Nước Clo là gì? Ứng dụng trong nước sinh hoạt và hướng xử lý hiệu quả

Nước clo có lẽ là khái niệm chưa được phổ biến rộng rãi đối với nhiều người mà chỉ xuất hiện phần trên những trang sách vở hay những tài liệu về hóa học. Trên thực tế, nước clo phổ biến hơn những gì chúng ta nghĩ. Chúng có mặt ở khá nhiều nơi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào nước clo cũng tốt và ngược lại. Lượng clo dư thừa trong nước đôi khi sẽ gây nhiều tác hại không ngờ tới người sử dụng.

Vì thế, chúng ta cần hết sức lưu ý khi sử dụng nước clo trong sinh hoạt. Bài dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về ứng dụng của nước clo, lưu ý khi sử dụng nước clo trong sinh hoạt và cách xử lý Clo dư trong nước. Vậy nước clo là gì?

Tìm hiểu về nước Clo là gì?

Tìm hiểu về nước Clo là gì?

Nước clo là gì?

Xét theo phương diện hóa học, Clo là nguyên tố có ký hiệu Cl, số thứ tự 17, số nguyên tử 17 và thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Clo là thành phần khá phổ biến trong tự nhiên và gần gũi nhất với mọi người dưới dạng là thành phần của muối ăn. Do là chất có tính oxi hóa cực mạnh, Clo có tính tẩy rửa cao và được tìm thấy nhiều ở nước biến với tỉ lệ lên tới 1.9% khối lượng nước biển là ion clorua.

Ở dạng lỏng, nước Clo được tạo thành sau phá trình phản ứng giữa khí Clo và nước và là hợp chất của CL2, acid HCL và acid HCLO. Nước Clo cũng có màu vàng nhạt với khả năng oxi hóa mạnh. Vì thế, dung dịch Clo được sử dụng nhiều trong công nghiệp, đặc biệt là ứng dụng tẩy trắng, khử trùng

Xét theo phương diện Vật lý, ở dạng khí, Clo có màu vàng nhạt, mùi khó chịu, nặng hơn không khí 2,5 lần. Dung dịch nước Clo cũng có màu vàng nhạt khi nhìn bằng mắt thường, mùi hắc và có tính oxi hóa cực mạnh. Khi thử thử bằng quỳ tím. Giấy quỳ tím sẽ chuyển đỏ nhưng do có tính chất oxi hóa mạnh, giấy quỳ tím nhanh chóng mất màu.

Cách điều chế nước Clo:

Nước clo là hợp chất tạo thành giữa nước và khí Clo, vậy đẻ điều chế, ta cho nước vào bình đựng khí Clo rồi lắc mạnh. Ở cách điều chế này, Clo vừa có vai trò là chất khử, vừa đóng vai trò là chất oxi hóa do đây là phản ứng thuận nghịch.

Phương trình điều chế nước Clo:

Cl2 + H2O ==> HCl + HClO

Ứng dụng của nước Clo trong thực tiễn

Ứng dụng của nước Clo trong thực tiễn

Ứng dụng của nước Clo trong thực tiễn

Trong công nghiệp

Dung dịch nước clo đã được ứng dụng trong công nghiệp khá phổ biến từ lâu đời vì tính hữu dụng của nguyên tố này. Chính vì vậy, nó được sử dụng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

  • Ứng dụng trong khai thác khoáng sản, in, cao su tổng hợp, chế biến nhựa

  • Ứng dụng làm chất tẩy trắng trong ngành công nghiệp giấy, dệt

  • Xử lý nguồn cung nước tại các đô thị

  • Là thành phần quan trọng để sản xuất muối clorat

  • Là nguyên liệu để sản xuất thuốc khử trùng, thuốc trừ sâu, sơn

Trong sinh hoạt

  • Dùng để diệt khuẩn nước tại các bể bơi

  • Tẩy trắng quần áo bị ố vàng hiệu quả

  • Khử trùng nước sinh hoạt

Lưu ý sử dụng nước Clo trong xử lý nước sinh hoạt

Clo rất hữu dụng cả trong công nghiệp hay sinh hoạt hàng ngày. Có nghiên cứu cho thấy 79% dân số ở các nước phát triển tiếp xúc với clo  hàng ngày. Bên cạnh đó, hầu hết các nhà máy nước ở Việt Nam khử trùng nguồn nước bằng clo, vì vậy, nguyên tố Clo ở trong hầu hết nước sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Lưu ý sử dụng nước Clo trong xử lý nước sinh hoạt

Lưu ý sử dụng nước Clo trong xử lý nước sinh hoạt

Clo thực chất khá an toàn với cơ thể người. Tuy vậy, việc dư thừa Clo trong nước sinh hoạt lâu dần cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho người sử dụng.

  • Ảnh hưởng đến hô hấp: Clo là chất hóa học có tính tẩy rửa mạnh. Việc thường xuyên tiếp xúc với Clo (đặc biệt ở dạng thể khí) gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ hô hấp ở cơ thể người.

    Chính vì vậy, khi cần tiếp xúc với khí Clo hoặc dung dịch Clo đặc, bạn nên sử dụng đồ bảo hộ và làm đúng quy trình an toàn. Những triệu chứng liên quan đến hệ khi tiếp xúc với Clo không an toàn như ho, khó thở, lâu dần gây nên bệnh suyễn, trần dịch màng phổi.

