Nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá? Ví dụ nói quá?
Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá? Một số biện pháp nói quá? Ví dụ về biện pháp nói quá? Cách phân biệt nói khoác với nói quá?
Trong văn học Việt Nam, ta nhận thấy rằng, có rất nhiều biện pháp tu từ được kết hợp với nhau nhằm mục đích để có thể thông qua đó tạo nên một bài văn với ngôn ngữ phong phú và dễ truyền đạt được cảm xúc đến người đọc. Và, nói quá là một trong số những biện pháp tu từ thường được sử dụng. Biện pháp tu từ nói quá khá phổ biến trong các câu truyện ngụ ngôn hay ca dao, tục ngữ. Chắc hẳn có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về biện pháp tu từ này. Chính vì vậy bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá? Ví dụ nói quá?
1. Nói quá là gì?
Ta hiểu về biện pháp tu từ như sau:
Các biện pháp tu từ thực tế sẽ không chỉ được sử dụng trong văn viết mà biện pháp tu từ còn được sử dụng phổ biến trong văn nói hàng ngày. Các biện pháp tu từ không chỉ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt, biểu cảm mà các biện pháp này còn có tác dụng giúp nhấn mạnh, tạo ấn tượng cho các chủ thể là những người nghe, người đọc về hình ảnh, cảm xúc nào đó.
Biện pháp tu từ hay chúng ta cũng còn được biết đến nó với các tên gọi khác, cụ thể là biện pháp nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật và một số những tên gọi khác. Các biện pháp tu từ là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản, hay nhiều trường hợp khác trong một ngữ cảnh nhất định để nhằm mục đích giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm trong việc diễn đạt và tạo ấn tượng đối với các chủ thể là những người đọc, người nghe về một câu chuyện, một cảm xúc nào đó.
Trong các văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau hay các chủ thể thậm chí có thể sử dụng tất cả các biện pháp tu từ để nhằm mục đích có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó.
Ta hiểu về biện pháp tu từ nói quá như sau:
Chắc chắn mỗi chúng ta ai cũng đã từng bắt gặp việc sử dụng biện pháp nói quá trong các tác phẩm văn học hay trong đời sống thường ngày.
Hiện nay cũng có rất nhiều khái niệm về nói quá, về cơ bản thì tất cả các khái niệm được đưa ra đều có những ý đúng. Theo như định nghĩa trong sách giáo khoa Văn 8, thì ta hiểu nói quá là một biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc. Mục đích chính của biện pháp tu từ nói quá đó chính là để có thể tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Thực chất, trên thực tế, việc phóng đại và nói quá đã trở nên rất phổ biến, không hề xa lạ mà bất cứ ai trong chúng ta đều đã từng sử dụng nhưng chưa nhận ra.
Nói quá được định nghĩa cơ bản chính là biện pháp tu từ nhằm mục đích để có thể phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có nhiều những tên gọi khác, cụ thể như là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
Để nhằm mục đích có thể nhận ra biện pháp nói quá thì các chủ thể cần điều chiếu nội dung lời nói với thực tế. Các chủ thể sẽ cần phải nắm được cái ý nghĩa hàm ẩn của lời nói (tức là cần phải hiểu theo nghĩa bóng chứ không hiểu theo nghĩa đen).
Nói quá thông thường sẽ được sử dụng trong khẩu ngữ.
Trong văn chương, biện pháp tu từ nói quá cũng thường thích hợp với những loại văn bản cụ thể như: châm biếm, trữ tình, anh hùng ca, … những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
2. Tác dụng của nói quá:
Như chúng ta đã phân tích cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nói quá là một biện pháp tu từ, biện pháp tu từ nói quá có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng. Biện pháp tu từ nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối.
Nói quá là một phép tu từ thường được đùng nhằm mục đích để người nói có thể tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày cụ thể như: lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi hay nhiều câu nói quen thuộc khác. Không chỉ thế phép tu từ nói quá trên thực tế cũng sẽ còn được dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca….
