Phân biệt hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và hòa giải như thế nào?
Thương lượng và hòa giải là hai trong bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức đều có những điểm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp phân biệt hai hình thức giải quyết tranh chấp thương mại là thương lượng và hòa giải.
Mục lục bài viết
Khái niệm
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục và tìm phương án giải quyết tranh chấp.
Phân biệt thương lượng và hòa giải trong giải quyết tranh chấp thương mại
Tiêu chí
Thương lượng
Hòa giải
Về bản chất
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục và tìm phương án giải quyết tranh chấp
Về chủ thể
Thương lượng là sự thỏa thuận giữa các bên trong tranh chấp
Hòa giải là thỏa thuận giữa các bên và hòa giải viên trong tranh chấp
Tính bí mật
Đảm bảo tính bí mật tuyệt đối
Đảm bảo tính bí mật mang tính chất tương đối, nhưng vẫn bí mật hơn so với phương thức tòa án
Đặc điểm
Các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp trên tinh thần tự nguyện, thiện chí
Có sự xuất hiện của người trung gian đóng vai hỗ trợ để tìm phương án giải quyết tranh chấp
Kinh phí
Ít tốn kém kinh phí
Tốn kém kinh phí hơn so với thương lượng
Về khả năng thành công
Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp
Phụ thuộc vào sự hợp tác trong mỗi bên tranh chấp
Về khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp
Do hai bên tự đi đến thỏa thuận với nhau
Có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp
Về ưu điểm
Đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, bảo vệ được bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp
Có khả năng thành công cao hơn
Về nhược điểm
Không có sự ràng buộc, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
Tốn kém chi phí, bí mật kinh doanh có thể bị ảnh hưởng, khả năng thực thi phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
Trên đây là những điểm khác nhau giữa phương thức hòa giải và thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại. Tùy thuộc vào nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên mà có sự cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp cho phù hợp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005
Luật Hoàng Anh