định danh duy nhất được gắn vào thiết bị của nó. ID duy nhất này cho phép người dùng xác định một Node cụ thể tồn tại trong mạng lưới. Giống như một người lưu trữ hồ sơ, các Node đảm bảo rằng mọi người đều có thể truy cập vào hồ sơ giao dịch mà không có bất kỳ loại hạn chế nào. Người dùng có thể dễ dàng theo dõi một giao dịch trên Blockchain bằng cách sử dụng ID của nó.
Node cũng giúp bảo mật Blockchain bằng cách giữ bản ghi đồng bộ với các giao dịch mới nhất. Trên thực tế, có một số lượng lớn các Node nên hacker không thể dễ dàng thực hiện các thay đổi do không thể xóa được các bản sao chép qua hàng ngàn nút khác nhau.
4. CÁC LOẠI NODE TRÊN MỘT BLOCKCHAIN
Mạng lưới Blockchain gồm nhiều loại Node khác nhau. Chúng bao gồm: Full nodes, Light nodes, Listening nodes và Lightning Nodes.
Dưới đây là hình ảnh tổng quan ngắn gọn về các loại Node quan trọng nhất:
4.1. Full Nodes
Full Node chứa đầy đủ toàn bộ lịch sử và thông tin liên quan đến mọi khối kể từ khi giao dịch đầu tiên diễn ra trên nền tảng. Full Node tạo thành xương sống của Blockchain bởi vì chúng là thành phần rất quan trọng để hoàn thành giao dịch. Bất cứ khi nào một giao dịch được bắt đầu, các Node đơn lẻ trên toàn bộ Blockchain sẽ xác minh và xác thực khối.
Một trong những tính năng phân biệt của chúng là xác thực chữ ký trong mỗi giao dịch khối. Để xác thực một giao dịch, Node sẽ xác minh chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử thường là khóa cá nhân được xác sử dụng bởi người gửi.
4.2. Light Nodes
Như tên gọi của nó, loại Node này chứa đựng các thông tin giới hạn. Thay vì lưu trữ các thông tin đầy đủ, Light Node chưa thông tin liên quan đến một khối cụ thể trước đó mà nó được kết nối.
Không giống như một số loại Node khác, Light Node không cần phải hoạt động liên tục. Chúng thường là các phần mềm kết nối với Full Node để truy cập vào Blockchain khi được yêu cầu. Trên thực tế, Light Node sử dụng các Full Node để truy cập vào mạng lưới. Chúng cũng sử dụng các Full Node để lấy thông tin ví dụ như số dư tài khoản.
4.3. Listening Node
Listening Node kết nối với Full Node và giúp mở rộng thông tin trên toàn mạng lưới để đảm bảo mọi người đều có được dữ liệu chính xác. Loại Node này xử lý chức năng ngoài chuỗi. Chúng cung cấp các dịch vụ xác thực, ủy quyền, dịch vụ cổng và hỗ trợ.
Listening Node thường luôn luôn hoạt động. Không giống như các loại Node khác, chúng đòi hỏi nhiều năng lượng và tài nguyên hơn để chạy.
4.4. Lightning Nodes
Đây là một Node trên mạng lưới Lightning. Có một số sự khác biệt giữa một Node truyền thống và một Lightning Node. Thay vì xác minh từng giao dịch trên mạng lưới, Lightning Node xác thực giao dịch bằng cách tương tác trực tiếp với nó.
Lightning Node cũng có thể tương tác với các Node khác trên mạng lưới P2P. Chức năng chính của loại Node này là trao đổi tiền với các Lightning Node khác.
5. NODE BITCOIN SO VỚI NODE ETHEREUM
Một Node Bitcoin là một phần của Blockchain Bitcoin. Theo các dữ liệu trước đây, có hơn 11.500 Node Bitcoin và con số này đang tăng lên hàng tháng.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là, không có phương pháp chính xác nào để đếm số lượng Node Bitcoin, bởi có rất nhiều Node không hoạt động cũng như có những Node hoạt động riêng tư.
Node Ethereum cũng rất giống với Node Bitcoin. Các chuyên gia ước tính rằng, số lượng Node Ethereum đã vượt trên số lượng Node Bitcoin. Ngoài ra, khi chạy một Node Ethereum sẽ yêu cầu các kỹ năng quản trị nhất định.
Để chạy ứng dụng khách Ethereum trên HDD (ổ đĩa cứng), bạn phải có băng thông ít nhất 8MB, RAM 4GB và CPU có 2 lõi. Để so sánh, bạn có thể cần ít năng lượng và tài nguyên hơn để chạy một Node Bitcoin đầy đủ.
