PR là gì? Điểm khác nhau giữa quảng cáo? Cơ hội nghề PR hiện nay
Mục lục bài viết
PR đối với một chiến lược Marketing có vai trò quan trọng nhất định. Để xây dựng một kế hoạch PR chỉnh chu cần rất nhiều yếu tố. Là một người đang tìm hiểu PR, vậy thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây mình sẽ giải thích cho bạn PR là gì, điểm khác nhau giữa PR và quảng cáo. Cơ hội nghề nghiệp của nghề này hiện nay cho bạn. Cùng theo dõi nhé!
I. PR là gì?
1. Định nghĩa PR
PR viết đầy đủ là Public Relations (hay Quan hệ công chúng) là một thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Đây một kênh truyền thông xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng một cách bền chặt. Chiến lược truyền thông này sử dụng những người có sức ảnh hưởng như KOL, Influencer, nói về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu để quảng bá và khẳng định chất lượng hay xử lý truyền thông.
Lướt Facebook bạn sẽ rất dễ bắt gặp những thuật ngữ mở rộng khác của PR như PR hộ hay PR sản phẩm. Những thuật ngữ này đều có ý nghĩa chung là quảng bá sản phẩm, dịch vụ thương hiệu trên trang cá nhân, hội nhóm, fanpage đến với một nhóm người.
Trong đó, PR hộ là việc tuyên truyền, quảng bá thông tin đến của một người có sức ảnh hưởng đến một nhóm đối tượng nhất định, có thể làm miễn phí. Và PR sản phẩm là hình thức PR bằng cách áp dụng cấu trúc bài viết và nghệ thuật xây dựng Content, hình ảnh để truyền bá sản phẩm, dịch vụ cho một cá nhân, tổ chức hoặc cho chính bản thân sở hữu.
Tìm việc làm, tuyển dụng Marketing có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX
– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động
2. Tài sản quan trọng của PR
Tài sản quan trọng nhất của PR là thông tin. Để đạt được kết quả như mong muốn, trước khi PR việc tìm hiểu và nghiên cứu thông tin rất quan trọng. Nếu không có thông tin thì người làm PR dù có nhiều kênh truyền thông, nhiều cách thức truyền thông thì cũng sẽ không thể hoàn thành được công việc.
PR là làm việc cùng với nguồn, với nhóm thông tin, phân tích để hình thành mục đích, từ đó cung cấp thông tin nhằm tăng kiến thức về sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng. Do đó, không có thông tin thì PR không thể tồn tại.
3. PR có phải là quảng cáo không?
Tuy PR và quảng cáo đều là quá trình truyền thông, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng, thế nhưng chúng không giống nhau.
Trong khi, PR là thông tin của bên thứ ba nói về tổ chức và mang tính phi thương mại thì quảng cáo nói là những thông tin chính xác do doanh nghiệp cung cấp và mang tính thương mại. Vì vậy, tính khách quan và độ tin cậy của PR cao hơn quảng cáo.
Về khía cạnh hình thức chuyển tải, PR có tính nghiêm túc, chuẩn mực, còn cách thức chuyển tải thông tin của quảng cáo đa dạng, phong phú, có thể hài hước hay nghiêm túc đều được. Nếu PR mang tính lan tỏa, giúp nhiều người biết đến thì quảng cáo sẽ hướng tới xác định phân khúc khách hàng mục tiêu và tập trung vào đó, cũng vì vậy mà chi phí của PR tiết kiệm hơn so với quảng cáo.
II. Ưu nhược điểm của PR dưới góc nhìn Marketing
Khách hàng tin tưởng sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu hơn vì tính khách quan mà PR đem lại. So với quảng cáo, PR đem về kết quả cao hơn khi chi ra cùng một khoảng tiền. Đây cũng là cách thức tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng rất hiệu quả. Việc thuyết phục khách hàng tin vào một thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải được nhanh hơn.
