Phân biệt viễn thị và lão thị | Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản
Mục lục bài viết
PHÂN BIỆT VIỄN THỊ VÀ LÃO THỊ
03/10/2022
Nhiều người trong chúng ta không phân biệt được thế nào là viễn thị và lão thị, thậm chí còn lầm tưởng chúng cùng là một bệnh do có nhiều điểm tương đồng về triệu chứng. Vậy, viễn thị và lão thị có giống nhau không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản.
Mặc dù có một số đặc điểm giống nhau, tuy nhiên, sự thật thì viễn thị và lão thị là hai bệnh lý riêng biệt, gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau.
Viễn thị là bệnh lý như thế nào?
Viễn thị là tình trạng mắt có thể nhìn rõ những vật ở xa nhưng hình ảnh lại mờ nhòe khi nhìn ở cự ly gần. Đây là tật khúc xạ có thể di truyền trong gia đình.
Hình ảnh trên mắt người viễn thị
Nguyên nhân gây ra viễn thị là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác xảy ra với tỷ lệ ít hơn như lực khúc xạ yếu, giác mạc dẹt (độ cong của giác mạc nhỏ), sẹo giác mạc,…
Các triệu chứng của viễn thị có thể kể đến như khó khăn khi nhìn gần, đau đầu, mỏi mắt, mỏi điều tiết, cảm thấy chóng mặt sau một khoảng thời gian phải tập trung nhìn gần lâu, ví dụ như đọc sách.
Lão thị là bệnh lý như thế nào?
Lão thị là tình trạng suy giảm chức năng điều tiết để nhìn gần do quá trình lão hóa tự nhiên gây nên, thường xuất hiện ở độ tuổi 40 trở đi, đôi khi sớm hơn hoặc muộn hơn.
Nguyên nhân là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây nên, thể thủy tinh bên trong mắt dần xơ cứng, khả năng đàn hồi kém hơn và dần mất đi tính linh hoạt vốn có dẫn đến khả năng điều tiết của mắt giảm, làm mắt khó khăn khi nhìn gần.
Khi bị lão thị, người bệnh không thể nhìn rõ ở cự ly gần nên thường sẽ có xu hướng cầm điện thoại, sách báo ra xa để nhìn rõ hơn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần nhưng lại gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mỏi mắt khiến việc đọc sách báo hay làm các công việc ở cự ly gần trở nên không thoải mái và mệt mỏi hơn.
Phân biệt viễn thị và lão thị
Viễn thị và lão thị không phải là một như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy người mắc viễn thị và lão thị đều gặp khó khăn khi nhìn gần, nhưng trong khi viễn thị là một tật khúc xạ ở mắt gây nên bởisự sai lệch về khúc xạ ánh sáng do mất cân bằng về tỷ lệ giữa chiều dài nhãn cầu và thủy tinh thể, có thể mắc từ khi còn nhỏ, thì lão thị là một bệnh lý gây ra bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể (thường xảy ra ở người trên 40 tuổi). Thêm vào đó, người bị tật viễn thị luôn phải điều tiết mắt cho dù nhìn xa hay nhìn gần, trong khi bệnh nhân lão thị chỉ khi nhìn gần mới phải điều tiết mắt.
Điều trị viễn thị và lão thị
Bệnh nhân mắc viễn thị hay lão thị đều có thể cải thiện thị lực bằng cách đeo kính gọng hoặc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật để điều trị.
1. Sử dụng kính gọng/kính áp tròng:
-
Viễn thị: Đeo kính gọng/ kính áp tròng đúng số để điều chỉnh tật viễn thị là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ nhãn khoa tại cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được kiểm tra thị lực chính xác và tư vấn loại kính phù hợp, cải thiện thị lực tối đa.
-
Lão thị: Kính gọng là giải pháp phổ biến nhất đối với hầu hết bệnh nhân lão thị. Nếu lão thị là vấn đề thị lực duy nhất ở mắt (mắt không bị cận thị, viễn thị hay loạn thị), kính đọc sách có thể là tất cả những gì bệnh nhân lão thị cần đến. Kính đọc sách hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động đòi hỏi thị lực nhìn gần hay khi cần đọc sách báo, văn bản có cỡ chữ nhỏ. Trong trường hợp mắt có các vấn đề về thị lực khác như cận thị và loạn thị, thì khi bị lão thị bệnh nhân có thể cần sử dụng kính hai tròng, kính ba tròng hoặc kính đa tròng.
2. Phẫu thuật
- Viễn thị: Nếu như người bệnh không có nhu cầu đeo kính gọng/ áp tròng và mắt đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật thì có thể cân nhắc các
Nếu như người bệnh không có nhu cầu đeo kính gọng/ áp tròng và mắt đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật thì có thể cân nhắc các phương pháp điều trị tật viễn thị bằng một trong các phương pháp như SBK Lasik, Femtosecond Lasik, Phakic.
- Lão thị: Hiện nay có 2 công nghệ phẫu thuật được sử dụng để
Hiện nay có 2 công nghệ phẫu thuật được sử dụng để điều trị lão thị , giúp bệnh nhân loại bỏ sự phụ thuộc vào kính và có thể nhìn tốt ở mọi khoảng cách. Phương pháp đầu tiên là phẫu thuật đặt kính nội nhãn IPCL Presbyond, phương pháp thứ hai là phẫu thuật điều trị lão thị bằng công nghệ Laser LBV Presbyond.