Phân biệt Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần ?

Nhà nước có nhiệm vụ hiến định bảo đảm mức sống ổn định tối thiểu cho người dân và can thiệp ở nơi và khi thị trường bất lực, nên tại đây, nhà nước phải sử dụng công cụ là các DNNN và trao cho nó độc quyền.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước: Phân biệt doanh nghiệp độc quyền và doanh nghiệp có vốn nhà nước

Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

Nên đặt vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong tổng thể chung giải quyết vấn đề kinh tế nhà nước như thế nào để hội nhập thành công. Cần có quy định pháp lý phân biệt rõ ràng DNNN độc quyền với doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.

Trong lịch sử kinh tế thế giới, kinh tế kế hoạch chỉ huy – kết hợp các ưu điểm của cơ chế thị trường dưới sự chỉ huy của lý trí “luôn luôn đúng“ của lãnh đạo – không xa lạ. Nền kinh tế kế hoạch chỉ huy thành công nổi tiếng nhất là nền kinh tế của nước Đức phátxít dưới sự lãnh đạo của Hitler. Thời đó, tỷ lệ thất nghiệp của Đức là 0%, Đức quốc xã là nước áp dụng thành công lý thuyết về vai trò kích cầu nhà nước của nhà kinh tế học nổi tiếng Keynes. Thành quả của nền kinh tế kế hoạch chỉ huy này đã tạo đầy đủ cơ sở vật chất cho Hitler tiến hành chiến tranh thế giới. Điểm đặc biệt nguy hại của một nền kinh tế như vậy là ở chỗ nó luôn phải tự tạo ra các nhu cầu phi thị trường theo ý chí chủ quan của người lãnh đạo. Với nước Đức phátxít, đó là nhu cầu chuẩn bị và phục vụ chiến tranh.

Dù có một nền kinh tế kế hoạch chỉ huy hoàn hảo đi chăng nữa thì nhà nước vẫn không thể giải quyết được vấn nạn thuộc về bản chất là không thể kiểm soát các DNNN. Nhà nước – do đủ thứ nguyên nhân và quan hệ chồng chéo – không bao giờ có thể có được đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cho việc kiểm soát toàn diện hoạt động của DNNN.

Kinh nghiệm của rất nhiều nước cũng chỉ ra rằng chỉ có thể lựa chọn dứt khoát hoặc là kinh tế thị trường hoặc là kinh tế kế hoạch chứ không thể kết hợp cả hai. Là thành viên WTO, chúng ta đã không chỉ cam kết xây dựng kinh tế thị trường, mà còn có nghĩa vụ tự do hoá thị trường.

Kinh tế thị trường – thông qua thị trường và cạnh tranh tự do, lành mạnh – giải quyết hiệu quả hầu hết các vấn đề của doanh nghiệp, của hoạt động kinh tế. Nhưng kinh tế thị trường làm phát sinh những vấn đề xã hội mà không phải lúc nào thị trường cũng có thể giải quyết ổn thoả. Chính là ở đây, nhà nước mới có trách nhiệm, nghĩa vụ và được phép hoạt động thay thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế này của nhà nước phải tuân thủ ba nguyên tắc: (1) Chỉ can thiệp vào nơi và khi thị trường đã tỏ ra bất lực; (2) Nguyên tắc trợ giúp; (3) Hạn chế đến mức thấp nhất tác động làm sai lệch môi trường cạnh tranh, làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của công dân.

Trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước còn có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện sống có phẩm giá cho người dân.

Trên thực tế, có một số lĩnh vực mà thị trường bất lực không thể đáp ứng nhu cầu người dân vì doanh nghiệp không muốn đầu tư, đầu tư có quá nhiều rủi ro, không hứa hẹn lợi nhuận và việc kinh doanh với mục đích lợi nhuận sẽ gây bất bình đẳng xã hội như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, giao thông công cộng, điện – nước sinh hoạt. Khi đó, nhà nước cũng chỉ can thiệp vào thị trường khi thực sự không còn các tác nhân tại chỗ có thể giải quyết sự bất lực của thị trường tốt hơn. Đây cũng là nguyên tắc phân cấp hoạt động cho cơ quan nhà nước. Hoạt động kinh tế của nhà nước cũng phải tuân theo nguyên tắc chung cho mọi hoạt động của nhà nước: nguyên tắc thoả đáng (có mục tiêu chính danh; thích hợp để đạt mục tiêu; cần thiết; gây ít bất lợi nhất).