PR mang nhược điểm lớn nhất đó là khó để đo lường mức độ hiệu quả trong hoạt động truyền thông. Vì vậy là việc sử dụng, kiểm soát các phương tiện truyền thông rất khó khăn. Công việc của một nhân viên PR vất vả vì gặp phải rất nhiều áp lực khi nắm bắt thông tin, khối lượng dữ liệu lớn, hoạt động trong thời gian dài, không có thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
III. Chức năng của PR trong truyền thông quảng cáo
Trong truyền thông, PR là một phần không thể thiếu. Khi biết cách sử dụng hợp lý, PR sẽ đem về kết quả rất tốt. Bằng cách sử dụng nhiều hình thức khác nhau như tài trợ, báo chí, giới thiệu,… PR đều hướng đến mục đích tăng uy tín, khiến người dùng tin vào sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và doanh nghiệp.
PR giúp cho doanh nghiệp nắm bắt tốt xu hướng kinh doanh hiện tại và thái độ của khách hàng đối với các mặt hàng. Những doanh nghiệp sử dụng PR sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ, tạo dựng được niềm tin vững chắc hơn.
IV. Những loại hình phổ biến của PR
1. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong PR là việc tạo ra cái chương trình sự kiện mời người dùng đến tham gia để truyền tải thông điệp, tạo cơ hội người tiêu dùng được trải nghiệm sản phẩm, nhãn hàng gặp gỡ khách hàng. Loại hình này cho phép tổ chức cả offline và online, giúp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và quảng bá đến nhiều người, nhiều tổ chức trong cộng đồng.
2. Hoạt động tài trợ
Những hoạt động như tài trợ, trao giải mang đến giá trị tin tức cao, vì vậy được cánh nhà báo rất quan tâm. Thông qua các hoạt động tài trợ, doanh nghiệp nhanh chóng nhận được sự quan tâm và tôn trọng của mọi người. Đồng thời, những hoạt động này góp phần giúp doanh nghiệp, thương hiệu củng cố hình ảnh trong mắt công chúng.
Chính vì vậy, việc kêu gọi tài trợ cũng là một hình thức PR doanh nghiệp thường xuyên sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là cách hỗ trợ doanh nghiệp xóa mờ đi những hiểu lầm và định kiến không hay trước đó.
3. Thông cáo báo chí
Thông cáo báo chí là những bài viết liên quan đến các sự kiện, vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Những bài viết này mang tính trịnh trọng, là hình thức tăng sự quan tâm đến công chúng hiệu quả. Thông qua các thông cáo báo chí, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng sức ảnh hưởng, độ phủ sóng cho thương hiệu của mình.
Đây cũng là hình thức đã rất quen thuộc, nhưng vẫn đem lại tác động mạnh mẽ đến công chúng. Thông thường thông cáo báo chí sẽ được dùng để ra mắt sản phẩm, dịch vụ, thông báo các sự kiện quan trọng, công bố thành tựu của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu.
4. Bài PR/Advertorial
Với những trang báo lớn, có lượng traffic cao, việc thông tin của doanh nghiệp được đăng tải trên đó sẽ giúp độ uy tín được cải thiện. Những bài viết PR/Advertorial doanh nghiệp, thương hiệu có thể truyền tải đầy đủ thông tin và hình ảnh đến với người đọc. Bài PR trên những website lớn sẽ thu hút được số lượng, tỷ lệ nhấp (CTR) nhiều và mang lại tỷ lệ chuyển đổi (CR) cao hơn.
Advertorial được đánh là là xu thế của PR hiện nay, là cách tốt nhất để thuyết phục khách hàng tin tưởng. Khi các doanh nghiệp muốn cạnh tranh với các đối thủ thì sử dụng Advertorial cũng là cách để cạnh tranh sòng phẳng.
5. Quản lý khủng hoảng
Khủng hoảng truyền thông là điều mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, nếu khéo léo, biết cách xử lý kịp thời, doanh nghiệp có thể biến những khủng hoảng đó thành cơ hội quảng bá.
Nắm bắt vấn đề sớm, nhận lỗi, có hướng giải quyết, hạn chế tranh luận là một số cách mà các doanh nghiệp đã thành công trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động truyền thông, để hạn chế những tình huống ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.
