Open Source là gì? Lợi ích của việc sử dụng Open Source

Khi có nhu cầu thiết kế web, những bên cung cấp có thể nói với bạn về Open Source, hoặc khi sử dụng các phần mềm, ứng dụng được tạo nên bởi mã nguồn mở, bạn cũng có thể nghe tới khái niệm này. Vậy Open source là gì? Open source hoạt động ra sao? Còn thuật ngữ Open source software là gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu các khái niệm trên trong bài viết dưới đây nhé.

Open source là gì?

Open source là gì

Open source hay mã nguồn mở là phần mềm có bộ source code cho phép người dùng tải về để sử dụng, sửa đổi hoặc thêm một số cập nhật một số tính năng vượt trội khác. Thông thường, mã nguồn mở được phát hành miễn phí bởi các đơn vị cung cấp, doanh nghiệp lớn về lĩnh vực công nghệ.

Một số trường hợp các lập trình viên hoặc cá nhân có những nâng cấp, phát triển mã nguồn mở này thêm một số tính năng vượt trội và ưu việc hơn bản gốc sẽ cung cấp nó với một cái giá nhất định. Người sáng lập đầu tiên của mã nguồn mở chính là Richard Stallman, người đã xây dựng dự án GNU, và cho ra giấy phép Mã nguồn mở GPL, hai nền tảng then chốt cho sự phát triển của Mã nguồn mở.

Khác hẳn với những sản phẩm thuộc về Mã nguồn đóng, bao gồm cả các phần mềm miễn phí và mất phí, khi phân phối, các sản phẩm này chỉ cung cấp bản đóng gói để cho người dùng cài đặt, mà không có quyền xem mã nguồn.

Lợi ích của việc sử dụng Open source

 

loi ich cua viec su dung open source

Trong thiết kế website và các phần mềm ứng dụng hiện nay, Mã nguồn mở rất được ưa chuộng. Những lý do nào khiến người ta lại ưa dùng Mã nguồn mở? Hãy điểm qua một vài lý do sau đây:

Khả năng quản trị và điều khiển cao

Lý do đầu tiên mà Mã nguồn mở rất được những chuyên gia ưa chuộng đó là khả năng quản lý và kiểm soát sản phẩm của mình. Họ có thể cấp quyền bên nào hoạt động, bên nào dừng hoạt động. Còn về phía những người sử dụng, mặc dù rất ít người biết đến Open source, nhưng họ cũng được hưởng rất nhiều lợi ích nhờ việc sử dụng mã nguồn mở.

Khả năng sáng tạo không giới hạn

Vì được thiết kế dựa trên nguyên lý mở, nhiều người có thể nghiên cứu và thử nghiệm nhiều cải tiến để tạo ra các phần mềm tốt hơn, có những tính năng hoàn hảo hơn, hoặc đơn giản họ có thể sáng tạo vô hạn. Đây là một thách thức đồng thời cũng là một sự hứng thú dành cho các lập trình viên muốn sáng tạo trong nhiều năm.

Mức độ an ninh và bảo mật cao

Khá nghịch lý với cái tên Mã nguồn mở thì nó lại có một độ bảo mật và an ninh rất cao, đôi khi còn tốt hơn các phần mềm độc quyền khác. Để lý giải cho điều này là vì nhiều lập trình viên có thể tập trung làm việc trên cùng một phần mềm nguồn mở mà không cần xin cấp phép từ tác giả gốc.

Họ có thể thoải mái cập nhật, nâng cấp và sửa chữa phần mềm nguồn mở đó nhanh hơn, bảo mật tốt hơn các phần mềm bản quyền mà mất nhiều thời gian chờ cấp phép. Chúng ta có thể hiểu là khi rất nhiều người cùng tập chung chăm sóc một sản phẩm thì nó sẽ trở nên hoàn thiện hơn các sản phẩm khác.

Khả năng ổn định tốt

Nhiều người sử dụng mã nguồn mở vì khả năng hỗ trợ cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án quan trọng có tính dài hạn. Khi bạn muốn mở rộng và cải thiện và mở rộng các chức năng cho website công ty sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ lập trình viên trong công ty có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng được nhu cầu này một cách nhanh chóng, trong khi các mã nguồn bản quyền thì phần này có vẻ như lại mất nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, chúng ta còn một khái niệm là Open source software cũng rất hay được sử dụng. Liệu Open source software và Open source chúng có phải là một, hay đây là hai khái niệm biệt lập với nhau? Hãy tìm hiểu câu trả lời ở dưới đây.

Open source software là gì?

Open source software la gi

Open source software hay còn được gọi với cái tên Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.

Phần mềm nguồn mở được hiểu là một thuật ngữ gần giống với Mã nguồn mở, nhưng nó mang nghĩa bao hàm cao hơn. Phần mềm nguồn mở sẽ sinh ra hệ quả là Mã nguồn mở, nhưng điều đó không mang ý nghĩa ngược lại.

Ví dụ một phần mềm có mã nguồn mở nhưng giấy phép “đóng” – hệ quả của tình huống này là người dùng được truy cập vào mã nguồn nhưng có thể bị ngăn cấm quyền sao chép, chỉnh sửa, phân phối lại…

Bài viết này đã mang tới người dùng những điều cần thiết về Open Source là gì và đây là một trong những thuật ngữ phổ biến khi thiết kế website.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.