Phân biệt về động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
Mạch máu gồm 3 loại là: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch có vai trò quan trọng trong hệ thống tuần hoàn máu. Vậy chúng có đặc điểm như thế nào và khác nhau như thế nào? Làm sao để phân biệt 3 loại mạch này?
Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch góp phần tạo nên hệ thống tuần hoàn khép kín. Động mạch đảm nhiệm vai trò mang máu đi từ trái tim, mao mạch giúp trao đổi nước và các chất trong máu, tĩnh mạch có nhiệm vụ mang mạch máu quay trở lại tim. Ngoài ra, động mạch, mao mạch và tĩnh mạch còn có cấu tạo, phân bố và ảnh hưởng tới các phần khác của cơ thể.
Dưới đây là những hiểu biết cơ bản về 3 loại mạch máu này:
Mục lục bài viết
1. Động mạch là gì?
– Cấu tạo của động mạch:
Ðộng mạch có chức năng đưa máu từ tim về mao mạch. Cấu tạo của động mạch gồm nhiều ống dẫn đàn hồi. Từ động mạch, các mạch máu được phân nhánh, cơ chế của động mạch là càng nhỏ thì có thiết diện càng lớn, nhưng vận tốc xa tim giảm đi.
Thành động mạch gồm 3 lớp: lớp trong là lớp tế bào nội mạc, lớp giữa chứa các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi và lớp ngoài là tổ chức liên kết với các sợ thần kinh. Quy luật vận chuyển của mạch máu tuân thủ theo luật huyết động học.
Động mạch có các trạng thái:
+ Quá trình co mạch: Diễn ra khi có kích thích, cơ trơn động mạch co thắt.
+ Quá trình giãn mạch: Diễn ra khi sự giãn ra của cơ trơn động mạch làm tăng đường kính bên trong thành mạch.
– Phân loại động mạch:
+ Động mạch đàn hồi (còn được gọi là động mạch dẫn) được chia thành động mạch phổi và động mạch chủ là những mạch máu có đường kính trên 2.5 cm, đảm nhiệm vai trò di chuyển máu về tim.
+ Động mạch cơ (còn được gọi là động mạch cỡ trung bình, hoặc động mạch phân phối) có vai trò di chuyển máu tới các cơ xương khớp và cơ quan nội tạng. Đọng mạch cơ bao gồm: động mạch cảnh ngoài ở cổ, động mạch cánh tay ở tay, động mạch đùi ở đùi…
+ Tiểu động mạch: Tiểu động mạch là những động mạch nhỏ hơn động mạch cơ, chỉ chứa các tế bào cơ trơn, không tạo thành lớp như động mạch lớn.
Hoạt động của động mạch cũng phụ thuộc vào các mạch máu. Khi có sự thay đổi áp suất, mạch máu sẽ giãn ra, tác động đến động mạch chủ để luân chuyển máu. Động mạch có khả năng đàn hồi, tuổi càng cao thì khả năng đàn hồi càng kém.
– Một số bệnh lý về động mạch:
+ Xơ vữa động mạch: Bệnh xảy ra khi lớp nội mô bị tổn thương, gây lắng đọng lipit trong lớp giữa. Đây là dạng bệnh lý phổ biến nhất của xơ cứng động mạch, thường xảy ra ở những người lớn tuổi, có thể dẫn tới khả năng nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao.
+ Chứng phình mạch: Tình trạng này hình thành khi huyết áp tăng cao đột ngột khiến động mạch không kịp đàn hồi, gây ra phình mạch. Chứng phình mạch ảnh hưởng chủ yếu đến động mạch ở não, dẫn tới bệnh đột quỵ, xuất huyết, tử vong. Những người mắc xơ cứng động mạch có thể biến chứng phình mạch bất cứ lúc nào.
2. Mao mạch là gì?
– Cấu tạo:
Mao mạch là mạch máu duy nhất có vách cho phép trao đổi giữa máu và dịch mô xung quanh. Đường kính mao mạch cũng nhỏ bằng tế bào hồng cầu đơn.
– Phân loại mao mạch:
+ Mao mạch liên tục: có tác dụng dẫn nước và chất hòa tan. Mao mạch liên tục có ở các tế bào, trừ biểu mô và sụn. Mao mạch liên tục cũng có khả năng ngăn chặn tế bào máu và protein huyết tương mất đi. Mao mạch liên tục tạo thành hệ thống bảo vệ máu – não.
+ Mao mạch có lỗ thủng (còn gọi là mao mạch cửa sổ): là những lỗ nội mô tạo điều kiện để khuếch tán qua lớp này. Các tế bào nội mô có khả năng bao phủ toàn bộ mặt trong của thành mạch. Mao mạch lỗ thủng đảm nhiệm vai trò trao đổi chất giữ nước, chuỗi axit amin, huyết tương hoặc dịch mô.
+ Mao mạch kiểu xoang: cấu tạo có lòng hẹp và không đều. Lượng máu di chuyển qua mao mạch này thường chậm, chủ yếu diễn ra ở gan, lá lách, tủy xương, tuyến yên, tuyến thượng thận.
