Node là gì? Cách hoạt động của các Node trong Blockchain

Node là gì?

Trong Crypto, Node được hiểu là thiết bị thuộc mảng blockchain. Đây được coi là yếu tố tạo nên nền tảng cho phép phần công nghệ blockchain tồn tại, hoạt động được. 

Node chính là nơi giúp lưu trữ, truyền tải và bảo quản dữ liệu blockchain, vậy nên về mặt lý thuyết một blockchain tồn tại trên các node. Các nguyên tắc của mạng P2P chính là cốt lõi của blockchain dựa vào.

Chúng có thể là bất kỳ thiết bị nào bạn sử dụng để kết nối với mạng như PC, laptop, các máy chủ lớn,.. Các thiết bị này sẽ tạo thành cơ sở hạ tầng của một blockchain. Tất cả các node trên một blockchain sẽ được kết nối với nhau, liên tục trao đổi dữ liệu với nhau để tất cả luôn được cập nhật dữ liệu mới nhất.

Nền tảng của chúng là đang chạy trên môi trường hệ V8 Javascript runtime. Việc chạy trên môi trường này sẽ cho phép các lập trình viên có thể tự xây dựng mọi ứng dụng có tính mở rộng cao và sử dụng Javascript ở trên server. Do chúng được hệ thống Porting từ ổ C nên tốc độ xử lý các vấn đề rất nhanh.

Vai trò của Node

Node có vai trò giúp hỗ trợ mạng lưới bằng cách duy trì bản sao của blockchain. Trong nhiều trường hợp khác, chúng còn được sử dụng để xử lý những giao dịch. Các nhà sản xuất sẽ thường bố trí các node theo dạng cây và gọi là cây nhị phân. Mỗi đồng tiền điện tử sẽ có những node riêng biệt, nhằm duy trì những bản ghi giao dịch của mỗi loại. 

Với các node thuộc phần riêng lẻ của blockchain sẽ có cấu trúc về dữ liệu lớn hơn. Những người sở hữu node này sẽ sẵn sàng tự đóng góp tài nguyên của thiết bị để xác thực và lưu trữ các giao dịch. Khi ấy họ sẽ có thể thu phí giao dịch và kiếm phần thưởng bằng chính tiền điện tử. Quy trình này được gọi là “Đào tiền ảo”.

Việc xử lý những yêu cầu giao dịch có thể sẽ phải giải quyết dữ liệu lớn và công suất tính toán cao. Chính vì vậy khi thợ đào mỏ muốn đầu tư, họ sẽ tập trung vào thiết bị có GPU và CPU khoẻ, nhằm đáp ứng được yêu cầu về công suất xử lý, xác thực mọi giao dịch có trên blockchain và nhận thêm phần thưởng cho công việc.

Cách hoạt động của các Node trong Blockchain

Đây là cách hoạt động của các Node trong Blockchain:

– Đầu tiên, chúng kiểm tra xem một block giao dịch có hợp lệ không và chấp nhận hoặc từ chối nó.

– Tiếp đó, nếu chấp nhận block đó, chúng sẽ lưu trữ các block giao dịch (lưu trữ lịch sử giao dịch blockchain).

– Cuối cùng, là đến nhiệm vụ phát và lan truyền lịch sử giao dịch này đến các node khác để đồng bộ hóa với blockchain (cập nhật về lịch sử giao dịch).

Diễn giải chi tiết như sau:

Khi một thợ đào (Miner) hay người xác thực (Validator) cố gắng để thêm một block giao dịch mới vào blockchain. Họ sẽ truyền block đó tới tất cả (hoặc một phần) các node trên mạng, tùy vào thuật toán đồng thuận của blockchain sử dụng.

Dựa trên tính hợp pháp của blockchain( sự hợp lệ về chữ ký và giao dịch) các node có thể chấp nhận hoặc từ chối block đó. Còn khi một node chấp nhận một block giao dịch mới, nó sẽ lưu trữ block đó trên đầu các block cũ mà nó đã lưu trữ.

Phân loại các Node

Có 2 loại node chính đó là Full nodes (nút đầy đủ) và Lightweight nodes (nút nhẹ).

Full nodes

Node này sẽ hoạt động như một máy chủ trong một mạng phi tập trung. Nhiệm vụ chính của nó bao gồm duy trì sự đồng thuận giữa các node khác và xác minh giao dịch.

Chúng cũng sẽ lưu trữ một bản sao của blockchain, vì vậy an toàn hơn và cho phép các chức năng nâng cao như quyền biểu quyết cho các đề xuất trong mạng.

Một Full node sẽ có những đặc điểm chính là:

– Lưu trữ đầy đủ dữ liệu của blockchain.

– Tham gia xác nhận block, xác minh tất cả block và trạng thái của chúng.

– Tất cả các trạng thái có thể bắt nguồn từ Full node.

– Cung cấp dữ liệu cho các nốt nhẹ theo yêu cầu

Lightweight nodes

Đây là loại được sử dụng trong các hoạt động tiền điện tử hàng ngày hay còn biết đến là node xác minh thanh toán đơn giản (SPV – Simple Payment Verification).

Chúng sẽ giao tiếp với blockchain trong khi dựa vào các nút đầy đủ để cung cấp cho chúng thông tin cần thiết, vì chúng không lưu giữ bản sao của toàn bộ blockchain, các nút này chỉ truy vấn trạng thái hiện tại để xử lý các giao dịch.

Việc chạy loại này sẽ hy sinh tính bảo mật vì lợi ích thuận tiện.

Blockchain Node do ai chạy?

Về mặt lý thuyết, bất cứ ai cũng có thể chạy một blockchain node, nhưng tuỳ thuộc vào thuật toán đồng thuận của blockchain đó mà có một số yêu cầu nhất định như sau:

Với những Blockchain sử dụng thuật toán đồng thuận PoA ( Proof of Authority) như BSC, OKexchain, HECO,.. Đây là thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng. Có nghĩa là để chạy node cho các chain PoA thì bạn phải thực sự là người có danh tiếng trong cộng đồng đó, điều này không phù hợp với một số lượng lớn người dùng phổ thông.

Hay với những blockchain sử dụng thuật toán đồng thuận DPoS, một thuật toán dựa trên giá trị số token mà người dùng nắm giữ, nói cách khác, chỉ có “top holder” mới có quyền để chạy. Điều này cũng không phù hợp với một số lượng lớn người dùng phổ thông.

Ngoài ra, cũng có những blockchain phân quyền hơn, giới hạn gia nhập thấp hơn đáng kể như Ethereum. Người dùng được khuyến khích tự chạy node riêng để cho phép họ sử dụng Ethereum một cách tin cậy và riêng tư trong khi vẫn hỗ trợ hệ sinh thái.

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu rõ về khái niệm, cách hoạt động cũng như phân loại Node trong Blockchain. Chúc các bạn thành công.