Nước nào cũng vậy, vào giai đoạn đầu phát triển kinh tế, giá thành sản xuất trong một số lĩnh vực thiết yếu cho đời sống – chẳng hạn điện, nước – rất cao so với sức mua, không tương xứng với thu nhập của phần lớn người dân; làm tăng chi phí sản xuất và không khuyến khích cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp. Nhu cầu thiết yếu của phần lớn người tiêu dùng sẽ không được thị trường điện, nước tự do đáp ứng, vì vậy có thể làm nảy sinh các vấn đề gây xáo trộn xã hội. Một mặt, vì nhà nước có nhiệm vụ hiến định phải bảo đảm mức sống ổn định tối thiểu cho người dân, mặt khác nhà nước phải can thiệp ở nơi và khi thị trường bất lực, nên tại đây, nhà nước phải sử dụng công cụ là các DNNN và trao cho nó độc quyền. Nói một cách khác, nhà nước có “nghĩa vụ” sử dụng các DNNN độc quyền trong một số lĩnh vực quan trọng để đáp ứng nhu cầu cần thiết tối thiểu cho hoạt động xã hội và cuộc sống người dân. Những lĩnh vực này cần do Quốc hội quy định (nhưng phải phù hợp với tiêu chí của WTO), chúng có thể là: điện, nước, giao thông công cộng, bưu điện… DNNN độc quyền có mục đích và hoạt động khác về cơ bản với doanh nghiệp thông thường.

Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường cũng có nghĩa là phải chuyển đổi toàn bộ các DNNN không độc quyền hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế kế hoạch cũ thành những doanh nghiệp thông thường không hoạt động theo chỉ đạo của nhà nước mà theo điều khiển của chủ sở hữu phù hợp các quy luật của thị trường.

Vì thế, nên đặt vấn đề cải cách DNNN trong tổng thể chung giải quyết vấn đề kinh tế nhà nước như thế nào để hội nhập thành công. Cần có quy định pháp lý phân biệt rõ ràng DNNN độc quyền với doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Theo đó:

DNNN độc quyền sẽ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận hay là nguồn thu ngân sách, mà là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, của xã hội. Trước mắt, cần có luật về hoạt động của các DNNN độc quyền phù hợp với các đặc trưng được WTO công nhận đã nói ở trên. Quốc hội sẽ quyết định các lĩnh vực nào là thiết yếu, trọng tâm đối với đời sống người dân, xã hội mà DNNN được độc quyền. Về lâu dài, cần xác định rõ DNNN độc quyền chỉ là giải pháp tình thế. Ngay khi sức mua (thu nhập bình quân đầu người) tăng đến mức hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân và khi môi trường kinh doanh đủ điều kiện cho cuộc cạnh tranh hiệu quả giữa các doanh nghiệp để hạ giá sản phẩm thiết yếu, thì phải từ bỏ độc quyền của DNNN, mở cửa thị trường cho doanh nghiệp tư nhân.

Cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Dứt khoát – trên cơ sở luật định – đối xử với các doanh nghiệp này hoàn toàn bình đẳng như các doanh nghiệp tư nhân khác, đặc biệt trong việc tiếp cận vốn, bảo lãnh vay vốn, cấp đất, giải quyết nợ nần, phá sản và cạnh tranh.

Được như vậy, ta có cơ sở vững chắc, rõ ràng, minh bạch để từng bước giải quyết tốt các vấn nạn như “quyền sở hữu chủ – quyền quản lý”, “cha chung không ai khóc”, “ưu đãi theo chỉ thị” và kinh doanh không hiệu quả của DNNN hiện nay.

MKLAW FIRM: Sưu tầm & biên tập.)

Sưu tầm & biên tập.)