Phần Mềm Nguồn Mở Là Gì? Một Số Phần Mềm Mã Nguồn Mở

Khi có nhu cầu thiết kế web, những bên cung cấp có thể nói với bạn về Open Source, hoặc khi sử dụng các phần mềm, ứng dụng được tạo nên bởi mã nguồn mở, bạn cũng có thể nghe tới khái niệm này. Vậy phần mềm nguồn mở là gì? Open source hoạt động ra sao? Còn thuật ngữ Open source software là gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu các khái niệm trên trong bài viết dưới đây nhé.

Phần mềm nguồn mở là gì?

1. Khái niệm phần mềm nguồn mở là gì?

Phần mềm nguồn mở là gì? Mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Open source hay mã nguồn mở là phần mềm có bộ source code mà bất cứ ai cũng có thể tải về sử dụng, sửa đổi hoặc thêm một số cập nhật, tính năng vượt trội khác. Thông thường, mã nguồn mở được phát hành miễn phí bởi các đơn vị cung cấp, doanh nghiệp lớn về lĩnh vực công nghệ.

Một số trường hợp các lập trình viên hoặc cá nhân có những nâng cấp, phát triển mã nguồn mở này một số tính năng vượt trội và ưu việc hơn bản gốc sẽ cung cấp nó với một cái giá nhất định. Người sáng lập đầu tiên của mã nguồn mở chính là Richard Stallman, người đã xây dựng dự án GNU, và cho ra giấy phép Mã nguồn mở GPL, hai nền tảng then chốt cho sự phát triển của Mã nguồn mở.

phần mềm nguồn mở là gì

T.S Nguyễn Chí Công – tổ trưởng chuyên môn Đề án 112 – đã phát biểu: “Open Source (Mã nguồn mở) là các phần mềm mà các tác giả khi công bố, đã cung cấp mã để người khác tái sử dụng và phát triển.

Các nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, v.v… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.”

Khác hẳn với những sản phẩm thuộc về Mã nguồn đóng, bao gồm cả các phần mềm miễn phí và mất phí, khi phân phối, các sản phẩm này chỉ cung cấp bản đóng gói để cho người dùng cài đặt, mà không có quyền xem mã nguồn.

2. Lợi ích của việc sử dụng phần mềm nguồn mở là gì?

Trong thiết kế website và các phần mềm ứng dụng hiện nay, Mã nguồn mở rất được ưa chuộng. Những lý do nào khiến người ta lại ưa dùng Mã nguồn mở? Hãy điểm qua một vài lý do sau đây:

Khả năng quản trị và điều khiển cao

Lý do đầu tiên mà Mã nguồn mở rất được những chuyên gia ưa chuộng đó là khả năng quản lý và kiểm soát sản phẩm của mình. Họ có thể cấp quyền bên nào hoạt động, bên nào dừng hoạt động. Còn về phía những người sử dụng, mặc dù rất ít người biết đến Open source, nhưng họ cũng được hưởng rất nhiều lợi ích nhờ việc sử dụng mã nguồn mở.

phần mềm nguồn mở là gì

Khả năng sáng tạo không giới hạn

Vì được thiết kế dựa trên nguyên lý mở, nhiều người có thể nghiên cứu và thử nghiệm nhiều cải tiến để tạo ra các phần mềm tốt hơn, có những tính năng hoàn hảo hơn, hoặc đơn giản họ có thể sáng tạo vô hạn. Đây là một thách thức đồng thời cũng là một sự hứng thú dành cho các lập trình viên muốn sáng tạo trong nhiều năm.