Phóng đại hay nói quá thường được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của con người. Biện pháp tu từ nói quá được sử dụng với chức năng chính là giúp nhận thức, khắc sâu hơn bản chất của đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh cho các đối tượng người đọc.
Biện pháp tu từ nói quá không phải là việc nói sai, nói dối về một sự thật, sự việc nào đó. Mà thực chất thì biện pháp tu từ nói quá chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta cũng sẽ có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác và biện pháp tu từ nói quá vào câu văn cụ thể như so sánh vào để câu văn, câu nói để thêm phần sinh động.
3. Một số biện pháp nói quá:
Một số biện pháp nói quá cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Nói quá kết hợp với so sánh tu từ:
Biện pháp tu từ nói quá còn thường được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, hoa trương. Sự kết hợp của cả hai phép tu từ phóng đại, nói quá và so sánh trên thực tế thường sẽ đem lại những hiệu quả cao hơn và bậc cảm xúc lớn hơn cho câu nói so với việc chỉ sử dụng một biện pháp tu từ nói quá. Hai biện pháp tu từ này đều nhằm một mục đích chung đó là để có thể làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu như chúng ta kết hợp cả hai phép tu từ trong câu nói thì cũng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho người đọc.
Ví dụ cụ thể như đoạn thơ sau:
“Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng”
Hay:
“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nép một, như đường mía lau”
– Thứ hai: Dùng những từ ngữ phóng đại khác:
+ Các từ phóng đại có thể dùng đó là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại cụ thể chúng ta có thể kể đến như các từ sau: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn, vô cùng, tận cùng,…
+ Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cưỡi vỡ bụng, …
+ Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ cụ thể như là các từ sau: ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, vui như tết, đen như cột nhà cháy, xấu như ma, béo như lợn,…
4. Ví dụ về biện pháp nói quá:
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về biện pháp nói quá:
– Bài hoá này khó quá nghĩ nát óc mà không ra đáp án. Thì cụm từ “Nghĩ nát óc” ở đây chính là phép nói quá.
– Tây Thi là người con gái có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”. Thì cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” ở đây chính là phép nói quá.
– Gần đến kì thi cuối kỳ nên Trang lo sốt vó”. Thì cụm từ “lo sốt vó” ở đây chính là phép nói quá.
– Vì bị điểm kém nên Hà khóc như mưa. Thì cụm từ “khóc như mưa” ở đây chính là phép nói quá diễn tả việc khóc nhiều.
– “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối.” Sự phóng đại đối với mức độ, tính chất nội dung sự việc.
– “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.” Sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung sự việc.
5. Cách phân biệt nói khoác với nói quá:
Trên thực té thì cách phân biệt nói quá và nói khoác cũng là một trong số những vấn đêf được nhiều người đọc quan tâm.
Việc thực hiện phân biệt giữa nói quá và nói khoác cũng vô cùng quan trọng bởi trên thực tế thì việc này cũng sẽ giúp các chủ thể có thể tránh được những nhầm lẫn khi sử dụng biện pháp nói quá trong đời sống, cũng như khi diễn đạt trong các bài tập làm văn.
– Nói quá như chúng ta đã nói cụ thể bên trên thì đây chính là việc nói đúng sự thật về mặt tích cực, là một biện pháp cường điệu để nhằm mục đích có thể tạo ấn tượng, tăng biểu cảm.
– Nói khoác được hiểu là nói sai sự thật theo cách nói tiêu cực, để các chủ thể nhằm mục đích khoe khoang là chính. Nói khoác sẽ không những không có giá trị biểu cảm mà còn khiến người khác có thể hiểu nhầm, sai ý nghĩa thật sự của sự việc.
Thực tế thì nói quá còn được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương. Nói quá chính là một phép tu từ phóng đại quá mức, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó để nhằm miêu tả và để có thể nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Khác với nói quá, nói khoác chính là nói dối, nói sai so với sự thật.