6. Quan hệ cộng đồng
Quan hệ công đồng là một quy trình điều hướng suy nghĩ của cộng đồng theo hướng tích cực và được trình bày theo một phong cách thích hợp. Việc sử dụng hình thức này trong PR sẽ giúp công chúng có cái nhìn tốt hơn, thấy thiện cảm hơn với doanh nghiệp hay thương hiệu của bạn.
Việc quan hệ với các phương tiện báo chí cũng là cách xây dựng mối quan hệ công chúng cộng đồng. Giữ quan hệ với các đại diện báo đài để số lượng tin tức tích cực về doanh nghiệp được tăng lên.
V. Cách xây dựng kế hoạch PR chỉnh chu
1. Xác định mục tiêu quan hệ công chúng
Công việc xác định mục tiêu quan hệ công chúng sẽ giúp người thực hiện định hướng được kế hoạch PR. Mục tiêu đó có thể là thay đổi nhận diện, thu hút đối tượng truyền thông, công khai thành tựu, mở rộng thị trường và nhiều mục tiêu khác. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp, trong từng giai đoạn sẽ có các mục tiêu quan hệ công chúng khác nhau.
2. Xác định nhóm đối tượng mục tiêu
Từ mục tiêu vừa xác định được, bạn phải phác thảo hình ảnh của nhóm đối tượng truyền thông muốn hướng đến. Ưu điểm lớn nhất khi xác định đúng nhóm đối tượng mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả truyền thông. Với từng nhóm đối tượng truyền thông, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các đặc điểm của từng nhóm để việc lên kế hoạch ở những bước sau được chính xác.
3. Chiến lược cho mọi mục tiêu
Với những mục tiêu đã định trước đó, người làm PR phải có cho mình chiến lược để đạt được mục tiêu. Mỗi mục tiêu có thể có nhiều chiếc lược và trong chiến dịch PR có thể có nhiều mục tiêu. Vì vậy, hãy lập tất cả các chiến lược cho các mục tiêu, nó có thể phù hợp hoặc chưa phù hợp, tuy nhiên, ở bước này hãy cố gắng tạo ra thật nhiều chiến lược.
4. Xác định chiến thuật
Khi đã chọn được mục tiêu và chiến lược phù hợp, bạn cần nghiên cứu chiến thuật để truyền tải thông điệp đến với đúng đối tượng mục tiêu. Đưa ra chiến thuật với những hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu. Và để chọn ra được chiến thuật phù hợp nhất, thực sự có hiệu quả cần phải thử nghiệm. Nếu có vấn đề phát sinh và cần có sự thay đổi, thì nên thay đổi chiến thuật trước khi thay đổi chiến lược đã đưa ra trước đó.
5. Thiết lập ngân sách
Việc thiết lập ngân sách cho từng chiến dịch rất quan trọng. Nó giúp bạn tránh được việc chi quá nhiều tiền nhưng kết quả không như mong muốn. Quá trình vận hành chiến dịch truyền thông cũng sẽ được trơn tru khi bạn biết từng giai đoạn trong quy trình nên chi bao nhiêu. Thiết lập ngân sách cũng hỗ trợ bạn trong việc biết được nên tiến hành bước nào trước, bước nào sau và giúp bạn kiểm soát chi tiêu hợp lý.
6. Kế hoạch hành động
Hãy lên cho chiến dịch một kế hoạch hành động cụ thể theo chiến thuật và mục tiêu đã chọn trước đó. Khi lập kế hoạch hãy nhớ rằng nó phải bao gồm các phương thức truyền thông mà bạn sẽ dùng trong chiến dịch PR. Trong kế hoạch đó đừng quên liệt kê ra các tài nguyên cần thiết và phù hợp với chiến dịch PR của bạn.
7. Theo dõi, đo lường và đánh giá
Khi một chiến dịch PR đã được triển khai, việc theo dõi, đo lường và đánh giá giúp bạn biết được lúc nào nên triển khai mạng, lúc nào nên tạm ngưng để không hao phí ngân sách. Ngoài ra, việc đánh giá này cũng giúp bạn biết được kế hoạch PR có thành công hay không, đã đạt được mục tiêu ban đầu hay chưa. Từ những đánh giá đó rút ra được những điểm hay và chưa hay để chiến dịch sau được thực hiện tốt hơn.