  • Ảnh hưởng đến dạ dày và các cơ quan khác: Clo theo dòng nước đi vào dạ dày và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm do tính axit sau khi dung dịch nước Clo đi vào dạ dày.

    Các bệnh liên quan khi sử dụng quá nhiều nước Clo có thể kể đến như đau dạ dày, rối loạn chức năng gan, sưng tấy các tế bào hồng cầu và suy yếu hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

  • Ảnh hưởng của Clo đến làn da: có lẽ đây là những triệu chứng phổ biến nhất, cả với người trưởng thành. Nước Clo có gây tình trạng khô da, kích ứng da, bỏng, cháy da thậm chí mẩn đỏ, suy yếu giác mạc nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

Clo được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Vậy khi sử dụng nước Clo, ta cần lưu ý những gì? 

Clo ở hầu hết mọi nơi ở môi trường xung quanh con người đặc biệt trong nguồn nước sinh hoạt. Nồng độ tiêu chuẩn được bộ Y tế đặt ra của Clo trong nước là  0,3-0,5 mg/lit. Nếu vượt quá ngưỡng này, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, chất lượng sống và cả sức khỏe con người.
Ngoài một số biểu hiện như khó chịu, buồn nôn khi tiếp xúc với Clo dư, Clo làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn và làm biến đổi mùi của đồ ăn.

  • Ở dạng khí, Clo kích thích các màng nhầy trong cơ thể, nhất là với trẻ con và người cao tuổi và những người có chất đề kháng không tốt Tuy nhiên, không quá khó để phát hiện Clo trong không khí để phòng tránh.

    Ta có thể phát hiện khí Clo chỉ với một lượng khoảng 3,5 ppm trong không khí. Nhưng để gây tác động tới hệ hô hấp của con người, nồng độ Clo cần đạt ngưỡng 1000 ppm trở lên.

  • Dung dịch Clo cần sử dụng đúng liều lượng tùy theo mục đích sử dụng, không được tự ý gia giảm nồng độ Clo. Nếu cần điều chỉnh nồng độ phải tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

  • Cần đeo khẩu trang, đồ bảo hộ an toàn nếu cần tiếp xúc với dung dịch Clo nồng độ cao.

  • Không nên tự ý pha nước Clo với các loại dung dịch khác nếu chưa có chuyên môn, do nước Clo có thể phản ứng với một số chất và gây tác dụng không mong muốn.

Giải pháp xử lý Clo dư trong nước sinh hoạt

Giải pháp xử lý Clo dư trong nước sinh hoạt

 

Giải pháp xử lý Clo dư trong nước sinh hoạt

Clo trong nước gây ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe cho người sử dụng. Việc xử lý Clo dư trong nước là thực sự cần thiết để đảm bảo tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và hạn chế tiếp xúc với chất hóa học.

  • Đun sôi nước. Câu dân gian truyền miệng “ăn chín uống sôi” và một cách hữu hiệu để loại bỏ Clo ra khỏi nước máy. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với nước uống trong ngày.

    Nước sau khi để quá 24h sẽ tồn đọng nhiều vi khuẩn và muối nitrat – loại hợp chất dễ gây ung thư với cơ thể người. Sau 24h, muối nitrat sản sinh trong nước đật khoảng 0,004mg và sẽ tăng lên 0,011 sau 3 ngày. Khoảng 0,73 mg là lượng muối đo được ở nước đun sôi để nguội.

  • Phơi nước: Phơi nước cũng là cách an toàn để xử lý lượng Clo dư trong nước. Nguyên tố Clo tồn đọng trong nước sẽ dễ dàng bay hơi sau khi phơi. Tuy nhiên cách này cũng khá mất thời gian và hiệu quả không cao.

  • Dùng máy lọc nước : Máy lọc nước là thiết bị tân tiến và hoàn toàn an toàn và hiệu quả. Không chỉ Clo, bụi bẩn và các kim loại nặng cũng bị giữ lại và mang đến cho người tiêu dùng nguồn nước tinh khiết và an toàn. Trên thị trường hiện nay,với sự ưa chuộng nhất định đối với sản phẩm, máy lọc nước đang ngày càng phát triển đa dạng với nhiều tính năng, công nghệ và mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu, sở thích và tình hình tài chính của khách hàng.

Xem thêm: Top 5 máy lọc nước để gầm âm tủ bếp tốt nhất cho gia đình

Điện máy Sakura là nhà phân phối hàng đầu của sản phẩm máy lọc nước chính hãng với nhiều mức giá khác nhau từ bình dân đến cao cấp. Không chỉ vậy, khi mua máy lọc nước ở Sakura, khách hàng còn được nhận nhiều ưu đãi lớn và quà tặng tri ân khách hàng.
Ngoài ra, dịch vụ nhanh chóng, tận tình, chu đáo khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng là ưu tiên hàng đầu.

Vậy còn chần chừ gì mà không sử dụng máy lọc nước tại Điện máy Sakura để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và những người xung quanh tại website chính thức của Sakura.