Phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh – Giống và khác nhau ra sao

Rất nhiều chị em có thể bị nhầm lẫn các triệu chứng của đau bụng có thai và đau bụng kinh. Vậy cách phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh như thế nào cho chuẩn? Các dấu hiệu đặc trưng như thế nào, chị em hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5/5 – (71 bình chọn)

1. Phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh chính xác nhất

phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinhphân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa các dấu hiệu đau bụng khi mang bầu và đau bụng khi đến tháng do các cơn đau đều ở vị trí bụng dưới và cơn đau âm ỉ kéo dài. Vậy có cách nào để phân biệt 2 cơn đau này:

Tình trạng
Đau bụng khi mang thai
Đau bụng hành kinh

Cơn đau
Đau âm ỉ ở bụng dưới, đau lệch về 1 bên. Cơn đau chỉ kéo dài vài ngày và không dữ dội như đau bụng kinh
Đau bụng âm ỉ và co thắt ở bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng. Đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước và trong kỳ kinh.

Biểu hiện đi kèm
Táo bón, Trễ kinh, Căng tức ngực, Có máu báo (ít, màu hồng), Tiểu nhiều, nhiệt độ cơ thể tăng cao, Nghén, người mệt mỏi.
Máu kinh màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, có kèm các cục máu đông lẫn dịch nhầy, Phân lỏng, Cảm thấy áp lực trong bụng, Khó chịu ở dạ dày, Buồn nôn, Người mệt mỏi.

Nguyên nhân
Do quá trình làm tổ của thai nhi, giãn dây chằng, đầy bụng khó tiêu. Có thể là dấu hiệu cảnh báo của thai ngoài tử cung, sảy thai, dọa sinh non, tiền sản giật, rau bong non…
Do hormone prostaglandin gây co thắt tử cung và đau bụng kinh. Hoặc do bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung…

2. Cách giảm đau bụng kinh và đau bụng có thai

Hai cơn đau do chu kỳ kinh nguyệt và quá trình mang thai gây nên có sự khác nhau nên cách điều trị sẽ có sự khác biệt. Thông thường, để giảm đau bụng kinh và đau bụng khi mang thai sẽ áp dụng các phương pháp dân gian kết hợp chế độ dinh dưỡng. Cụ thể:

2.1. Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quảCách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng một số cách sau:

  • Dùng thuốc giảm đau nếu các cơn đau dữ dội: ibuprofen, paracetamol, naproxen, acetaminophen…
  • Massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới. Có thể massage bụng dưới với tinh dầu để giảm đau
  • Chườm ấm bằng túi chườm ấm hoặc khăn ấm, chai nước ấm
  • Có thể ngâm mình trong bồn nước ấm để giảm đau
  • Nên ăn và uống các thực phẩm có tính ấm để giảm đau như trà gừng, trà hoa cúc…
  • Bổ sung đủ vitamin và các khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin E, vitamin B, omega-3 để giảm đau
  • Tránh các thực phẩm quá cay nóng, dễ gây viêm làm tăng nặng cơn đau
  • Hạn chế sử dụng rượu bia. Có thể uống một chút rượu trắng cho ấm bụng nhưng uống nhiều quá có thể gây mất nước
  • Nên nằm nghỉ ngơi thư giãn và đắp chăn mỏng ở vùng bụng dưới để giữ ấm
  • Tránh các áp lực, lo lắng và suy nghĩ quá nhiều trong thời gian hành kinh
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có tính hàn, dễ bị lạnh bụng tiêu chảy vì trong thời gian hành kinh, ngoài đau bụng chị em còn bị rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng
  • Nên chia nhỏ bữa ăn do dễ bị đầy bụng, chướng bụng
  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ

Cụ thể hơn, chị em có thể tham khảo bài viết Đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì để nắm được cách giảm đau hiệu quả.

2.2. Giảm đau bụng do mang thai

Trong thời gian đầu mang bầu, khi thai bắt đầu làm tổ gây ra các cơn đau bụng, chị em cần chú ý một số cách để giảm đau. Do đây là hiện tượng hết sức phổ biến và tự nhiên nên việc sử dụng thuốc hay các chất độc hại ở thời gian này đều ảnh hưởng đến thai nhi.

Vì vậy, để giảm đau bụng khi mang thai trong những tuần đầu, chị em cần chú ý:

  • Nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất như vitamin, khoáng chất axit folic để cơ thể của mẹ và bé được khỏe mạnh
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để có nhiều vitamin và chất chống oxy hóa
  • Có thể vận động nhẹ nhàng như các bài tập yoga để giảm đau
  • Nên massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới để giảm đau. Tuy nhiên không nên massage quá lâu, tử cung của mẹ có thể bị kích thích dẫn đến sảy thai, động thai…
  • Không nên đứng quá lâu sẽ khiến máu dồn xuống chân gây đau mỏi. Thời gian này mẹ sẽ chưa phát hiện ra những thay đổi của cơ thể nhưng nên hạn chế đứng quá lâu.
  • Có thể kê chân hoặc gác chân ở tư thế thoải mái nhất
  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày để hạn chế táo bón

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng như thế nào là có thai và cách giảm đau hiệu quả.

3. Lưu ý cách phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh

lưu ý đau bụng có thai và đau bụng kinhlưu ý đau bụng có thai và đau bụng kinh

Đôi khi việc phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh sẽ có những triệu chứng giống nhau và chị em dễ nhầm lẫn. Vì vậy, để nhận biết các dấu hiệu khi mang thai và khi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ, nên lưu ý:

  • Nên chú ý đến ngày quan hệ để nhận biết chính xác hơn
  • Nên quan sát sự thay đổi ở ngực. Thường khi chuẩn bị mang bầu, ngực có thể sẽ căng tức và “sưng” to hơn so với khi chuẩn bị đến tháng
  • Nên chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, chậm kinh cũng dễ lầm tưởng mang thai

Ngoài ra, khi bị đau bụng kinh hay đau bụng mang thai, chị em cần thận trọng trường hợp cơn đau dữ dội không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây có thể là vấn đề của nhiều bệnh lý như lạc nội mạc tử cung hay động thai, sảy thai, thai ngoài dạ con…

Vì vậy chị em nên chủ động thăm khám khi các dấu hiệu trên tăng nặng. Trên đây là một số cách nhận biết phân biệt đau bụng có thai và đau bụng kinh. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99.

XEM THÊM: