Phân biệt PR, Marketing và quảng cáo

PR và marketing đều là những mặt rất điển hình trong đời sống thương hiệu. Tuy nhiên vì đặc điểm có nhiều sư tương đồng và nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trong bài viết hôm nay, cùng Goldidea tìm hiểu về PR, marketing và cách phân biệt PR, marketing và quảng cáo nhé!

1.PR

Định nghĩa

PR là tên viết tắt của cụm từ Public Relations, có nghĩa là quan hệ công chúng. Nó được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài, tạo ra cái nhìn thiện cảm từ công chúng đối với công ty, tổ chức của mình qua các công cụ để thu hút sự chú ý của công chúng. 

Vai trò

PR là một phần của marketing, mục đích cuối cùng của PR chính là truyền thông tiếp thị tạo ra hình ảnh riêng cho công ty, tổ chức và tăng thiện chí từ khách hàng. Có thể nói rằng, không một công ty nào hiện nay lại không sử dụng PR trong hoạt động truyền tiếp thị, thậm chí ở những công ty lớn còn thành lập hẳn một bộ phận chuyên trách về công việc này.

Chức năng của PR được gói gọn trong cụm từ RACE bao gồm:

R: Researches – nguyên cứu (chuyện gì đang xảy ra?)

A: Action – hành động (Cần làm gì để giải quyết nó?)

E: Evaluation – đánh giá (Hiệu quả với công chúng ra sao?)

C: Communication – truyền thông (Nói gì với công chúng?)

Đặc điểm:

Sự xuất hiện của hoạt động PR là cung cấp thông tin cho công chúng, xây dựng thông tin hai chiều giữa công chúng và tổ chức, tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng. Do đó, hoạt động này gắn liền với các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, tivi, internet…Và đặc biệt, công cụ PR được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là PR Facebook.

Mục đích cuối cùng của PR chắc chắn không phải là quảng cáo mặc dù nó hoàn toàn nằm trong khả năng của PR. Điều mà PR hướng tới chính là lôi kéo sự chú ý và thúc đẩy tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và công chúng. Nếu như quảng cáo luôn nói “Tôi là người giỏi nhất” thì PR muốn nói “Bạn là người giỏi nhất”.

Công cụ

Hoạt động PR marketing sử dụng nhiều công cụ để thực hiện vai trò chiến lược của mình:

  • Community Involvement: Community Involvement là  các hoạt động liên quan đến cộng đồng. Có thể tham gia vào một sự kiện cộng đồng hoặc tổ chức một sự kiện cộng đồng với sự tham gia của nhiều người là cách hiệu quả để quảng bá hình ảnh và lôi kéo sự quan tâm của mọi người.

  • Social Investment: Social Investment được hiểu là các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội nhằm tạo dựng hình ảnh đẹp, uy tín của thương hiệu trong mắt công chúng.

  • Events: Các sự kiện được tổ chức thường xuyên và quy mô giúp công chúng tiếp xúc với thương hiệu nhiều hơn, các sự kiện rất phong phú và đa dạng, sự kiện ra mắt sản phẩm và ngày lễ kỷ niệm là những ví dụ. 

  • Lobbying: Lobbying hiểu là vận động hành lang tuyên truyền. Mục đích của nỗ lực này là gây ảnh hưởng để lôi kéo sự ủng hộ của công chúng hoặc cơ quan chức năng liên quan về một quyết định nào đó. Tuy nhiên trong thực tế lại rất khó để hoạt động này không bị biến tướng.

  • Publications: Được hiểu là chiến lược tiếp thị sử dụng những ấp phẩm xuất bản như sách báo, tạp chí để giới thiệu những thông tin hữu ích cho người xem.

  • News: Những tin tức được công khai thông qua thông cáo báo chi có tác dụng lôi kéo, thu hút sự chú ý của công chúng, đem lại những lợi ích cho công ty về mặt xây dựng hình ảnh và bán hàng.

Nguyên tắc để có kế hoạch PR hoàn hảo

  • Thứ nhất: Xác định chính xác mục tiêu đối tượng của PR là gì?

Bạn cần biết được chính xác mục tiêu và đối tượng của hoạt động quan hệ công chúng là gì để đưa ra các chiến lược và kế hoạch phù hợp. Mục tiêu của quan hệ công chúng không được đi ngược lại với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đối tượng của quan hệ công chúng chính là những khách hàng tiềm năng có hứng thú với thương hiệu hoặc gây ảnh hưởng.

  • Thứ hai: Đưa ra chiến lược cho mục tiêu

Chiến lược ở đây có thể nhận diện là thông điệp gì được truyền tải đến khách hàng nào bằng phương thức như thế nào? Một chiến lược phù hợp với mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng với hoạt động PR.

  • Thứ ba: Xác định đâu là chiến thuật cần sử dụng

Nếu chiến lược là kế sách thì chiến thuật chính là cách dụng binh. Bạn cần nghiên cứu để đưa ra quyết định đúng đắn về nguồn lực và cách thức sử dụng nguồn lực sao cho thực hiện được mục tiêu.