VI. Tìm hiểu về nghề nghiệp PR
1. Nghề PR là gì?
Nghề PR là nghề “giữ hồn cho thương hiệu”. Đây là nghề cải thiện góc nhìn của một người, một doanh nghiệp, một thương hiệu bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông. Một nhân viên PR sẽ phải tìm cách thuyết phục khách hàng, tạo ra những hình ảnh tốt khiến công chúng cảm thấy tin tưởng.
2. Mô tả công việc của nhân viên PR
– Lập kế hoạch PR và tổ chức những sự kiện: Trước mỗi chiến dịch PR cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu, nhân viên PR phải có kỹ năng lập kế hoạch để xây dựng quy trình thực hiện cho chiến dịch đó. Sau đó, trực tiếp tham gia thực hiện nhằm đạt mục đích PR đã đặt ra.
– Viết bài PR: Nhân viên PR sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc viết bài PR. Bài viết PR cần hợp thời, mới mẻ, độc đáo và có cảm xúc. Những thông tin trong bài cần phải chính xác và đáng tin cậy và gần gũi với khách hàng. Những bài PR chất lượng không chỉ giúp tăng độ tin cậy mà còn tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
– Quan hệ với truyền thông và báo chí: Việc xây dựng mối quan hệ với các đơn vị truyền thông và báo chí giúp các hoạt động tuyên truyền của doanh nghiệp có thể điều hướng theo mong muốn. Đặc biệt, với những mối quan hệ tốt đẹp, các đơn vị truyền thông sẵn sàng giúp đỡ bạn khi doanh nghiệp vướng phải những điều tiếng không hay.
– Xử lý khủng hoảng: Nhân viên PR được ví như là lính cứu hỏa còn khủng hoảng là trận hỏa hoạn. Công việc là chuẩn bị các phương án xử lý khủng hoảng nhanh nhất và ít thiệt hại nhất. Tiếp nhận thông tin nhanh, nhạy bén trong hướng xử lý là cách tốt nhất để ứng phó với các tình huống khủng hoảng là công việc của một nhân viên PR.
– Nghiên cứu và đánh giá: Việc nghiên cứu và đánh giá là công việc bắt buộc của nhân viên PR. Bất cứ giai đoạn nào, chiến dịch nào cũng cần liên tục đánh giá để rút kinh nghiệm làm việc hiệu quả, khắc phục cho những giai đoạn, chiến dịch sau. Để nghiên cứu, đánh giá, nhân viên PR có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.
3. Những yếu tố chứng tỏ phù hợp với nghề PR
– Yêu thích các hoạt động, sự kiện: Việc tổ chức các sự kiện để quảng bá sản phẩm, dịch vụ thương hiệu là cách giúp khách hàng tiếp cận tốt nhất. Vì vậy, một người phù hợp với vị trí nhân viên PR phải có niềm yêu thích và hứng thú với công việc tổ chức sự kiện. Như vậy, những sự kiện hay mới được ra đời.
– Yêu thích viết lách và sáng tạo: Để làm tốt công việc PR thì việc viết thông cáo báo chí, viết bài PR là điều bắt buộc. Khi bạn yêu thích việc viết lách, có kỹ năng Creative Writing và có tư duy sáng tạo, công việc sẽ không còn nhàm chán và dễ dàng tạo ra những bài viết PR hay.
– Luôn đề xuất những ý tưởng mới lạ: Nghề PR là nghề trong ngành sáng tạo, là công việc thổi hồn vào thương hiệu, giúp nó trở nên sâu sắc và ý nghĩa. Đây cũng là công việc yêu cầu đổi mới liên tục và sự mới lạ là cách tốt nhất để doanh nghiệp cạnh tranh lại với đối thủ.
– Nắm bắt tốt tin tức/xu hướng đang diễn ra: Bên cạnh việc sáng tạo ra những cái mới thì việc cập nhật xu hướng cũng là cách sáng tạo, thay đổi nội dung cho khách hàng. Nhanh nhạy với tin tức, xu hướng để từ đó tạo dựng sức mạnh cho doanh nghiệp truyền thông.