– Cơ chế hoạt động của mao mạch:
Các tiểu động mạch phân nhánh thành các mao mạch, các mao mạch hoạt động dưới dạng mạng lưới. Phía đầu mao mạch có các cơ vòng tiền mao mạch, giúp kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch. Thành mao mạch có chứa tế bào nội mô, ngăn không cho phân tử lượng lớn đi qua, hầu hết chỉ có nước và chất điện giải đi qua được vùng mao mạch dễ dàng.
Lối vào của mỗi mao mạch được bảo vệ bằng cơ trơn, giúp thắt lại và thu hẹp mao mạch, ngăn chặn chảy máu, còn khi mao mạch nới ra sẽ giúp cho máu đi vào mao mạch rất nhanh.
Tuy nhiên, hoạt động của mao mạch cũng ảnh hưởng bởi tiểu động mạch và tĩnh mạch.
3. Tĩnh mạch là gì?
– Cấu tạo:
Tĩnh mạch được bắt nguồn từ mao mạch, từ cơ trơn của thành mao mạch được gọi là tiểu tĩnh mạch. Tĩnh mạch càng gần tim càng lớn. Động mạch thường có 2 tĩnh mạch.
Cấu tạo của tĩnh mạch bao gồm:
+ Lớp trong cùng vốn là lớp tế bào nội mạc, tạo thành nếp gấp bán nguyệt tạo thành van tĩnh mạch hướng về tim. Van tĩnh mạch này tạo thành các tĩnh mạch chi, nuôi dưỡng não và nội tạng.
+ Lớp giữa gồm những sợi liên kết và sợi cơ: Các sợi cơ này đan lẫn với sợi cơ liên kết.
+ Lớp ngoài mỏng gồm những sợi liên kết chun giãn.
Vì cấu tạo gồm 3 lớp nên tĩnh mạch có tính co giãn cao.
– Cơ chế hoạt động của tĩnh mạch:
Các tiểu tĩnh mạch thu máu từ hệ thống mao mạch, sau đó sẽ hoạt động co bóp hoặc nén tĩnh mạch để đưa máu tiến về tim. Hoạt động này chủ yếu xảy ra ở các chi, khi tĩnh mạch chứa nhiều van, nếp gấp bên trong tĩnh mạch sẽ điều khiển dòng chảy của máu. Chẳng hạn, khi bạn đang đứng, máu từ chân sẽ vượt qua lực kéo của trọng lực để di chuyển về tim, nhưng khi nằm, van tĩnh mạch sẽ khiến lượng máu ít đi.
– Một số bệnh về tĩnh mạch:
+ Suy giãn tĩnh mạch: Bệnh hình thành khi tĩnh mạch có các van bị tổn thương, duỗi ra hoặc sai lệch. Lượng máu ứ đọng trong tĩnh mạch không di chuyển được sẽ sưng to, biến dạng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây đau đớn. Bệnh chủ yếu xảy ra ở vùng đùi và chân.
+ Co thắt tĩnh mạch: Khi lượng máu có trong tĩnh mạch đột ngột tăng thể tích khiến động mạch và mao mạch bị tác động dẫn tới thể tích máu giảm đi đột ngột làm tĩnh mạch co lại.
+ Viêm tắc tĩnh mạch: Bệnh hình thành khi tĩnh mạch bị tổn thương trong thời gian dài, có thể dẫn tới hoại tử mạch máu.
4. Sự khác nhau giữa động mạch và tĩnh mạch
Theo cấu tạo, thành động mạch sẽ dày hơn tĩnh mạch. Động mạch cũng hoạt động dựa trên sự tác động của huyết áp làm các sợi chun trong thành động mạch giãn ra hoặc thắt chặt vùng thành mạch. Nếu như không co thắt ở lớp nội mô, các bếp gấp ở động mạch sẽ hình thành. Tĩnh mạch không có nếp gấp này, vì vậy rất dễ gây ra bệnh lý ở vùng tĩnh mạch.
Động mạch thường giữ dạng hình trụ, trong khi tĩnh mạch thường thu hẹp. Động mạch cũng có độ đàn hồi cao hơn, còn tĩnh mạch thì đàn hồi kém, vì vậy rất dễ bị biến dạng.
Tĩnh mạch cũng có chứa các van ngăn dòng chảy từ mao mạch, nhưng khi van này bị hỏng sẽ dẫn tới bệnh lý viêm mạch máu: viêm mao mạch dị ứng.
5. Phân biệt rõ về động mạch, mao mạch, tĩnh mạch
ĐỘNG MẠCH
MAO MẠCH
TĨNH MẠCH
Thành động mạch có cấu tạo 3 lớp: lớp mô liên kết, lớp cơ trơn và lớp biểu bì lòng trong hẹp
Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp giống động mạch trong lòng trong rộng và có van một chiều.
Thành mao mạch cấu tạo gồm một lớp tế bào biểu bì, lòng trong rất hẹp.
Chức năng vận chuyển máu từ tim vào các tế bào với vận tốc cao và áp lực lớn
Chức năng vận chuyển máu từ các tế bào tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
Chức năng trao đổi chất với các tế bào
Đối với những người có huyết áp tăng cao, tĩnh mạch thường giãn ra gấp 8 lần so với động mạch, do vậy tỉ lệ bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch hay viêm tắc tĩnh mạch cũng cao hơn.
Xem thêm tin liên quan
4 món ăn cực tốt cho người viêm tắc tĩnh mạch
Cà chua và bí quyết đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch