Nội dung văn hóa trong tổ chức công
![](https://mix166.vn/wp-content/uploads/20230117021410-K.tcnn.jpg)
Mục lục bài viết
ĐỔI MỚI – NHÂN TÀI – ĐOÀN KẾT – HÙNG CƯỜNG
Năm 2022 đã khép lại và năm 2023, năm “bản lề” triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đang mở ra. Có thể khẳng định, với sự đoàn kết và nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đổi mới, chủ động vượt qua những thách thức to lớn, có mặt gay gắt, hiểm nghèo, trong cuộc tái thiết đất nước sau đại dịch COVID-19, chúng ta tiếp tục gặt hái được những thành tựu quan trọng, có tính chất toàn diện và với tốc độ tăng trưởng rất đáng ghi nhận.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương luôn được Đảng ta quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo. Hội nghị lần sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 “về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết số 27-NQ/TW) đề ra mục tiêu và định hướng tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN). Bài viết trình bày quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, những kết quả đạt được, một số hạn chế và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Cơ sở pháp lý về chuyển đổi số và nâng cao nhận thức về môi trường số, văn hóa số cho đội ngũ công chức, viên chức của Bộ Nội vụ
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, khách quan trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong công tác quản lý nhà nước, để quản trị tốt và giải quyết thủ tục hành chính thuận tiện, giảm chi phí, thời gian… đòi hỏi các cơ quan, đơn vị cần quyết liệt, triển khai đồng bộ công tác chuyển đổi số. Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, lãnh đạo công tác chuyển đổi số và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của Bộ, ngành Nội vụ.
Một số ý kiến về quy định đối với tài liệu Mật trong Luật Lưu trữ
Bên cạnh các giá trị tích cực là chủ yếu thì thực tế hiện nay cũng cho thấy, các quy định của Luật Lưu trữ nói riêng, pháp luật về lưu trữ, quản lý tài liệu mật nói chung chưa thực sự đầy đủ để tạo cơ sở, hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ thực thi và phát huy giá trị tài liệu hiệu quả, đặc biệt là các tài liệu về lịch sử, các số liệu trong các văn bản, tài liệu được đóng dấu chỉ các độ mật đã hết thời hạn nhưng chưa được giải mật. Bài viết trình bày, phân tích một số vấn đề còn thiếu thống nhất trong quy định về thời hạn giải mật, xác định hết thời hạn mật và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện các quy định về tài liệu mật phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.
Nâng cao ý thức, năng lực, trách nhiệm xã hội của cán bộ, đảng viên khi tham gia không gian mạng
Hệ sinh thái chuyển đổi số, không gian mạng là thành tựu văn minh của nhân loại, nhưng đồng thời cũng có thể để lại những hậu quả xã hội nan giải đối với mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia, dân tộc. Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu đặt ra là mỗi cán bộ, đảng viên phải là những người phải gương mẫu, thông thái và có trách nhiệm xã hội trong sử dụng không gian mạng. Trên cơ sở đó, để góp phần lan tỏa tính tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực khôn lường của không gian mạng đối với sự phát triển bền vững của xã hội.