Phân biệt và so sánh các loại gỗ công nghiệp
Nếu nói về thị trường gỗ công nghiệp chắc rất nhiều người e ngại, nhất là những người trung niên từ 40 trở lên. Đơn giản vì quan niệm của họ đã được ăn sâu và rất khó có thể thay đổi được. Từ khi còn nhỏ đến lớn thường nhìn thấy các loại gỗ tự nhiên trong nhà và cũng không đi nhiều nên không biết được trên thị trường vật liệu gỗ công nghiệp rộng lớn như thế nào. Vậy hôm nay trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ và phân tích với các bạn các loại gỗ công nghiệp trên thị trường để các bạn tiện có thể so sánh nhé.
Gỗ công nghiệp là gì?
Đây là một loại gỗ đã qua một giai đoạn xử lí của con người như nghiền, ép, tẩm sấy để cho ra một sản phẩm gỗ hoàn thiện. Để cho ra được sản phẩm đồ gỗ nội thất, tủ bếp, bàn ghế và giường thì cần phải qua một giai đoạn gia công tại xưởng sản xuất đồ gỗ để cho ra thành phẩm như các bạn đã sử dụng.
Các loại gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay bao gồm 2 loại chính:
- Gỗ công nghiệp MDF
- Gỗ Công nghiệp MFC
- Gỗ Công nghiệp Poly Wood
Các loại gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay.
- Gỗ công nghiệp MDF: Là loại vật liệu gỗ công nghiệp được nghiền nhỏ và ép vào tấm gỗ. Các hạt gỗ công nghiệp MDF được nghiền ép nhỏ giống như hạt cát và được trộn thêm các loại keo và hóa chất. Sau đó được ép thành tấm với nhiều độ giày khác nhau.
- Gỗ công nghiệp MFC: MFC cũng được nghiền ép giống như MDF nhưng thành phần của gỗ lại để dưới dạng hạt to, không mịn như gỗ MDF cho nên có khả năng chịu nén tốt hơn.
- Gỗ công nghiệp Poly Wood: Đây là loại gỗ mà được ghép từ rất nhiều các lớp gỗ khác nhau, đan xen chồng chéo nhau, xếp 90 độ theo từng lớp và ép thành tấm ván. Nếu các bạn ở những vùng cao sẽ thấy có nơi chuyên bóc rất nhiều các loại cây gỗ nhỏ thành từng miếng một. Và sau khi phơi khô lại chuyển sang trung quốc và gia công thành tấm và chuyển về Việt Nam. Trong 3 loại gỗ trên thì gỗ Poly Wood là loại gỗ có khả năng chịu nén tốt nhất và thường được sử dụng để làm sàn gác lửng, cầu thang….
Các loại gỗ MDF trong nội thất
Mặc dù với cùng tên gọi là gỗ MDF và MDF nhưng 2 dòng gỗ này cũng được phân loại thành 2 loại khác nhau. Và để hiểu và phân biệt được cũng không quá khó. Mình sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu và phân biệt những dòng sản phẩm này nhé.
Mục lục bài viết
Gỗ MDF lõi thường, cốt thường
Đây là dòng sản phẩm cốt đất hay còn gọi là lõi thường, đặc điểm của dòng này chính là không có khả năng chống ẩm, rất dễ hút ẩm. Cụ thể là nếu bạn làm dòng này cho tủ bếp thì chỉ cần bạn sơ ý làm đổ nước ra nền hoặc rò rỉ nước từ khi bếp thì chỉ sau 1-2 hôm gỗ sẽ nở ra nhìn rất xấu. Chính vì thế nếu các bạn làm tủ bếp chúng tôi khuyên các bạn nên sử dụng cốt chống ẩm hoặc cốt nhựa. Và nếu các bạn có làm cốt thường thì công ty Nhà đẹp cũng không làm vì chỉ bỏ thêm một chút tiền nhưng các bạn sẽ có sản phẩm tốt hơn và chúng tôi cũng không thể bảo hành được cho dòng sản phẩm này được. Làm sao chúng ta có thể chắc chắn được rằng khu bếp nhà mình luôn khô ráo và sạch sẽ, bạn có thể không sơ ý nhưng nếu nhà có trẻ con thì làm sao đảm bảo các cháu không đổ nước ra nhà được.