6. CÁCH ĐỂ MỘT NODE HOẠT ĐỘNG
Như bạn có thể đoán được, việc chạy một Node là gì trên các nền tảng khác nhau sẽ có các thủ tục cũng như yêu cầu hệ thống khác nhau. Để khiến cho mọi thứ dễ dàng hơn, đây là tổng quan ngắn gọn về cách chạy Node trên một trong những mạng Blockchain phổ biến nhất, Bitcoin.
Để chạy một Node Bitcoin, bạn sẽ cần một máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn đang chạy phiên bản Windows, Mac OS X hoặc Linux. Máy tính này phải có ít nhất 2GB dung lượng đĩa trống và 2 GB RAM. Ngoài ra, hệ thống phải có kết nối Internet băng thông rộng với tốc độ ít nhất là 400KB. Bên cạnh đó, bạn nên để Node của mình chạy ít nhất 6 giờ/ngày.
Một tùy chọn khác là chạy Node trên đám mây. Sau khi thiết lập tài khoản của bạn với Google Cloud hay AWS, hãy tải xuống Bitcoin Core và định cấu hình cài đặt cổng trên máy tính của bạn.
7. NHÀ CUNG CẤP NODE BLOCKCHAIN
Bạn có thể tự thiết lập Node nhưng những khó khăn trong kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Một cách để giải quyết vấn đề này là nhờ sự hỗ trợ từ nhà cung cấp Node Blockchain. Các công ty Blockchain này sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng, tài nguyên và công nghệ cần thiết để chạy Node của bạn trên nhiều nền tảng khác nhau.
7.1. Cơ chế nhà cung cấp dịch vụ blockchain
Khi lựa chọn một nhà cung cấp Node Blockchain, bạn nên xem xét giá thuê bên ngoài so với việc tự mình thực hiện. Nhà cung cấp sẽ đưa cho bạn một số cách thức giúp bảo mật thông tin của bạn.
Dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp của bạn, nhà cung cấp có thể cung cấp quyền truy cập vào các mạng Bitcoin, Ethereum, Monero, Litecoin và các mạng khác. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm cho tất cả các hành động liên quan đến nút.
Đối với khách hàng, nhà cung cấp node là một phương tiện để vào và thoát ra khỏi chuỗi khối bất kỳ lúc nào.
Bằng cách sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp blockchain, bạn có thể tập trung vào chiến lược và kinh doanh cốt lõi của mình, tin tưởng các chuyên gia quản lý cơ sở hạ tầng blockchain và hiệu suất của nó.
Blockchain tại chỗ có thể đắt hơn nhiều so với các dịch vụ đám mây.
Trong trường hợp đầu tiên, chi phí cao là do:
- Chi phí ban đầu (nhân sự, cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm, cấp phép, tư vấn, v.v.).
- Chi phí vận hành (quản lý, giám sát, v.v.).
- Ngừng hoạt động (lưu trữ, ngừng hoạt động giá đỡ máy chủ, v.v.).
- Với chi phí tài nguyên như vậy, giá thành của dịch vụ có thể khá cao ở giai đoạn đầu.
Chi phí thực tế của việc sử dụng các giải pháp đám mây phụ thuộc vào các yếu tố bổ sung:
- số lượng yêu cầu đến node tại một thời điểm nhất định;
- sự ổn định của node;
- cập nhật kịp thời của node;
- bảo mật, v.v.
7.2. Nhà cung cấp node Blockchain
Đối với những người quan tâm đến blockchain và đang cân nhắc lựa chọn phát triển doanh nghiệp của họ bằng công nghệ sổ cái phân tán phi tập trung, sau đây là danh sách 5 nhà cung cấp node phổ biến cung cấp quyền truy cập vào các node của các loại tiền điện tử phổ biến nhất:
- Infura
- GetBlock
- Alchemy
- QuikNode
- Blockdaemon
Bạn chọn nhà cung cấp và node yêu cầu, và công ty cung cấp sẽ thực hiện tất cả các thiết lập và cài đặt.
8. TÓM LƯỢC
Như vậy, qua bài viết ngày hôm nay, TradaFX đã giúp bạn tìm hiểu về Node là gì, các kiến thức nền tảng về Node Bitcoin, cũng như cách thức hoạt động của một Blockchain diễn ra như thế nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay gặp khó khăn khi tìm hiểu về khái niệm này, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn.
Chúc bạn thành công!!!
4.4/5 – (5 bình chọn)