Mức độ an ninh và bảo mật cao

Khá nghịch lý với cái tên Mã phần mềm nguồn mở là gì thì nó lại có một độ bảo mật và an ninh rất cao, đôi khi còn tốt hơn các phần mềm độc quyền khác. Để lý giải cho điều này là vì nhiều lập trình viên có thể tập trung làm việc trên cùng một phần mềm nguồn mở mà không cần xin cấp phép từ tác giả gốc.

phần mềm nguồn mở là gì

Họ có thể thoải mái cập nhật, nâng cấp và sửa chữa phần mềm nguồn mở đó nhanh hơn, bảo mật tốt hơn các phần mềm bản quyền mà mất nhiều thời gian chờ cấp phép. Chúng ta có thể hiểu là khi rất nhiều người cùng tập chung chăm sóc một sản phẩm thì nó sẽ trở nên hoàn thiện hơn các sản phẩm khác.

Khả năng ổn định tốt

Nhiều người sử dụng mã nguồn mở vì khả năng hỗ trợ cho nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án quan trọng có tính dài hạn. Khi bạn muốn mở rộng và cải thiện và mở rộng các chức năng cho website công ty sau nhiều năm hoạt động, đội ngũ lập trình viên trong công ty có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng được nhu cầu này một cách nhanh chóng, trong khi các mã nguồn bản quyền thì phần này có vẻ như lại mất nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, chúng ta còn một khái niệm là Open.source software cũng rất hay được sử dụng. Liệu Open source software và Open source chúng có phải là một,.hay đây là hai khái niệm biệt lập với nhau? Hãy tìm hiểu câu trả lời ở dưới đây.

3. Open source software là gì?

Open source software hay còn được gọi với cái tên.Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.

Phần mềm nguồn mở được hiểu là một thuật ngữ gần giống với Mã nguồn mở, nhưng nó mang nghĩa bao hàm cao hơn. Phần mềm nguồn mở sẽ sinh ra hệ quả là Mã nguồn mở, nhưng điều đó không mang ý nghĩa ngược lại.

Phần mềm nguồn mở là gì? Ví dụ một phần mềm có mã nguồn mở nhưng giấy phép.”đóng” – hệ quả của tình huống này là người dùng được truy cập vào mã nguồn nhưng có.thể bị ngăn cấm quyền sao chép, chỉnh sửa, phân phối lại…

Ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở là gì?

Ưu điểm phần mềm nguồn mở là gì?

  • Phần mềm mã nguồn mở là hoàn toàn miễn phí
  • Phần mềm mã nguồn mở có khả năng linh hoạt cao, các nhà phát triển có thể kiểm tra hoạt động của mã và thực hiện các thay đổi về tính năng để phù hợp hơn với nhu cầu riêng của họ.
  • Mã nguồn mở mang tính ổn định; có thể được sử dụng cho các dự án dài hạn.
  • Mã nguồn mở thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Các lập trình viên có thể sử dụng mã có sẵn để cải thiện phần mềm và thậm chí đưa ra những đổi mới của riêng họ.
  • Mã nguồn mở được liên tục sửa đổi và cải tiến bởi cộng đồng cùng tham gia phát triển.
  • Mã nguồn mở mang tới cho các lập trình viên một cơ hội học tập tuyệt vời. Bởi mã nguồn mở có thể truy cập công khai, sinh viên do đó dễ dàng nghiên cứu, học cách phát triển phần mềm, tiếp nhận nhận xét, đánh giá từ những người khác, đồng thời chia sẻ những lỗi gặp phải để tránh việc lặp lại các lỗi tương tự.

Nhược điểm phần mềm nguồn mở là gì?

  • Mã nguồn mở có thể khó sử dụng, khó thiết lập và thiếu một giao diện thân thiện với người dùng.
  • Mã nguồn mở có thể gây ra các vấn đề về tính tương thích. Khi lập trình phần cứng độc quyền với OSS, thường cần có các trình điều khiển chuyên biệt chỉ có sẵn từ nhà sản xuất phần cứng.
  • Phần mềm mã nguồn mở có thể đặt ra các vấn đề về trách nhiệm pháp lý. Không giống như phần mềm thương mại, được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà cung cấp, mã nguồn mở hiếm khi có bất kỳ bảo hành, trách nhiệm pháp lý hoặc bồi thường vi phạm nào. Điều này khiến người dùng của phần mềm mã nguồn mở có trách nhiệm duy trì việc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý.

phần mềm nguồn mở là gì

Sự khác biệt giữa các loại phần mềm khác và phần mềm mã nguồn mở

Để phân định giữa phần mềm mã nguồn mở với các loại phần mềm khác cần dựa trên tính công khai của mã nguồn do lập trình viên/đơn vị sáng tạo ra quy định.

