Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi khác nhau như thế nào?Năng lực pháp luật dân sự hay còn được gọi tắt là năng lực pháp luật của cá nhân đều được Nhà nước ghi nhận, bảo hộ, và đảm bảo bằng Hiến pháp và quy định bằng các văn bản pháp luật. Trong những văn bản này nội dung của nó đều bảo vệ quyền và nghĩa vụ dân sự cho công dân. Năng lực hành vi dân sự của mỗi công dân bắt buộc phải phụ thuộc vào độ tuổi, vào những khả năng điều khiển các hành vi và nhận thức của cá nhân đó. 

năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Năng lực pháp luật dân sự là gì?

Năng lực về pháp luật dân sự hay còn được gọi tắt là năng lực pháp luật của cá nhân đều được Nhà nước ghi nhận, bảo hộ, và đảm bảo bằng Hiến pháp và quy định trong các văn bản pháp luật. Trong những văn bản này nội dung của nó đều bảo vệ quyền và nghĩa vụ dân sự cho công dân. Trong đó năng lực về pháp luật và năng lực hành vi đều phải được phụ thuộc vào các điều kiện phát triển kinh tế, điều kiện chính trị và xã hội. Ngoài ra còn phục thuộc vào hình thái kinh tế – xã hội tại một thời điểm lịch sử nhất định.
Năng lực này của mỗi cá nhân sẽ không đồng nghĩa với các quyền tự do, các nghĩa vụ dân sự mang tính chủ quan của một cá nhân mà nó chính là tiền đề để cho mỗi công dân có các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu chủ thể dân sự không có được khả năng để hưởng các quyền thì cũng không thể có được các quyền dân sự cụ thể. Nói tóm lại, năng lực về pháp luật dân sự của mỗi công dân chính là khả năng của công dân ấy để có được quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự.

Xem thêm bài viết: Năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự là gì?

Năng lực hành vi dân sự bao gồm những khả năng được xác lập bằng hành vi, được thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự một cách cụ thể và còn là khả năng tự chịu trách nhiệm trước hành vi mình gây ra bằng tài sản hay cả hành vi hợp pháp và những hành vi bất hợp pháp.
Năng lực này của mỗi công dân bắt buộc phải phụ thuộc vào độ tuổi, vào những khả năng điều khiển các hành vi và nhận thức của cá nhân đó. Căn cứ vào điều này Pháp luật đã nêu rõ rằng: những người có năng lực các hành vi, có khả năng nhận thức đầy đủ thường là người thành niên. Những người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc phải các bệnh thần kinh không ổn định, không làm chủ nhận thức, điều khiển hành vi của mình thì được gọi là người mất năng lực. Người từ đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi là những người có năng lực hành vì dân sự một phần, người chưa đủ 6 tuổi là người không có năng lực. Những người có hành vi dân sự một phần, người bị hạn chế hay mất hoặc bị hạn chế hành vi dân sự, không điều khiển một khi muốn tham gia các giao dịch dân sự thì phải thông được thông qua người giám hộ và sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật quy định.

năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Nội dung

Năng lực pháp luật là : Quyền nhân thân, quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản. Quyền được sở hữu, quyền được nhận thừa kế và quyền phát sinh khác đối với tài sản mà mình sở hữu. Quyền được tham gia vào các mối quan hệ dân sự và các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự đó.

Năng lực hành vi là : Khả năng điều khiến hành vi và khả năng nhận thức được xác lập và được thực hiện đầy đủ các quyền dân sự và hoàn thành nghĩa vụ dân sự cụ thể, rõ ràng. Khả năng mỗi người đều phải tự chịu trách nhiệm hành vi mình gây ra bằng tài sản bao gồm cả những hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Thời điểm phát sinh

Thời điểm phát sinh năng lực về pháp luật được tính từ thời điểm khi cá nhân ấy được sinh ra

Thời điểm phát sinh năng lực hành vi là khi cá nhân ấy đạt đến độ tuổi nhất định và có khả năng thực hiện hành vi bình thường và trí tuệ phát triển bình thường ổn định. Cá nhân này phải điều khiển và làm chủ được các hành vi của mình và phải thực hiện đúng quyền và nghĩa của một cônh dân và phải tự chịu trách nhiệm về những hành mình gây ra.

Thời điểm chấm dứt

Năng lực về pháp luật chấm dứt khi người đó chết đi.

Năng lực hành vi chấm dứt khi có quyết định tuyên bố người đó bị mất khả năng điều khiển hành vi dân sự do Toà án quyết định

Đặc điểm

Năng lực pháp luật: có tính chất diễn ra liên tục, phải đúng theo quy chuẩn pháp luật đề ra. Mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đều có năng lực pháp luật như nhau
Năng lực hành vi: có thể bị hạn chế, không có năng lực hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Không phải cá nhân nào cũng có khả năng xác lập, cũng tuân thủ theo các quyền và nghĩa vụ dân sự mà pháp luật quy định

Hạn chế

Năng lực pháp luật bị hạn chế: một người bị hạn chế về năng lực pháp luật khi bị áp dụng các hình phạt hình sự bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như: tước quyền công dân, bị tạm giam, cấm đảm nhiệm những chức vụ, cấm không cho làm nghề hoặc những công việc nhất định; cấm rời khỏi nơi cấm cư trú, tước quyền công dân, tịch thu tài sản bất hợp pháp, tước danh hiệu quân nhân….

Năng lực hành vi có thể bị hạn chế: Khi người đó bị bệnh tâm thần, bị mất nhận thức, bị rối loạn tâm lý,…

Xem thêm các bài viết có nội dung liên quan tại: Hành pháp