Đặc điểm nhận dạng của dòng gỗ này chính là cốt gỗ có màu nâu và dòng cốt xanh thì sẽ có màu xanh giống như hình dưới đây nhé.
MDF cốt xanh chống ẩm và cốt thường
Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Đây là dòng có thể chống được nước và hiện tại đang nổi bật nhất và được sử dụng nhiều nhất là dòng sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan hoặc của An Cường. Dòng sản phẩm An cường thì một phần nhập từ Singapore và sản xuất tại trong nước. Đặc điểm của những dòng này là khả năng chống chịu nước và không hút ẩm, nếu nhà bạn ở nhà mặt đất mà thường xuyên có mật độ ẩm cao thì chúng ta nên sử dụng dòng sản phẩm này. Còn nếu trong điều kiện tốt, nhà ở cao ráo, ở trên các tầng cao và sử dụng nhiều điều hòa thì có thể sử dụng trên 20 năm. Đây là con số thực tế mà chúng tôi đã thấy từ phía khách hàng, có những chiếc tủ đã có tuổi thọ trên 20 năm vẫn có thể sử dụng được nhé.
Các loại gỗ MFC sử dụng trong thi công nội thất
Như đã nói ở trên MFC có cấu tạo khác với MDF với các hạt thô to có khả năng chịu nén tốt vậy nên thường được dùng trong các mặt bàn, bàn làm việc và chi phí cũng sẽ rẻ hơn một chút so với dòng MDF. Tương tự như MDF thì MFC cũng được phân làm 2 loại chính là MDF chống ẩm và MFC cốt thường. Về cấu tạo thì như nhau nhưng về định tính, định lượng thì khác nhau. Tỉ trọng của MFC thấp hơn so với MDF vì cùng một thể tích thì lượng gỗ để ép MFC sẽ thấp hơn so với dòng MDF
MFC cốt xanh và MFC cốt thường
Dấu hiệu nhận biết chính là màu xanh, các bạn có thể thấy toàn bộ phần cốt của lõi xanh sẽ được pha lẫn giữa màu đất và màu xanh. Nếu đồ nội thất đã hoàn thiện chúng ta chỉ cần lấy khoan và khoan thử 1 lỗ hoặc cắt một cạnh bất kì các bạn sẽ thấy được phần cốt gỗ bên trong. Đây chính là dấu hiệu nhận biết của những dòng sản phẩm này.
Các loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các loại bề mặt để phủ lên gỗ công nghiệp. Cả 3 loại thành phần gỗ công nghiệp là MDF, MFC và PolyWood đều có thể phủ lên được. Tất nhiên chúng ta chỉ nói về các loại gỗ phổ biến chứ không nói về tất cả. Vì còn có khá nhiều các loại vật liệu mới trên thị trường mà chúng ta không biết.
- Bề mặt phủ Melamin
- Bề mặt phủ Laminate
- Bề mặt phủ gỗ venner
- Bề mặt phủ sơn bệt (sơn công nghiệp)
- Bề mặt phủ Acrylic
Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Melamin
Melamin là một bazơ hợp chất hữu cơ|hữu cơ]] ít tan trong nước có công thức hóa học là C₃H₆N₆, danh pháp theo IUPAC là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine. Về thuật ngữ, theo tiếng Đức từ Melamin xuất phát từ hai thuật ngữ hóa học kết hợp lại đó là Melam và Amin.
Melamin phủ lên gỗ được làm rất mỏng có vân hoặc không có vân và được ép chân không lên các bề mặt gỗ công nghiệp như giới thiệu ở trên. Và sau khi hoàn thiện thì các đồ nội thất sẽ không phải gia công thêm bước nào nữa và có thể sử dụng. Ưu điểm của bề mặt Melamin chính là khả năng chống chầy xước tốt, nhiều màu sắc, đa dạng về các loại vân gỗ. Một đơn vị sản xuất gỗ Melamin phải có tới hàng trăm các loại màu sắc và vân gỗ khác nhau.
Các loại màu gỗ Melamin hiện nay
Đây là bảng màu Melamin hiện nay Nhà đẹp đang sử dụng để lựa chọn cho khách. Tổng số màu trong bảng màu này là 102 màu các bạn có thể thoải mái có thể lựa chọn màu sắc cho gia đình mình.
Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Laminate
Nói cho đúng thì chúng được xếp vào loại vật liệu phủ bề mặt lên gỗ công nghiệp. Nhiều người vẫn hay gọi laminate là formica; chúng có tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Xét về cấu tạo của laminate thì chúng bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau; được liên kết bằng loại keo dán gỗ cao cấp. Loại keo thường sử dụng là keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất rất cao
Về cơ bản nhìn từ bên ngoài thì Melamin và Laminate rất giống nhau, chỉ khác nhau về độ dày mà thôi. Độ dày của Laminate thường là 1 ly và có khả năng chống chầy xước tốt hơn Melamin rất nhiều. Đơn giá của dòng Laminte cũng sẽ cao hơn Melamin
Laminate được sử dụng chủ đạo làm thân tủ và cánh tủ, mặc dù giá cao nhưng rất nhiều người có thể sử dụng.
Đơn giá của Laminte tùy thuộc vào xuất sứ, hiện tại trên thị trường có khá nhiều các nhà phân phối Laminate phổ biến như sau:
- Laminate An Cường
- Laminate HPL: HPL phân phối chủ yếu là Laminate và được nhập khẩu từ: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản
Bề mặt gỗ Laminate
Gỗ công nghiệp bề mặt phủ gỗ venner
Đây là một loại gỗ tự nhiên được lạng mỏng thành 1 ly và ép lên trên bề mặt của gỗ công nghiệp tạo thành 1 tấm gỗ hoàn thiện. Nếu khi sử dụng loại vật liệu gỗ Venner này thì chúng ta cần phải sơn để tạo màu sắc thì mới có thể hoàn thiện được. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại Venner cụ thể như sau:
- Gỗ Venner sồi
- Venner xoan đào
- Eco Venner của An Cường
Vật liệu gỗ Ecovenner
Gỗ công nghiệp bề mặt phủ sơn bệt
Đây là bề mặt dùng sơn nội thất để che khuyết điểm của gỗ, sơn này không giống như sơn mà các bạn thường sử dụng để sơn tường đâu nhé. Để hoàn thiện được 1 bề mặt gỗ cần khá nhiều công đoạn mới có thể hoàn thiện được. Các loại sơn bệt, sơn công nghiệp được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay.
- Sơn gỗ Đại Kiều
- Sơn gỗ S8
- Sơn gỗ G8
- Sơn gỗ Inchem
Để đạt được 1 lớp sơn hoàn thiện bề mặt gỗ chúng ta cần tới 5-6 công đoạn mới có thể hoàn thiện được bề mặt của gỗ. Các công đoạn gồm như sau:
- Bả: Bả gồm 2 lớp, sau khi bả chờ khô và cho máy rung để làm nhẵn bề mặt
- Sơn phủ: Sơn phủ gồm 2 -3 lớp tùy mỗi đơn vị, sau mỗi một lần đều phải chờ 1-2 tiếng thì bề mặt mới khô và có thể sử dụng được. Tốt nhất là để 12 tiếng thì bề mặt sẽ rắn chắc hơn.
- Lớp phủ PU bảo vệ: Đây là lớp cuối cùng để bảo vệ cho sơn không bị mất màu, không bị xuống màu ghi tiếp xúc với không khí bên ngoài
Cánh tủ sơn bệt, sơn gỗ công nghiệp S8
Gỗ công nghiệp bề mặt phủ Acrylic
Poly(methyl methacrylate), cũng có các tên gọi khác như thủy tinh hữu cơ, nhựa acrylic hoặc thủy tinh acrylic. Các tên thương mại của PMMA có thể kể đến như Plexiglas, Acrylite, Lucite và Perspex. Đây là loại vật liệu cao cấp và hiện đại nhất trên thị trường hiện nay. được rất nhiều các đơn vị lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên giá thành của các loại vật liệu này rất cao. Một tấm có giá từ 2-3 triệu, có tấm có giá tới 4 triệu/1 tấm. Vì thế giá thành hoàn thiện cũng rất cao. Nếu các bạn sử dụng chúng ta nên cân nhắc cho phù hợp nhé.
Tấm Acrylic
Như vậy là phần giới thiệu về công nghiệp đã được Nhà đẹp giới thiệu tới các bạn. Nếu các bạn cần tư vấn về gỗ hay các bạn cần đóng đồ gỗ nội thất các bạn cứ liên hệ với Nhà đẹp. Chúng tôi sẽ tư vấn và chia sẻ với các bạn.