PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

– Trường hợp hoà giải không thành, không chỉ mất thêm chi phí hòa, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện không còn (thường xảy ra khi bên kia thiếu thiện chí, lợi dụng hòa giải để dây dưa trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình) Các hình thức hòa giải: – Các bên tranh chấp tự hòa giải (bàn bạc) để giải quyết tranh chấp mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba – Các bên tranh chấp tiến hành hòa giải có sự giúp đỡ của bên thứ ba (cá nhân, tổ chức hay Tòa án, Trọng tài) – Các bên tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài (hòa giải ngoài tố tụng) – Việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (Hòa giải theo thủ tục tố tụng). Tòa án, Trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên

– Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất – Theo cách này, các bên tranh chấp đều “thắng”, không có việc đối đầu giữa các bên, bởi thế quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì – Các bên giữ được các bí mật kinh doanh và uy tín của nhau – Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện

Là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực, hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, thống nhất giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện việc thỏa thuận đó

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

– Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành

 

– Điều kiện:

Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm:
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên, khi chỉ có một bên hoạt động thương mại
– Tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài

– Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Toà án được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án
– Việc giải quyết được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật vì có thể qua nhiều cấp xét xử
– Tại Việt Nam, chi phí giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với chi phí tại Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế

– Các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng
– Việc xét xử công khai tại Tòa có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật kinh doanh của các bên
– Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, nhưng lại làm cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại kiến các bên tranh chấp phải chịu bất lợi