– Kỹ năng giao tiếp tốt: Công việc của một nhân viên truyền thông là truyền đạt thông tin đến với khách hàng của mình. Là người chịu trách nhiệm diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của cá nhân, của tập thể lại cho người đối diện, người đọc, người nghe. Vì vậy, không chỉ giao tiếp tốt ở bên ngoài mà còn phải giao tiếp tốt cả trên văn bản.
– Luôn cẩn thận và làm việc theo kế hoạch: Nhân viên PR cần có tính cẩn thận cao để hạn chế tối đa các khủng hoảng truyền thông xảy ra. Bên cạnh đó, khi xử lý các khủng hoảng truyền thông việc cẩn thận và làm theo kế hoạch giúp khủng hoảng được xử lý nhanh chóng, không bị phát sinh nặng hơn. Chỉnh chu, cẩn thận, có kế hoạch giúp công việc được xử lý hiệu quả.
– Biết cách thể hiện cái tôi của bản thân: Đây là công việc yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm cao, để một chiến dịch PR được diễn ra cần sự hợp tác của nhiều người là nhiều bộ phận. Biết lắng nghe, biết thể hiện cái tôi đúng lúc sẽ đem đến hiệu quả công việc sao hơn. Hãy đóng góp ý kiến tích cực, rèn luyện kỹ năng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến hay và không nên ép buộc mọi người làm theo những suy nghĩ cá nhân của mình. Kỹ năng này sẽ giúp bạn thành công trong nghề PR.
– Có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống: Một công việc yêu cầu xây dựng và giữ gìn mối quan hệ liên tục với khách hàng và đối tác. Việc có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống sẽ hỗ trợ bạn nhiều trong việc thuyết phục khách hàng. Đặc biệt, một người có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống sẽ xử lý những cuộc cãi vã, những hiểu lầm nhanh chóng, đảm bảo được quyền lợi cho cả mình và đối tác.
– Cần có sự kiên trì trong công việc: Đây là công việc vất vả, căng thẳng phải sáng tạo liên tục, cũng như giờ giấc làm việc không ổn định. Nếu không kiên trì bạn sẽ khó làm việc lâu dài và phát triển cùng nghề này. Bên cạnh đó, bạn còn phải kiên trì với khách hàng, nhẫn nại với đồng nghiệp để có thể cho ra những chiến dịch PR tốt nhất.
VII. Cơ hội nghề nghiệp của nhân viên PR chuyên nghiệp
Nhân viên PR là người trực tiếp đưa thương hiệu của doanh nghiệp đến với nhiều khách hàng, là người xử lý những khủng hoảng doanh nghiệp gặp phải. Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài, nhân viên PR có sức ảnh hưởng rất lớn.
Đây cũng là công việc có mức lương rất cao, mỗi tháng người mới vào nghề có thể kiếm được 7-15 triệu. Những người có nhiều kinh nghiệm hơn, mức lương lên đến 50 triệu/tháng. Chính vì những điều kiện hấp dẫn này mà càng ngày càng có nhiều trường đào tạo ngành quan hệ công chúng và thu hút một lượng lớn nhân lực quan tâm. Tuy nhiên, mức lương của ngành này có sự chênh lệch lớn khi thu nhập thay đổi dựa trên khối lượng công việc mà bạn làm.
Đây là công việc thu hút rất nhiều bạn trẻ hiện na vì có cơ hội thăng tiến, chính sách nhân sự và chế độ đài ngộ tốt, kết nối, tạo dựng được mối quan hệ với nhiều người nổi tiếng. Lưu ý, PR không phải là công việc làm 8 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ phải xử lý công việc gấp ngay cả khi đã quá 10 giờ tối.
Xem thêm:
>> Content Direction là gì? Các bước xây dựng định hướng nội dung
>> Cách viết Content thu hút, đột phá dành cho nhân viên Marketing
>> Follow là gì? Tác dụng việc tăng follower đối với mạng xã hội
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị về PR và cơ hội nghề nghiệp của nghề này. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên chia sẻ và để lại bình luận ở bên dưới. Cảm ơn và hẹn gặp lại!