  • Thứ tư: Thiết lập quỹ ngân sách

Để có thể thực hiện tốt hoạt động PR không thể bỏ qua yếu tố tài chính. Cần có một quỹ ngân sách riêng, đủ để chi trả các khoản chi phí liên quan như thuê mặt bằng, nhân viên, đi lại…

  • Thứ năm: Đánh giá kết quả

Sau khi đã hoàn thành xong một sự kiện hay hoạt động PR bạn hãy dành thời gian để đánh giá lại kết quả, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm cho các lần sau được tốt hơn.

2. Marketing

Định nghĩa

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA “Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”.

Philip Kotler cha đẻ của ngành Marketing lại định nghĩa marketing của họ thông qua trao đổi.

Dù hiểu theo cách nào, thì tựu chung lại, bạn có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing là một quy trình gồm nhiều hoạt động khác nhau như nghiên cứu thị trường, phân tích số liệu, và thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. để thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp.

Vai trò

Thuật ngữ marketing được sử dụng từ thế kỷ trước và ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Marketing ngày nay đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Trước hết nó là trung tâm trong việc dịch chuyển thông tin khách hàng thành các sản phẩm, dịch vụ mới, có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và biến những nhu cầu đó thành cơ hội để thu về lợi nhuận. Nó giống như việc bạn đang đói và doanh nghiệp nướng một chiếc bánh và mang đến đặt trước mặt bạn vậy. Bạn được no bụng và doanh nghiệp cũng đầy túi tiền.

Không những vậy marketing giúp định vị những sản phẩm/dịch vụ này trên thị trường. Một chiến lược marketing thông minh giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc định vị sản phẩm/dịch vụ hay cũng chính là tên tuổi thương hiệu của mình trên thị trường cạnh tranh. Nhìn vào các chiến lược marketing của Coca Cola hay Bitis sẽ giúp bạn hiểu được vai trò này hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Coca Cola được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và Biti’s lại có một cú lộn ngược dòng thành công, chất lượng chỉ mới là yếu tố cần, nghệ thuật marketing mới là yếu tố đủ.

Một số vai trò khác của marketing có thể kể đến như:

  • Cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp, khách hàng và thị trường

  • Thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm đưa ra định hướng thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

  • Điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  • Giúp doanh nghiệp nắm bắt được những xu hướng mới, tạo ra những cơ hội cho các hướng đi thông minh của doanh nghiệp, đem đến sự cải thiện về mặt tài chính.

Marketing truyền thống và marketing hiện đại

Hiện nay có 2 hình thức marketing chính được doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến chính là marketing truyền thống và marketing hiện đại. 

Marketing truyền thống là hình thức marketing hướng đến việc sản xuất trước và tìm kiếm khách hàng sau, sử dụng các phương pháp tiếp cận và thu hút khách hàng bằng các kênh như phát tờ rơi, gửi thư trực tiếp, in profile, in catalogue giới thiệu tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm…

Marketing hiện đại hướng đến việc phân tích khách hàng trước rồi sản xuất sau. Các công cụ sử dụng thường dựa trên nền tảng internet như:

  • Quảng cáo theo mạng lưới trên internet như các trang báo lớn…

  • Quảng cáo tìm kiếm trên các trang tìm kiếm lớn như Google, Coccoc, Firefox..

  • Quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Zalo…

  • Email marketing

  • Buzz marketing

3. Quảng cáo

Theo Hiệp hội quảng cáo Mỹ định nghĩa: “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.

Bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn về quảng cáo chín là một hình thức truyền thông có thu phí để hình ảnh thương hiệu có thể xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, internet, ngoài trời…

Mục đích chính của quảng cáo vẫn là giới thiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy họ quyết định lựa chọn và mua hàng nhiều lần. Việc thực hiện quảng cáo mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích mặc dù chi phí khá tốn kém để có thể triển khai hiệu quả một chương trình quảng cáo.

4. Phân biệt PR, marketing và quảng cáo

Bởi có nhiều điểm tương đồng về mục đích, nền tảng kênh, môi trường sử dụng nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa 3 khái niệm này. Về bản chất, PR, marketing và quảng cáo có nhiều điểm khác nhau.

  • Trước hết về cấp độ. Quảng cáo và PR là hai trong số nhiều công cụ của marketing. Điều đó có nghĩa là marketing có khả năng điều hành, định hướng cho quảng cáo và PR nhưng quảng cáo và PR không thể làm điều ngược lại.

  • Bên cạnh đó về nhiệm vụ. Nhiệm vụ của PR là xây dựng hình ảnh đẹp và bảo vệ danh tiếng thương  hiệu trước công chúng.Nhiệm vụ của quảng cáo là tăng sự phổ biến của sản phẩm/dịch vụ với công chúng tiêu dùng. Còn nhiệm vụ của marketing chính là gia tăng lợi nhuận. 

  • Ngoài ra về đối tượng. Đối tượng tiếp cận chính của quảng cáo là các khách hàng tiềm năng. Đối tượng tiếp cận chính của PR là tổ chức báo chí hay các đối tượng không nhất thiết phải mua hàng.

Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu thu hút khách hàng nhưng giữa PR, marketing và quảng cáo vẫn có nhiều điểm khác nhau. Hiểu và sử dụng tốt các công cụ này sẽ giúp bạn hiệu quả hơn trong việc phát triển thương hiệu.