Nếu phần mềm mã nguồn mở công khai bộ mã nguồn cho mọi.người cùng phân tích, sao chép và chỉnh sửa thì phần mềm mã nguồn đóng.(độc quyền) lại ngược lại. Những phần mềm này chỉ cho phép những người đã tạo ra.mới có quyền kiểm soát, bao gồm các thác tác truy cập, tìm lỗi,.chỉnh sửa hay nâng cấp. Để sử dụng phần mềm độc quyền, người dùng phải đồng ý.cam kết không tác động lên phần mềm ngoài phạm vi cho phép.

phần mềm nguồn mở là gì

Phần mềm mã nguồn mở cũng phải đăng ký, được quy định tại các.đơn vị quy chuẩn giấy phép mã nguồn mở phổ biến như Apache License, BSD license, GNU General.Public License, GNU Lesser General Public License, MIT License…

3 phần mềm mã nguồn mở có thể thay thế cho các phần mềm độc quyền trả phí

Phần mềm nguồn mở là gì? Phần mềm mã nguồn mở là xu thế hiện nay. Nó có thể cung cấp đầy đủ tính năng cần thiết nhưng lại miễn phí. Dưới đây là 5 phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất mà bạn có thể sử dụng thay thế cho các phần mềm độc quyền trả phí.

1. Phần mềm mã nguồn mở OpenOffice (openoffice.org)

OpenOffice là bộ công cụ cung cấp các ứng dụng văn phòng,.có thể thay thế cho Microsoft Office. Nó bao gồm các chức năng như:

  • Writer: soạn thảo văn bản thay cho Document
  • Calc: Bảng tính thay cho Excel
  • Impress tương tự Power Point
  • Draw vẽ vector
  • Math tượng tự như MS Equation Editor để soạn thảo công thức toán học

OpenOffice được đánh giá là ứng dụng văn phòng cơ.bản phù hợp cho cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, so với Microsoft Office, OpenOffice vẫn thiếu.một số chức năng như Outlook – phần mềm quản lý email.

2. Phần mềm mã nguồn mở MediaPortal team-mediaportal.com)

MediaPortal có thể thay thế cho Microsoft Media Center (MMC). Nó cung cấp các chức năng PVR, quản lý video, hình ảnh, nhạc và nghe radio. Giao diện của MediaPortal có thể thay đổi với nhiều skin.miễn phí, đẹp mắt và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, MediaPortal vẫn chưa hoạt động ổn định nên với những người.không chuyên về máy tính nên sử dụng MMC.

3. Phần mềm mã nguồn mở 7-Zip (7-zip.org)

Có lẽ, 7-Zip là phần mềm mã nguồn mở quen mặt nhất với chúng ta, được tạo ra để thay thế cho WinZip. Nó được dùng để nén/giải nén định dạng ZIP, RAR, CAB và ISO. Tương tự WinZip, 7-Zip còn có khả năng mã hóa những file nén cần bảo mật.

Bài viết này đã mang tới người dùng những điều cần thiết về phần mềm nguồn mở là gì và đây là một trong những thuật ngữ phổ biến khi thiết kế website. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: [email protected]
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Tìm kiếm liên quan

  • Open Source là gì
  • Open source
  • Phần mềm nguồn mở là gì
  • Open source meaning
  • Mã nguồn mở là gì

Nội dung liên quan